Nội dung ghi bài môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)

- Thành phần biệt lập: thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc
của câu.
Ví dụ: Chắc chắn, mọi người sẽ đến đúng giờ.
TPBL
- Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói
đối với sự việc được nói đến trong câu (thường biểu đạt bằng các từ: có lẽ, hình như,
có vẻ như, dường như, chắc, chắc chắn, …)
Ví dụ: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là trọng nhất.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
- Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí
(vui, buồn, mừng, giận…) của người nói (thường biểu đạt bằng các từ: ôi, chao ôi, ơi,
trời ơi,…). Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu
đặc biệt. 
pdf 2 trang minhlee 07/03/2023 8420
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ghi bài môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_tu_hoc_mon_ngu_van_lop_9_bai_cac_thanh_phan_biet_la.pdf
  • pdfBai_tap_cac_thanh_phan_biet_lap_390a61ecb8.pdf

Nội dung text: Nội dung ghi bài môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)

  1. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tt) Củng cố kiến thức Các thành phần biệt lập Thành phần tình thái Thành phần cảm thán - Thành phần biệt lập: thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Ví dụ: Chắc chắn, mọi người sẽ đến đúng giờ. TPBL - Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (thường biểu đạt bằng các từ: có lẽ, hình như, có vẻ như, dường như, chắc, chắc chắn, ) Ví dụ: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là trọng nhất. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới) - Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí (vui, buồn, mừng, giận ) của người nói (thường biểu đạt bằng các từ: ôi, chao ôi, ơi, trời ơi, ). Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. Ví dụ: Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) I. Thành phần gọi - đáp: Ví dụ: Đọc các đoạn trích (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) a. - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? Này: dùng để gọi tạo lập cuộc thoại (tạo lập quan hệ giao tiếp) b.– Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời: - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Thưa ông: dùng để đáp duy trì cuộc thoại (duy trì sự giao tiếp) Thành phần gọi – đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng từ ngữ dùng để gọi – đáp. II. Thành phần phụ chú: Ví duï: a/ Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Chú thích thêm cho đứa con gái đầu lòng