Nội dung ghi bài môn Sinh học Lớp 12 - Tuần 24
Sự sống trên trái đất được phát sinh và phát triển qua 3 giai đoan: Tiến hóa hóa học à tiến hóa tiền sinh học à tiến hóa sinh học.
- Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ.
- Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các tế bào sơ khai (protobion) và sau đó hình thành nên những rế báo sống đầu tiên.
- Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ghi bài môn Sinh học Lớp 12 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
noi_dung_ghi_bai_mon_sinh_hoc_lop_12_tuan_24.doc
Nội dung text: Nội dung ghi bài môn Sinh học Lớp 12 - Tuần 24
- CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT BÀI 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG Sự sống trên trái đất được phát sinh và phát triển qua 3 giai đoan: Tiến hóa hóa học tiến hóa tiền sinh học tiến hóa sinh học. - Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ. - Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các tế bào sơ khai (protobion) và sau đó hình thành nên những rế báo sống đầu tiên. - Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. I. TIẾN HOÁ HOÁ HỌC: 1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ - Giả thuyết của Oparin và Handan (1920): Các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên như sấm, sét, tia tử ngoại, núi lửa, - Thí nghiệm chứng minh của Milơ và Urây (1953): Cho phóng điện liên tục 1 tuần qua hỗn hợp: hơi nước, CO2, CH4, NH3 trong bình thủy tinh 5l → thu được một số axit amin. 2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ - Thí nghiệm chứng minh của Fox và cs (1950): + Cho tia tử ngoại chiếu vào hỗn hợp: hơi nước, CH3, CO, NH3 → thu được 1 số axit amin. + Đun hỗn hợp các axit amin khô ở to = 150 – 1800C → thu được các mạch pôlipeptit ngắn gọi là prôtêin nhiệt. => Quá trình hình thành các đại phân tử khi Trái đất mới được hình thành: + Trong khí quyển nguyên thuỷ có: NH3, CH4, CO, NH3, C2N2, (xyanogen); chưa có O2, N2 tự do; nhờ các nguồn năng lượng như tia tử ngoại, núi lửa, tia chớp, . → tạo nên các đơn phân như: axit amin, nuclêôtit, đường đơn, axit béo. + Trong những điều kiên nhất định, các đơn phân → tạo thành các đại phân tử (axit nuclêic, prôtêin ) 3. Quá trình tạo nên khả năng tự nhân đôi và dịch mã: - Vật chất di truyền đầu tiên được hình thành là ARN mà không phải ADN vì: ARN có thể tự nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin) - Quá trình tiến hóa tạo nên các phân tử ARN và ADN: Các nuclêôtit kết hợp với nhau → nhiều phân tử ARN khác nhau → CLTN chọn lọc ra các phân tử ARN có khả năng nhân đôi tốt hơn, có hoạt tính enzim tốt hơn → Từ ARN tổng hợp nên ADN → ADN thay thế cho ARN trong việc lưu trữ, bảo quản thông tin di truyền (vì ADN có cấu trúc bền vững hơn, phiên mã chính xác hơn ARN) - Quá trình tiến hóa tạo nên khả năng nhân đôi và dịch mã các phân tử ARN và ADN: Các axit amin liên kết yếu với ARN → ARN như 1 khuôn mẫu để các axit amin bám vào và sau đó chúng liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit ngắn → các chuỗi pôlipeptit ngắn này xúc tác cho quá trình phiên mã và dịch mã → CLTN chọn lọc ra phức hợp các phân tử hữu cơ có thể phối hợp với nhau để tạo nên các cơ chế nhân đôi và dịch mã. II. TIẾN HOÁ TIỀN SINH HỌC - Các đại phân tử như lipit, prôtêin, các axit nuclêic, xuất hiện trong nước và tập trung với nhau → Lớp màng lipit hình thành bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt nhỏ li ti → Hình thành lớp màng. - CLTN tác động làm những giọt nhỏ tiến hóa thành các tế bào sơ khai. - Thí nghiệm chứng minh: + Cho lipit vào nước cùng một số các chất hữu cơ khác nhau → tạo ra các giọt lipôxôm có biểu hiện 1 số đặc tinh sơ khai của sự sống như phân đôi, trao đổi chất với môi trường. + Tạo thành các giọt côaxecva có biểu hiện 1 số đặc tinh sơ khai của sự sống từ các hạt keo.
- BÀI 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT I. Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới: 1. Khái niệm về hóa thạch: a. Khái niệm: Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước còn để lại trong các lớp đất đá. b. Các dạng hóa thạch: - Dạng bộ xương, dấu vết trên đá. - Dạng bảo quản nguyên vẹn. 2. Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới: - Là bằng chứng trực tiếp chứng minh lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống. - Là dẫn liệu để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất. II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất: 1. Hiện tượng trôi dạt lục địa: - Hiện tượng trôi dạt lục địa: là hiện tượng di chuyển của các lục địa do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. - Những biến đổi về kiến tạo của vỏ Trái Đất (như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa) gây ra: thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của vỏ Trái Đất những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài bùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống. 2. Sinh vật trong các đại địa chất: Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại trung sinh, và đại Tân sinh. ĐẠI KỈ Tuổi SINH VẬT ĐIỂN HÌNH ( Triệu năm cách đây) Thái cổ 3500 Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất Nguyên sinh 2500 -Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất. - Hóa thạch động vật cổ nhất. - Xuất hiện động vật không xương sống thấp ở biển. Tảo. Cổ sinh Cambri 542 -Phát sinh các ngành động vật. -Phân hóa tảo. Ocđôvic 488 -Phát sinh thực vật. -Tảo biển ngự tri. - Tuyệt duyệt nhiều sinh vật. Silua 444 Cây có mạch và động vật lên cạn Đêvôn 416 -Phân hóa cá xương. -Phát sinh luỡng cư, côn trùng. Cacbon(Than 360 -Duơng xỉ phát triển mạnh. đá) -Thực vật có hạt xuất hiện.