Nội dung ôn tập tại nhà môn Khối 2 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH B Phú Hưng

Câu 1. Câu chuyện xoay quanh những nhân vật nào?

a. Lan, Na, cô giáo.                  b. Lan, Mai, cô giáo.                              c. Lan, Mai, thầy giáo.

Câu 2. Chuyện gì xảy ra với Mai và Lan?

a. Chỉ Mai và Lan được cô giáo tặng bút mực.

b. Cả lớp được viết bút chì, chỉ Mai và Lan được viết bút mực.

c. Cả lớp được viết bút mực chỉ trừ Mai và Lan.

docx 11 trang minhlee 08/03/2023 3060
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập tại nhà môn Khối 2 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH B Phú Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_tai_nha_mon_khoi_2_trong_thoi_gian_nghi_dich.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập tại nhà môn Khối 2 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Trường TH B Phú Hưng

  1. Trường Tiểu học B Phú Hưng Lớp HAI E Họ và tên học sinh: . Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2020 TẬP ĐỌC (ÔN TẬP ) ĐỀ 5: Em hãy đọc bài: Chiếc bút mực và dựa vào nội dung câu hỏi em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Ở lớp 1A, học sinh bắt đầu được viết bút mực, chỉ còn Mai và Lan vẫn phải viết bút chì. 2. Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng cô chẳng nói gì. Mai buồn lắm. Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì. 3. Bỗng Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Cô giáo ngạc nhiên: - Em làm sao thế? Lan nói trong nước mắt: - Tối qua, anh trai em mượn bút, quên không bỏ vào cặp cho em. Lúc này, Mai cứ loay hoay mãi với cái hộp đựng bút. Em mở ra, đóng lại Cuối cùng, em lấy bút đưa cho Lan: - Bạn cầm lấy. Mình đang viết bút chì. 4. Lan rất ngạc nhiên. Còn cô giáo thì rất vui. Cô khen: - Mai ngoan lắm! Nhưng hôm nay cô cũng định cho em viết bút mực vì em viết khá rồi. Mai thấy tiếc nhưng rồi em nói: - Thôi cô ạ, cứ để bạn Lan viết trước. Cô giáo mỉm cười lấy trong cặp ra một chiếc bút mới tinh: - Cô cho em mượn, em thật đáng khen. (Phỏng theo Sva- rô / Khánh Nhu dịch) Câu 1. Câu chuyện xoay quanh những nhân vật nào? a. Lan, Na, cô giáo. b. Lan, Mai, cô giáo. c. Lan, Mai, thầy giáo. Câu 2. Chuyện gì xảy ra với Mai và Lan? a. Chỉ Mai và Lan được cô giáo tặng bút mực. b. Cả lớp được viết bút chì, chỉ Mai và Lan được viết bút mực. c. Cả lớp được viết bút mực chỉ trừ Mai và Lan. Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Lan? a. Bút của Lan hết mực mà Lan lại không biết bơm mực vào bút. b. Lan được viết bút mực nhưng anh trai mượn bút mực chưa trả nên Lan không có bút để viết. c. Anh trai đã làm hỏng bút nên Lan không có bút để viết Câu 4. Vì sao Mai cứ loay hoay mãi với cái hộp bút? a. Vì Mai chẳng có việc gì để làm. b. Vì Mai vẫn đang mong chờ cô cho mình viết bút mực. c. Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc Câu 5. Cuối cùng, Mai đã quyết định làm gì? a. Cho Lan luôn chiếc bút mực của mình. b. Lấy bút đưa cho Lan mượn. c. Xin cô cho mình được viết bút mực. Câu 6. Theo em, Mai là cô bé thế nào? . 1
  2. Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2020 TOÁN ÔN TẬP I/TRẮC NGHIỆM: Em hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Ngày 18 tháng 12 là thứ ba. Vậy thứ ba tuần sau là ngày mấy ? A. 11 tháng 12 B. 25 tháng 12 C. 10 tháng 12 D. 26 tháng 12 Câu 2: Em ăn bữa tối lúc 7 giờ. Lúc đó là mấy giờ trong ngày? A. 18 giờ B. 19giờ C. 20 giờ D. 21 giờ Câu 3: Thứ bảy tuần này là ngày 11 thì thứ bảy trước là ngày mấy? A. 4 B. 5 C.18 D. 19 Câu 4: 16kg + 2kg - 5kg = A.18 B. 23kg C.13 D. 13kg Câu 5: 100 kg – 76kg = kg . Số cần điền là: A. 34 B. 24 C. 42 D.44 Câu 6: 90kg – 25kg = . Số cần điền là: A.65 B.65kg C.75 D. 75kg Câu 7: Đồng hồ chỉ mấy giờ: A.12 giờ B.3 giờ C. 12 giờ 3 phút D. 3 giờ 12 phút Câu 8: Hàng ngày em thường đi ngủ vào lúc 9 giờ tối, hay giờ A. 19 giờ B.20 giờ C.21 giờ D. 22 giờ II/ TỰ LUẬN Bài 1: Mẹ mua 12m vải hoa và 20m vải trắng. Hỏi mẹ đã mua tất cả bao nhiêu mét vải hoa và vải trắng? Bài giải . . . Chính tả ÔN TẬP Bài 6: Ngôi trường mới ( Phụ huynh đọc cho các em nghe - viết ) Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế! Bài làm 3
  3. 3. Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười: - Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào? - Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ! Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: "Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!" 4. Bỗng một em gái đứng dậy tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói: - Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: "Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!" Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá! (Theo Quế Sơn) Dựa vào nội dung bài Mẩu giấy vụn khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Mẩu giấy vụn nằm ở đâu trong lớp học? a. Nằm ngay giữa lối ra vào b. Nằm ngay giữa hành lang c. Nằm ngay giữa dãy các bàn học Câu 2. Cô giáo đã yêu cầu cả lớp làm gì? a. Hãy lắng nghe lời cô giáo nói. b. Hãy xem ai là người sạch sẽ, gọn gàng nhất. c. Hãy lắng nghe lời mẩu giấy vụn nói gì. Câu 3. Bạn gái đã nghe thấy mẩu giấy vụn nói gì? a. “Hãy bỏ tôi vào sọt rác!” b. “Hãy cho tôi vào ngăn bàn” c. “Hãy nhặt tôi lên” Câu 4. Câu chuyện muốn khuyên em điều gì? TỰ NHIÊN XÃ HỘI ÔN TẬP I. Phần trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là đúng nhất: Câu 1: Hằng ngày, em nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt? a.Luyện tập thể dục, làm việc vừa sức b.Ăn uống đủ chất c.Cả hai ý trên Câu 2: Tại sao các em không nên xách vật nặng? a.Trách bị vẹo cột sống b.Không bị đau lung c.Cả hai ý trên Câu 3: Thức ăn vào miệng rồi được đưa xuống đâu? a.Thực quản, dạ dày, ruột non b.Miệng c.dạ dày Câu 4: Ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào đâu? a.Vào xương b.Vào máu c.Vào cơ Câu 5: Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kỹ ? a.Tránh bị nghẹn và hóc xương b.Thức ăn được nghiền nát tốt hơn c.Cả hai ý trên Câu 6: Vì sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no? a.Dễ bị đau dạ dày b.Cơ thể cần được nghỉ ngơi để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt c.Cả hai ý trên Câu 7: Em nên ăn, uống như thế nào để cơ thể khỏe mạnh? a.Ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh b.Ăn buổi sáng c.Ăn buổi trưa Câu 8: Trước khi và sau bữa ăn em nên làm gì? a.Rửa tay b.Xúc miệng, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch c.Xúc miệng Câu 9: Rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ sinh? a.Rửa dưới vòi nước và xà phòng b.Rửa bằng nước c.Rửa bằng thau nước 5
  4. Bài 3: Tổ Một có 6 bàn, mỗi bàn 2 học sinh ngồi. Hỏi tổ Một có tất cả bao nhiêu học sinh? Bài giải Luyện từ và câu ÔN TẬP I/ Trắc nghiệm: Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước những từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em ? a/ yêu thương b/ nhường nhịn c/ hiếu thảo d/ đoàn kết e/ phụng dưỡng g/ đùm bọc h/ hòa thuận i/ dũng cảm Câu 2 : Câu “ Khi bé đi học về, Cún quấn lấy, ve vẩy đuôi mừng rỡ.” thuộc kiểu câu nào đã học? A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gì? Câu 3 : Câu “Ông ngoại là người kể chuyện cổ tích cho em nghe.” Là mẫu câu: A. Ai thế nào? B. Ai là gì ? C. Ai làm gì ? Câu 4: Câu > là mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 5: Câu “ Màu lông của chú mèo tam thể tuyệt đẹp . ” được cấu tạo theo mẫu : A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gì? II/ Tự luân: Câu 1: Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? Để nói về mẹ em. Câu 2: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì chỉ về một loài vật? Câu 3 : Điền dấu chấm (.) hay dấu chấm hỏi (?) vào chỗ thích hợp: Tối nay, Hà có đi xem văn nghệ không Nếu bạn đi thì ghé qua nhà chở mình với nghe 7
  5. Tập làm văn Ôn tập Đề 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc một người thân của em. Gợi ý: a) Ông, bà ( hoặc người thân ) của em bao nhiêu tuổi? b) Ông ,bà ( hoặc người thân ) của em làm nghề gì ? c) Ông ,bà ( hoặc người thân ) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? d) Tình cảm của em đối với ông, bà ( hoặc người thân ) của em ra sao? Bài làm 9