Nội dung dạy học môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề: Địa lí các vùng kinh tế (Tiếp theo) - Sở GD&ĐT An Giang

1. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

a. Nghề cá

- Tất cả các tỉnh đều giáp  biển.
- Biển có nhiều tôm cá và các hải sản khác.
- Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.

- Nhiều bãi tôm, cá, ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.
- Ngư dân có nhiều kinh ngiệm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

- Hoạt động chế biển thủy sản đa dạng và phong phú.

à Thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

à Sản xuất nước mắm. 

b. Du lịch biển

- Có nhiều bãi biển và hòn đảo đẹp, bãi tắm tốt: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né…Nha Trang là trung tâm du lịch nổi tiếng của nước ta.
- Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác đang phát triển.

c. Dịch vụ hàng hải

- Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.à Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. 

- Xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, đặc biệt vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

d. Khai thác khoáng sản và sản xuất muối

- Hiện đang khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh…
 

docx 8 trang minhlee 20/03/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung dạy học môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề: Địa lí các vùng kinh tế (Tiếp theo) - Sở GD&ĐT An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_day_hoc_mon_dia_li_lop_12_chu_de_dia_li_cac_vung_ki.docx

Nội dung text: Nội dung dạy học môn Địa lí Lớp 12 - Chủ đề: Địa lí các vùng kinh tế (Tiếp theo) - Sở GD&ĐT An Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH AN GIANG AN GIANG GIẢNG DẠY KIẾN THỨC HỌC KỲ 2 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 12 Chủ đề: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ (tiếp theo) IV. VÙNG KINH TẾ DH NAM TRUNG BỘ V. VÙNG KINH TẾ TÂY NGUYÊN VI. VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ VII. VÙNG KINH TẾ ĐB SÔNG CỬU LONG 1
  2. - Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong cả nước. - Các tuyến đường ngang: 19,24,25,26,27: nối Tây Nguyên với cảng biển nước sâu, giúp cho vùng mở cửa hơn nữa. - Hệ thống sân bay của vùng đã đươc khôi phục hiện đại như Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hoà V. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN 1. Phát triển cây công nghiệp lâu năm a. Điều kiện phát triển: - Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp + Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. + Có các cao nguyên xếp tầng đất đỏ ba dan + Thu hút được nhiều lao động, cơ sở chế biến được cải thiện b. Hiện trạng phát triển và phân bố: - Cà phê: diện tích 450 nghìn ha (4/5 diện tích cả nước). Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng chất lượng cao. - Chè: trồng nhiều trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng (diện tích lớn nhất cả nước), Gia Lai. - Cao su: có diện tích trồng lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ. Gia Lai, Đắk Lắk. - Hồ tiêu, điều. c. Giải pháp: - Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh. - Mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi. - Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lý tài nguyên. - Đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm và xuất khẩu. 2. Khai thác và chế biến lâm sản a. Hiện trạng: - Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước. - Nạn phá rừng ngày càng gia tăng. b. Hậu quả: - Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng gỗ. - Đe dọa môi trường sống của các loài động vật. - Hạ mức nước ngầm vào mùa khô. c. Biện pháp: khai tác hợp lí tài nguyên rừng. 3. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi 3
  3. * Kết quả - Công trình thủy lợi dầu Tiếng lớn nhất nước. - Dự án Phước hòa cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất 4. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển. * Biện pháp Phát triển tổng hợp: khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và giao thông vận tải. * Kết quả - Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí, - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển - Cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu - Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng VII. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu . Thế mạnh: - Đất : Có 3 nhóm gồm đất phù sa, đất phèn, đất mặn, các loại đất khác - Khí hậu: Cận xích đạo. - Sông ngòi: Chằng chịt - Sinh vật: Rừng tràm, rừng ngập mặn , cá và chim - Tài nguyên biển: nhiều bãi cá, tôm - Khoáng sản: Đá vôi, than bùn, b. Hạn chế: - Thiếu nước về mùa khô. - Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. - Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước - Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế 2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên. - Có nhiều ưu thế về tự nhiên. - Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách: + Cần có nước ngọt để tháo chua rửa mặn vào mùa khô. + Duy trì và bảo vệ rừng. + Chuyển dịch cơ cấu nhằm phá thế độc canh. + Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo. 5
  4. VII. Vấn đề sử dụng 1. Các thế mạnh và hạn chế của vùng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu 2. Sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên. Long BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thế mạnh lớn nhất về tài nguyên thiên nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. tài nguyên khoáng sản. B. tài nguyên thủy điện. C. tài nguyên đất. D. tài nguyên biển. Câu 2. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê số một của nước ta nhờ A. có khí hậu nhiệt đới với sự phân hoá đa dạng theo độ cao. B. có nhiều đất badan và khí hậu nhiệt đới cận xích đạo. C. có độ cao lớn, có khí hậu mát mẻ. D. có nhiều đồn điền cà phê từ thời Pháp để lại. Câu 3. Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về A. nông nghiệp và công nghiệp. B. nông nghiệp và lâm nghiệp. C. công nghiệp và lâm nghiệp. D. nông nghiệp và dịch vụ. Câu 4. Biện pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là A. tăng cường lực lượng lao động. 7