Phiếu tự học ở nhà môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề: Dịch vụ

1. Giao thông vận tải.

1.1. Đường bộ.

- Ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa.

- Mạng lưới đường bộ đã phủ kín các vùng.

           * Các tuyến đường chính:

- Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh là 2 trục đường bộ xuyên quốc gia. Quốc lộ 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến ………………………., là tuyến đường xương sống đi qua các vùng kinh tế của cả nước. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của ………………………………..

- Các tuyến đường bộ xuyên Á được kết nối vào hệ thống đường bộ các nước trong khu vực.

docx 5 trang minhlee 15/03/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu tự học ở nhà môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề: Dịch vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxphieu_tu_hoc_o_nha_mon_dia_li_lop_12_chu_de_dich_vu.docx

Nội dung text: Phiếu tự học ở nhà môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề: Dịch vụ

  1. PHIẾU TỰ HỌC Ở NHÀ ĐỊA LÝ 12 CHỦ ĐỀ: DỊCH VỤ I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: 1. Giao thông vận tải. 1.1. Đường bộ. - Ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa. - Mạng lưới đường bộ đã phủ kín các vùng. * Các tuyến đường chính: - Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh là 2 trục đường bộ xuyên quốc gia. Quốc lộ 1 chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến ., là tuyến đường xương sống đi qua các vùng kinh tế của cả nước. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của - Các tuyến đường bộ xuyên Á được kết nối vào hệ thống đường bộ các nước trong khu vực. 1.2. Đường sắt. - Tổng chiều dài là 3.143 km. * Các tuyến đường chính: - Đường sắt Thống Nhất dài 1.726 km (Hà Nội đến- ) là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam. - Các tuyến khác: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên. - Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á cũng đang được xây dựng. 1.3. Đường sông. Tổng chiều dài là 11.000 km. * Các tuyến đường chính: tập trung trên một số hệ thống sông chính. - Hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình. - Hệ thống sông Mê Kông - sông Đồng Nai. - Một số sông lớn ở miền Trung. 1.4. Đường biển. - Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, nằm trên đường hàng hải quốc tế tạo thuận lợi phát triển - Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải. * Các tuyến đường chính: chủ yếu ven bờ theo hướng Bắc - Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - thành phố Hồ Chí Minh, dài 1.500 km. 1.5. Đường không. - Phát triển nhanh chóng và ngày càng hiện đại hóa.nguyên nhân: . - Cả nước có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế. Trong nước với 3 đầu mối chính: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và đã mở các đường bay quốc tế đến các nước. 1.6. Đường ống. Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành Chủ yếu là các tuyến từ nơi khai thác dầu, khí ngoài thềm lục địa phía Nam vào đất liền. 2. Thông tin liên lạc.
  2. - Các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị hàng đầu như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. - Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa quốc gia là lễ hội đền Hùng, Chùa Hương - Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch. 4.2. Tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu: * Tình hình phát triển: - Phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 đến nay nhờ - Từ năm 1991- 2005, doanh thu và số lượt khách du lịch tăng nhanh. * Sự phân hóa lãnh thổ: - Nước ta chia làm 3 vùng du lịch: . - Các trung tâm du lịch lớn: III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Quốc lộ 1 bắt đầu từ Lạng̣ Sơn và kết thúc ở A. Cần Thơ. B. TP Hồ Chí Minh. C. Kiên Giang. D. Cà Mau. Câu 2. Tuyến vận tải biển nội địa dài nhất của nước ta là A. Hải Phòng - Đà Nẵng B. Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. C. Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh. D. Hải Phòng - Vũng Tàu. Câu 3. Mạng lưới đường bộ nước ta A. chủ yếu chạy theo hướng Đông - Tây. B. đã phủ kín các vùng. C. chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam. D. các tuyến đường đã được hiện đại hóa. Câu 4. Đường quốc lộ 1 không đi qua thành phố nào sau đây? A. Cần Thơ. B. Việt Trì. C. Thanh Hoá. D. Biên Hoà. Câu 5. Loại vận tải nào sau đây có khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn nhất nước ta hiện nay? A. Đường bộ. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường biển. Câu 6. Đường sắt Thống Nhất chạy dài từ A. Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh. B. Lạng Sơn đến TP Hồ Chí Minh. C. Hà Nội đến Cà Mau. D. Lạng Sơn đến Cà Mau. Câu 7. Trong các loại hình vận tải, thì giao thông vận tải đường bộ ở nước ta A. có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. B. có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao nhất. C. chiếm ưu thế về khối lượng vận chuyển. D. phát triển không ổn định. Câu 8. Ngành Bưu chính muốn đạt trình độ hiện đại, cần phát triển theo hướng A. đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. B. giảm lao động thủ công. C. tăng cường hoạt động công ích. D. đẩy mạnh tin học hoá và tự động hoá. Câu 9. Hai trục đường bộ xuyên quốc gia của nước ta là A. quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. B. quốc lộ 1 và quốc lộ 14. C. quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất. D. quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh. Câu 10. Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông nước ta là A. đón đầu các thành tựu kỹ thuật hiện đại. B. có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. C. thiếu lao động có trình độ cao.
  3. Câu 24. Hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là A. lương thực, thực phẩm. B. nguyên, nhiên, vật liệu. C. máy móc thiết bị. D. hàng tiêu dùng. Câu 25. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là A. Tây Á và các nước ASEAN. B. châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. C. các nước ASEAN và châu Phi. D. các nước châu Phi và Bắc Mỹ. Câu 26. Cán cân xuất nhập khẩu là A. hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu. B. tổng số giữa xuất khẩu và nhập khẩu. C. tỷ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. D. tỷ lệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Câu 27. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm A. địa hình, di tích, khí hậu. B. địa hình, khí hậu, nguồn nước. C. lễ hội, khí hậu, nguồn nước. D. khí hậu, lễ hội, di tích. Câu 28. Trung tâm du lịch quốc gia gồm A. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP Hồ Chí Minh. C. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Câu 29. Trung tâm du lịch biển lớn nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Nha Trang. B. Phan Thiết. C. Quy Nhơn. D. Dung Quất. Câu 30. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là A. thủy sản. B. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. C. hàng nông, lâm sản. D. công nghiệp nặng và khoáng sản.