Lý thuyết và bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

I. Tính chất của phi kim
- Đơn chất là chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
- Đơn chất có 2 loại là: kim loại và phi kim.
1. Tính chất vật lý của phi kim
- Ở dạng tự do và điều kiện thường phi kim tồn tại cả 3 trạng thái: rắn,
lỏng, khí.
Ví dụ: trạng thái rắn: cacbon; trạng thái lỏng: brom; trạng thái khí: oxi.
- Phi kim thường không có ánh kim, không dẫn nhiệt, không dẫn điện (
nếu có thì rất kém )… 
pdf 12 trang minhlee 10/03/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfly_thuyet_va_bai_tap_chuong_iii_mon_hoa_hoc_lop_9_truong_thc.pdf

Nội dung text: Lý thuyết và bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. ÔN LUYỆN CHƯƠNG 3 PHI KIM – SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HỒN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. TÓM TẮT KIẾN THỨC I. Tính chất của phi kim - Đơn chất là chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. - Đơn chất có 2 loại là: kim loại và phi kim. 1. Tính chất vật lý của phi kim - Ở dạng tự do và điều kiện thường phi kim tồn tại cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. Ví dụ: trạng thái rắn: cacbon; trạng thái lỏng: brom; trạng thái khí: oxi. - Phi kim thường không có ánh kim, không dẫn nhiệt, không dẫn điện ( nếu có thì rất kém ) 2. Tính chất hóa học của kim loại 2.1. Tác dụng với kim loại - Tác dụng với kim loại tạo thành muối. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (sắt (III) clorua) Fe + S FeS - Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit. 3Fe + 2O2 Fe3O4 2.2. Phi kim tác dụng với hidro to 2H2 + O2 2H2O H2 + Cl2 2HCl H2 + S H2S 2.3. Phi kim loại tác dụng với oxi Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo ra oxit. C + O2 CO2 S + O2 SO2 Chú ý: - Trong các phi kim flo hoạt động mạnh nhất, sau đó là oxi và clo. - S, P, C, Si là những phi kim họat động yếu hơn. III. Những phi kim quan trọng 1. Clo Cl (M = 35,5) - Kí hiệu hóa học: Cl - Nguyên tử khối: 35,5 2
  2. 2. Cacbon - Kí hiệu hóa học: C - Nguyên tử khối: 12 - Tên gọi: Cacbon a) Tính chất vật lý Cacbon có 3 dạng thù hình là: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình. Cacbon vô định hình có tính hấp phụ cao. b) Tính chất hóa học Cacbon vô định hình là một phi kim hoạt động yếu - Tác dụng với kim loại phản ứng rất khó khăn. 2C + Ca CaC2 - Tác dụng với hidro phản ứng rất khó khăn 5000C C + 2H2 CH4 Ni - Cháy trong oxi và tỏa nhiệt. C + O2 CO2 - Tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử, ở nhiệt độ cao cacbon khử nhiều oxit kim loại thành kim loại tự do. t0 3C + Fe2O3 3CO + 2Fe c) Ứùng dụng - Kim cương làm đồ trang sức, dao cắt kiếng - Than chì: làm điện cực, ruột bút chì - Than vô định hình: nhiên liệu, chất hấp phụ 3. Silic Si (M = 28) Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trên trái đất (sau oxi) thường gặp silic ở trạng thái hợp chất như cát (SiO2), các silicat tự nhiên như đất sét - Tính chất vật lý: silic là chất rắn, khó nóng chảy, dẫn điện kém. - Tính chất hóa học: silic hoạt động yếu + Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao. Si + O2 SiO2 - Ứng dụng: trong công nghiệp gốm, sứ, xi măng, thủy tinh IV Các oxit của cacbon 1. Cacbon oxit - Kí hiệu hóa học: CO - Phân tử khối: 28 - Tên gọi: cacbon oxit a) Tính chất vật lý 4
  3. H2CO3 CO2 + H2O 2. Muối cacbonat: có 2 loại muối: muối cacbonat axit và muối cacbonat trung hòa. - Muối cacbonat trung hòa được gọi là muối cacbonat Ví dụ: Na2CO3, CaCO3 - Muối cacbonat axit được gọi là muối hidrocacbonat Ví dụ: NaHCO3, KHCO3 a) Tính chất vật lý Các muối cacbonat tan gồm: K2CO3, Na2CO3 các muối cacbon oxit. Các muối cacbonat của kim loại hóa trị II không tan. b) Tính chất hóa học: muối cacbonat là một muối vô cơ. - Tác dụng với axit tạo thành CO2, nước và muối mới Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O - Tác dụng với bazơ tạo thành bazơ mới và muối cacbonat mới không tan. Na2CO3 + Ca(OH)2 2NaOH + CaCO3khôngtan - Tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới, điều kiện phải tạo ra muối kết tủa. Na2CO3 + Ca(NO3)2 2NaNO3 + CaCO3khôngtan - Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao. t0 CaCO3 CO2 + CaO c) Ứng dụng: dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng VI. Silic đioxit SiO2 là oxit axit không tan trong nước. - Không tác dụng với nước. - Tác dụng với oxit bazơ tan tạo thành muối silicat. Na2O + SiO2 Na2SiO3 - Tác dụng với kiềm tạo thành muối silicat. 2NaOH + SiO2 Na2SiO3 + H2O VII. Sơ lược về bảng tuần hồn các nguyên tố hóa học 1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hòan Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hòan, sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của số điện tích hạt nhân. 2. Cấu tạo bảng tuần hồn Bảng tuần hồn biểu diễn sự tương quan giữa các nguyên tố hóa học theo số điện tích hạt nhân, gồm 2 dạng chính: - Bảng ngắn gồm 8 cột. - Bảng dài gồm 16 cột. Sau đây chỉ quan tân đến bảng dài gồm 16 cột. a) Ô nguyên tố Bảng tuần hồn có khoảng 110 ô, mỗi ô xếp một nguyên tố. 6
  4. đầu chu kì nên có tính kim loại mạnh. - Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố. + Nguyên tố B, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngồi cùng. + Từ đó ta biết nguyên tố A ỡ chu kì IV, nhóm 1. Nguyên tố B là kali (K) B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tính chất vật lý của phi kim: a) Dẫn điện tốt b) Dẫn nhiệt tốt c) Dẫn nhiệt, dẫn điện kém d) Chỉ tồn tại ở trạng thái khí Câu 2: Tính chất hóa học của phi kim: a) Tác dụng với nước, oxi b) Tác dụng với hidro, kim loại, oxi c) Tác dụng với kim loại, bazơ d) Tác dụng với bazơ, oxit bazơ Câu 3: Chọn câu đúng a) Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit. b) Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ. c) Kim loại dẫn điện, phi kim không dẫn điện (trừ than chì và silic) d) Tất cả đều đúng Câu 4: Tính chất của khí clo: a) Tác dụng với kim loại b) Có tính tẩy màu trong không khí ẩm c) Tác dụng với nước, dung dịch kiềm d) Tất cả đều đúng Câu 5: Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm thường có lẫn tạp chất là hơi nước và axit clohidric. Có thể thu được clo tinh khiết bằng cách dẫn hỗn hợp qua: a) Nước, dung dịch xút b) Dung dịch xút, H2SO4 đậm đặc c) Nước vôi, dung dịch axit d) Bazơ, oxit bazơ Câu 6: Khi kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với khí clo sẽ tạo ra muối clorua của kim loại có hóa trị: a) Thấp nhất b) Tùy trường hợp c) Cao nhất d) Tất cả đều sai Câu 7: Để loại khí clo có lẫn trong không khí, có thể dùng chất sau: a) Nước b) Dung dịch H2SO4 c) Dung dịch NaOH d) Dung dịch NaCl Câu 8: Nước clo là: a) Hỗn hợp gồm các chất: Cl2 và HCl, HClO b) Hợp chất của: Cl2 và nước, HCl, HClO c) Hỗn hợp gồm các chất: Cl2 nước, HCl, HClO d) Hỗn hợp gồm các chất: nước, HCl, HClO Câu 9: Dạng thù hình của nguyên tố là: 8
  5. Câu 18: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh: a) HNO3 b) H2SO4 đậm đặc c) HF d) HCl Câu 19: Khi dẫn hỗn hợp khí gồm: Cl2,CO2 , HCl, C2H4 qua dung dịch nước vôi trong dư. Khí thốt ra khỏi bình là: a) Cl2 b) C2H4 c) CO2 , HCl d) HCl, C2H4. Câu 20: Hỗn hợp gồm các khí: CO, CO2, SO3 có thể nhận biết sự hiện diện các chất khí bằng cách: a) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2 b) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2, sau đó qua dung dịch nước vôi trong. c) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong. d) Tất cả đều đúng. C. BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO Bài tập 1 Điều chế HCl, Cl2 từ 4 chất sau: KCl, H2O, MnO2, H2SO4 đặc. Bài tập 2 Nung 10,23 gam hỗn hợp hai oxit là CuO và PbO với cacbon dư. Tồn bộ lượng khí CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Phản ứng xong thu được 5,5 gam kết tủa. Tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp. Bài tập 3 Sục 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào X lít khí NaOH 0,2M. Tìm X và nồng độ mol của muối tạo thành trong hai trường hợp: a/ Tạo muối trung hòa. b/ Tạo muối axit. c/ Nếu tạo cả hai muối thì thể tích NaOH nằm trong khoảng bao nhiêu? Bài tập 4 Cho A gam hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với Clo (đun nóng), thu được 18,9375 gam hỗn hợp sản phẩm. Hòa tan sản phẩm vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 12,925 gam kết tủa. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài tập 5 Nêu cách nhận biết từng chất khí trong hỗn hợp gồm các khí: CO2, SO2, C2H4, CH4. Bài tập 6 Hãy xác định công thức hóa học của muối natri cacbonat ngậm nước biết rằng khi nung 3,1 gam tinh thể này đến khối lượng không đổi, được chất rắn có khối lượng là 2,65 gam. Bài tập 7 10
  6. Bài tập 16 Có những chất sau: Cu, CuO, Mg, MgCO3. a/ Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch axit sunfuaric lỗng sinh ra: – Chất khí nhẹ hơn không khí – Chất khí nặng hơn không khí b/ Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch axit sunfuarit đặc sinh ra chất khí là nguyên nhân gây mưa axít. c/ Dung dịch H2SO4 lỗng có thể phân biệt được CuO và MgO được không? Bài tập 17 Nêu hiện tượng và giải thích cho các thí nghiệm sau: a/ Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(HCO3)2. b/ Sục khí CO2 vào nước có nhuộm qùiø tím, sau đó đun nhẹ. (Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM năm 2003 – 2004). Bài tập 18 Tìm công thức thủy tinh sau (viết dưới dạng oxit): a/ Loại thủy tinh có thành phần: 75% SiO2, 12% CaO, 13% Na2O. b/ Loại thủy tinh chịu nhiệt có thành phần: 18,43% K2O, 10,89% CaO và 70,56% SiO2. Bài tập 19 Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng. Bài tập 20 Cho 10,8g kim loại hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng. Bài tập 21 Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hồn tồn với 1,12 lit khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Bài tập 22 Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5kg than chứa 90% cacbon, biết 1mol cacbon cháy tỏa ra 394kJ. Bài tập 23 Viết phương trình hóa học của CO2 với dung dịch NaOH, trong các trường hợp: a) Tỉ lệ số mol CO2 và NaOH là 1:1 b) Tỉ lệ số mol CO2 và NaOH là 1:2 c) Tỉ lệ số mol CO2 và NaOH là 2:3 12