Nội dung chuẩn kiến thức ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Sở GD&ĐT An Giang

1. Gen, mã di truyền, cơ chế tự x 2 ADN

a. Mức độ biết, thông hiểu:

- Khái niệm về gen, cấu trúc chung của gen?

- Thế nào là mã di truyền, các đặc điểm của mã di truyền, số lượng mã di truyền, số lượng mã di truyền mã hóa aa, số lượng mã di truyền không mã hóa â, là những mã nào?

- Quá trình tự nhân đội AND: + Diễn ra ở đâu trong TB?

+ Các loại enzim tham gia, chức năng của từng loại enzim là gì?

+  Cơ chế tự nhân đôi?

+ Quá trình tự x 2 diễn ra theo nguyên tắc nào?

+ Kết quả?

+ Ý nghĩa?

b. Mức độ vận dụng – vận dụng cao

- Cấu trúc không phân mảnh của gen ở sinh vật nhân sơ, phân mảnh của gen ở sinh vật nhân thực có ý nghĩa gì?

- Tại sao mã di truyền là mã bộ 3?

- Các mã di truyền cùng mã hóa cho 1 loại axitamin (mã thái hóa) có đặc điểm gì (thường gần giống nhau, chỉ khác nhau ở nu thứ 3) ?

- Quá trình tự nhân đôi cần các nu tự do loại nào? tại sao?

- Tai sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?

- Quá trình tự x2 của virus diễn ra theo nguyên tắc nào?

- Đặc điểm khác biệt giữ nhân đội AND ở Sv nhân sơ và sinh vật nhân thực là gì?

- Giải được các bài tập liên quan đến cấu trúc của AND – gen, chủ yếu là các bài tập liên quan đến các công thức tính:

+ Chiều dài, khối lượng

+ Số liên kết hiđro

+ Tổng số nu, số nu từng loại môi trường, nội bài cc

+ Số liên kết photphođieste (lk cộng hóa trị), chú ý:

- Ở phân tử ADN mạch kép, thẳng

- Ở phân tử AND mạch kép, vòng.

doc 98 trang minhlee 21/03/2023 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung chuẩn kiến thức ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Sở GD&ĐT An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docnoi_dung_chuan_kien_thuc_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_s.doc

Nội dung text: Nội dung chuẩn kiến thức ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Sở GD&ĐT An Giang

  1. B. Thêm một cặp nuclêôtit C. Mất một cặp nuclêôtit D. Chuyển một đoạn nhiễm sắc thể Câu 40: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là: A. A = 0,2 ; a = 0,8 B. A = 0,3 ; a = 0,7 C. A = 0,4 ; a = 0,6 D. A = 0,8 ; a = 0,2 ĐỀ THI THỬ SỐ 4 KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN: SINH HỌC Câu 1: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để A. nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp B. dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền D. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn. Câu 2: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. B. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã. C. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã D. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã. Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G= 2/3. Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là: A. A = T = 900; G = X = 599. B. A = T = 599; G = X = 900. C. A = T = 600; G = X = 900. D. A = T = 600; G = X = 899. Câu 4: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là A. tARN. B. ADN. C. rARN. D. mARN. Câu 5: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là A. restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ligaza. D. ADN pôlimeraza. Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? A. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn. Câu 7: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng? A. AaBb × Aabb. B. AaBb × AAbb. C. AaBb × aaBb. D. AaBb × AaBb. 89
  2. mới, tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trên trong quần thể người là A. 27. B. 18. C. 9. D. 16. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ? A. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. C. Tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm. D. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Câu 20: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 21: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật? A. Phân bố ngẫu nhiên. B. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng C. Phân bố đều (đồng đều). D. Phân bố theo nhóm. Câu 22: Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách li tập tính. B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí. Câu 23: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là A. 116. B. 18. C. 12. D. 716. Câu 24: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3' AAAXAATGGGGA 5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là A. 5' TTTGTTAXXXXT 3'. B. 5' GTTGAAAXXXXT 3'. C. 5' AAAGTTAXXGGT 3'. D. 5' GGXXAATGGGGA 3'. Câu 25: Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. hợp tác. D. kí sinh - vật chủ. Câu 26: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên là A. đột biến nhiễm sắc thể. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. thường biến. 91
  3. Câu 37: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về A. sinh học phân tử. B. phôi sinh học. C. giải phẫu so sánh. D. địa lí sinh vật học. Câu 38: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở A. động vật. B. thực vật. C. nấm. D. vi khuẩn. Câu 39: Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một uần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng A. phương pháp lai xa và đa bội hóa. B. công nghệ tế bào. C. phương pháp gây đột biến. D. công nghệ gen. Câu 40: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Cây ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Diều hâu. B. Cây ngô → Nhái → Sâu ăn lá ngô → Rắn hổ mang → Diều hâu. C. Cây ngô → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Diều hâu. D. Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. ĐỀ THI THỬ SỐ 5 KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN: SINH HỌC Câu 1: Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được thông tin nào sau đây? A. Năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng. B. Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. Câu 2: Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác? A. Ánh sáng. B. Không khí. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là A. 1500. B. 2100. C. 1200. D. 1800. Câu 4: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 - 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biến động theo chu kì A. tuần trăng. B. nhiều năm. C. ngày đêm. D. mùa. Câu 5: Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ A. nhân bản vô tính. B. công nghệ gen. C. dung hợp tế bào trần. D. gây đột biến nhân tạo. Câu 6: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là A. 5'UXG3'. B. 5'GXU3'. C. 5'XGU3'. D. 5'GXT3'. 93
  4. A. Tạo biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa. B. Làm cho tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể bị thay đổi qua các thế hệ. C. Lựa chọn kiểu hình khác giới thích hợp với mình. D. Làm thay đổi tần số của các alen qua các thế hệ. Câu 46: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: A.(1) và (3) B.(1) và (2) C. (3) và (4) D.(2) và (4) Câu 14: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ? A. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính. B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. D. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen. Câu 15: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị được sử dụng trong việc A. tạo ra các dòng tế bào đơn bội, các dòng tế bào này có các kiểu gen khác nhau. B. tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu. C. tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen giống nhau từ một số giống ban đầu. D. tạo ra các đột biến ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành thể khảm. Câu 16: Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người: I II III IV Nữ bị bệnh Nam bị bệnh Nữ bình thường Nam bình thường Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ? A. Bệnh do gen trội nằm trên NSTS X (không có alen tương ứng trên NSTS Y) qui định. B. Bệnh do gen lặn nằm trên NSTS X (không có alen tương ứng trên NSTS Y) qui định. C. Bệnh do gen lặn nằm trên NSTA qui định. D. Bệnh do gen trội nằm trên NSTA qui định Câu 17. Đối với y học, di truyền học có vai trò A. tìm hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị một phần cho một số bệnh, tật di truyền bẩm sinh trên người B. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân chẩn đoán và dự phòng cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh trên người C. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và chẩn đoán cho một số bệnh di truyền và một số bệnh tất bẩm sinh trên người D. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế của một số bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến Câu 18: Cho các thành tựu sau: 95
  5. 1 A. 6 1 B. 8 1 C. 3 D. 1 4 Câu 23: Tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh A. năng lượng mặt trời và gió. B. sinh vật C. Đất. D. khoáng sản. Câu 24: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là A. sinh vật tiêu thụ cấp II. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật tiêu thụ cấp I. Câu 25: Một đứa trẻ sinh ra được xác định bị hội chứng Đao. Phát biểu nào sau đây chắc chắn là đúng? A. Bố đã bị đột biến trong quá trình tạo giao tử. B. Đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân của mẹ. C. Tế bào sinh dưỡng của đứa trẻ nói trên có chứa 47 nhiễm sắc thể. D. Đứa trẻ nói trên là thể dị bội một nhiễm. Câu 26: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là A. pôlinuclêôtit. B. pôlinuclêôxôm. C. pôliribôxôm. D. Pôlipeptit Câu 27: Ở người, yếu tố có thể được xem là một nguyên nhân góp phần làm tăng xuất hiện bệnh di truyền ở trẻ được sinh ra là A. trứng chậm thụ tinh sau khi rụng. B. người mẹ sinh con ở tuổi cao (ngoài 35 tuổi). C. trẻ suy dinh dưỡng sau khi sinh. D. nhiễm vi sinh vật. Câu 28: Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ AAATTGAGX 5’ Trình tự các ribônuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là A. 5’ TTTAAXTGG 5’. B. 5’ UUUAAXUXG 3’. C. 3’ AAAUUGAGX 3’. D. 5’ TTTAAXTXG 3’. Câu 29: Trong các quá trình tự nhân đôi, enzim ADN - pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN: A. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’. B. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’. C. Di chuyển 1 cách ngẫu nhiên. D. từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia. Câu 30: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc? A. 3' AGU 5'. B. 3' UAG 5'. C. 3' UGA 5'. D. 5' AUG 3'. Câu 31: Cấu trúc của ôperôn bao gồm những thành phần nào? A. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành. B. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động. C. Gen điều hoà, vùng khởi động, vùng vận hành. D. Vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành. Câu 32: Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, trong hai mạch ADN mới được tổng hợp thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia được tổng hợp thành từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do: A. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ đến 5’. B. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN. 97