Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 34, Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh Tiểu học - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 34, Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh Tiểu học - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_tuan_34_chu_de_nhanh_mo.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 34, Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh Tiểu học - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy
- CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Tuần 34. Thực hiện từ 09/05 đến 13/05/2022 Thứ hai, ngày 09 tháng 5 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Quả bóng, khối cầu I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: Quả bóng, khối cầu. 2. Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Quả bóng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Giáo dục trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Quả bóng, khối cầu. * Làm quen từ: Quả bóng. - Trẻ trả lời. - Cô có gì đây? - Quả bóng dùng để làm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: Khối cầu. - Trẻ trả lời. - Còn đây là gì? - Khối cầu có đặc điểm gì? - Trẻ phát âm. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Hôm nay chúng mình làm quen với từ gì? (5t) - Trẻ trả lời. => Cô khái quát lại các từ 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ hát. - Cho trẻ hát bài “Trời nắng, trời mưa” và chuyển hoạt động . B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) VĐ: Ném túi cát vào rổ TC: Chạy tiếp cờ I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
- 1. Kiến thức. – Trẻ nhớ tên vận động, biết ném túi cát vào rổ. Biết chơi trò chơi phát triển thể lực cho trẻ. 2. Kỹ năng: Có kỹ năng ném và biết phối hợp tay mắt khi ném. - Kĩ năng năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, mạnh dạn tự tin khi tập luyện. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ tích cực tập luyện thể dục, ăn uống đủ chất để cho cơ thể được khỏe mạnh. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Phấn, lá cờ, túi cát, rổ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ khởi động - Trẻ khởi động cùng cô. - Trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu ði: Ði thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. Về - Trẻ về đội hình 2 hàng ngang. đội hình 2 hàng ngang. 2. Hoạt động 2: Trọng động. * Trẻ tập bài tập phát triển chung. - Trẻ tập bài tập phát triển chung. - Tay: Đưa 2 tay lên cao sang 2 bên( 4lx8n) - Chân: Một chân làm trụ đứng giơ một chân lên trước. ( 3lx8n) - Bụng: Quay người sang 2 bên tay chống hông( 3lx8n) *Vận động cơ bản: Ném túi cát vào rổ - Bật: Bật tiến về trước ( 3lx8n) - Cho một trẻ lên thực hiện. - Cô tập lần 2: Phân tích. Ở TTCB: Đứng - Một trẻ lên thực hiện trước vạch chuẩn bị, đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh thì đưa túi cát ra ngang tầm mắt, nhằm đích (rổ) và ném - Trẻ lắng nghe và quan sát cô. vào rổ. Thực hiện xong về cuối hàng đứng. - Cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu. - Cho 2 trẻ khá lên thực hiện. - Cho trẻ thực hiện vận động - Cho 2 tổ thực hiện lần lượt - Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ. *. Trò chơi: Chạy tiếp cờ. - Cô nói tên trò chơi, hỏi trẻ cách chơi. - Trẻ nói cách chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Trẻ chơi. - Cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi.
- 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân. - Đi nhẹ nhàng 1 vòng sân. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi: Chuyền bóng. Chơi tự do với ĐCNT I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức. Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi. 2. Kĩ năng. Trẻ có kĩ năng quan sát, phối kết hợp tay mắt để chơi trò chơi. 3. Giáo dục: Trẻ chơi đoàn kết, hợp tác với bạn. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Bóng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi: Chuyền bóng. - Cô giới thiệu trò chơi. - Trẻ nhắc lại cách chơi. + Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội - Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. đứng chân rộng bằng vai, 2 trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay. Khi có hiệu lệnh “Chuyền bóng qua đầu, trẻ chuyền bóng qua đầu cho bạn ở phía sau. Bạn sau đón bóng và chuyền tiếp, Cứ như vậy cho đến hết hàng. Ở lần chơi sau có thể cho trẻ chuyền bóng qua chân, sang phải hoặc sang trái. + Luật chơi: Phải chuyền bóng bằng 2 tay. Đội nào xong trước không làm rơi bóng là thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô bao quát trẻ - Động viên khuyến khích trẻ chơi 2. Hoạt động 2. Chơi tự do. - Cô tổ chức cho trẻ chơi tự do với - Trẻ chơi tự do. ĐCNT - Cô bao quát trẻ chơi. - Trẻ rửa tay chân rồi vào lớp. - Kết thúc: cho trẻ vệ sinh rồi vào lớp. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 27/27 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ.
- 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ khi đến lớp, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ thực hiện được vận động, hứng thú tham gia học tập, vui chơi đoàn kết với bạn 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường tiếng việt cho trẻ. _______________________________ Thứ tư, ngày 11 tháng 5 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen với từ: Lá cờ, ngôi sao. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nghĩa của từ và phát âm được rõ ràng các từ: Lá cờ, ngôi sao 2. Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: lá cờ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng bác Hồ. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Lá cờ, ngôi sao. * Làm quen từ: Lá cờ - Cô có gì đây? - Trẻ trả lời. - Lá cờ có đặc điểm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: Ngôi sao. - Còn đây là gì? - Trẻ trả lời. - Ngôi sao có đặc điểm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Trẻ phát âm. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ gì? (5t) => Cô khái quát lại các từ - Trẻ trả lời. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Trời nắng, trời mưa” và chuyển hoạt - Trẻ hát. động .
- B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (MTXQ) Trò chuyện về một số đồ dùng của học sinh tiểu học I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức:Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng và phân loại được 1 số đồ dùng học tập.. 2. Kỹ năng: Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ, lắng nghe. 3. Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập. II. CHUẨN BỊ - Bút chì, bút màu, cái cặp, cái thước... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Trẻ trò chuyện với cô. * Giáo dục trẻ yêu mến trường lớp, bạn bè, thầy cô. 2. Hoạt động 2: Trò chuyện. * Cái cặp. - Cô đưa ra cái cặp đã chuẩn bị cho cả lớp xem và - Trẻ quan sát. nói : + Đố các con đây là cái gì nào ? - Cô cho trẻ quan sát, nhận xét về cái cặp. Sau đó - Trẻ trả lời cô hỏi trẻ : + Nếu cặp không có khóa sẽ xảy ra điều gì ? - Trẻ lắng nghe + Nếu cặp không có quai đeo thì sao ? + Ngăn để làm gì ? - Cô mời 1 trẻ lên, cho tay vào cặp lấy ra một thứ - Trẻ trả lời đồ dùng, gọi tên và nói công dụng của đồ dùng đó. * Quyển vở : - Đố các con đây là cái gì ? - Cô cho trẻ quan sát, nhận xét về quyển vở. Sau - Trẻ vẽ. đó hỏi trẻ : + Quyển vở có cấu tạo như thế nào ? + Quyển vở dùng để làm gì ? - Trẻ trưng bày tranh + Khi viết chữ lên trang giấy các con viết như thế nào ? * Tương tự cho trẻ quan sát cây bút - Trẻ thu dọn đồ. chì , cây thước, bảng con. Khi các con đã lấy hết các đồ dùng học tập ra bàn, cô nói : - Tất cả những thứ này: Sách, vở, bút chì, thước, bảng con...là đồ dùng học tập của học sinh lớp 1 đấy các con ạ. Vậy các cháu có thích đi học lớp 1 trường tiểu học không? - Vào năm học mới này, các con sẽ được lên học
- lớp 1 trường tiểu học. Ở đây các cháu sẽ được Thầy, cô giáo dạy tập đọc, tập viết, học tính...và cũng sẽ được dùng những thứ đồ dùng học tập này. * Trò chơi “Gắn đúng dụng cụ học tập” + Cách chơi : Cô chia trẻ thành 2 đội chơi. Cô chuẩn bị sẵn một số đồ dùng học tập cắt bằng xốp bitits trên bàn. Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu hàng chạy lên chọn 1 đồ dùng học tập theo yêu cầu của cô dán lên bảng , sau đó chạy về chạm nhẹ vào tay bạn kế tiếp để tiếp tục chạy lên. Đội nào dán được nhiều đồ dùng học tập thì đối đó thắng. + Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn 1 đồ dùng để dán lên bảng. + Cho trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Vườn rau Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ chú ý quan sát vườn rau, nhận xét được những đặc điểm của vườn rau, ích lợi của vườn rau. Trẻ biết chơi trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Giáo dục: Trẻ biết về tác dụng của rau xanh. Giáo dục trẻ biết chăm sóc vườn rau. II. CHUẨN BỊ - Vườn rau, cờ, sắc xô. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Vườn rau - Cô đưa trẻ đến quan sát vườn rau - Trẻ quan sát và nêu nhận xét - Con có nhận xét gì về vườn rau? - Vườn rau có nhiều luống rau, các luống rau cách đều nhau, có nhiều loại rau như rau cải ngọt, rau cải canh, rau muống..., lá rau xanh, tốt - Để vườn rau luôn xanh tốt chúng ta - Chăm sóc vườn rau tưới nước, nhặt phải làm gì? cỏ, xới đất... - Giáo dục trẻ 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động:
- Chạy tiếp cờ - Cô gợi ý trẻ nêu cách chơi, luật chơi - Trẻ nêu cách chơi luật chơi - Cô nhấn mạnh lại + Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, 2 trẻ ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách trẻ 2m, khi có hiệu lệnh, trẻ chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và về cuối hàng. Bạn thứ 2 nhận cờ, chạy nhanh vòng qua ghế về đưa cờ cho bạn thứ 3, cứ như vậy cho đến hết. + Luật chơi: Phải cầm được cờ chạy vòng qua ghế. Đội nào chạy tiếp cờ hết trước là thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô bao quát trẻ, viên khuyến khích trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Chơi với ĐCNT - Cô tổ chức cho cho trẻ chơi tự do với - Trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ. đồ chơi ngoài trời. - Cô bao quát, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 27/27 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ khi đến lớp, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ biết được 1 số đồ dùng của học sinh tiểu học, hứng thú tham gia học tập, vui chơi đoàn kết với bạn 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường tiếng việt cho trẻ. _______________________________ Thứ sáu, ngày 13 tháng 5 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nghĩa của từ, phát âm đúng các từ đã học trong tuần. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức học tập II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng: quả bóng, khối cầu, cái gương, cái lược, quyển sách, cái thước.. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát “Yêu Hà Nội” - Trẻ hát. + Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về điều gì? - Trẻ trả lời. * Giáo dục trẻ yêu mến quê hương, đất nước. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học: quả bóng, khối cầu, cái gương, cái lược, quyển sách, cái thước.. - Trẻ xem tranh và trả lời. - Cô cho trẻ xem tranh ảnh hay quan sát: Lá cờ, - Trẻ phát âm theo các hình ngôi sao, cái giỏ, cái mẹt, khối vuông, khối thức khác nhau. trụ.......theo các hình thức: Lớp, nhóm, tổ, cá nhân. - Cô nhấn mạnh, sửa sai cho trẻ. - Cô cho trẻ chơi trò chơi thi xem ai nhanh - Cách chơi: cô nói tên, đặc - Cho trẻ nói tên trò chơi, cách chơi. điểm, công dụng... nào trẻ sẽ phải chọn hình ảnh tương ứng giơ lên và phát âm theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: nếu bạn nào chọn sai sẽ phải chọn và phát âm lại cho đúng. - Trẻ chơi. - Cô cho trẻ chơi 2,3 lần. - Nhận xét, khen ngợi trẻ. - Trẻ nghe. -> Cô giáo dục trẻ biết yêu mến quê hương, đất nước. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cho trẻ hát bài “inh lả ơi” và chuyển hoạt động - Trẻ hát và ra chơi. nhẹ nhàng. D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ (ÂM NHẠC) DH: Tạm biệt búp bê NH: Em yêu trường em Trò chơi: Đoán tên bạn hát I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức:- 4t: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - 5t: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài hát. 2. Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng hát đúng giai điệu cho trẻ và chơi trò chơi cho trẻ.
- 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng thầy cô, bạn bè. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Loa đài. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề - Trẻ trò chuyện cùng cô. => Giáo dục trẻ biết yêu mến trường lớp bạn bè, - Trẻ lắng nghe. kính trọng thầy cô. 2. Hoạt động 2: Dạy hát “Tạm biẹt búp bê” - Có một bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường mầm non đấy, đó là bài hát gì? - Trẻ lắng nghe và đoán + Lần 1: Mời 1 trẻ lên hát . Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ hát + Lần 2: Cô hát và giảng nội dung. - Cho trẻ hát theo nhiều hình thức: Lớp, tổ, - Trẻ lắng nghe. nhóm, cá nhân. - Cô chú ý sửa sai, động viên khen trẻ. - Trẻ hát. - Cô cho cả lớp hát lại một lần nữa. 3. Hoạt động 3: Nghe hát: Em yêu trường em - Cô giới thiệu tên bài hát. + Cô hát lần 1: Làm động tác minh họa. giảng ND bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp của mình, nơi bạn học hành và - Trẻ lắng nghe vui chơi. + Cô hát lần 2: Trẻ nghe nhạc. + Cô hát lần 3: Mời trẻ hưởng ứng theo cô. 4. Hoạt động 4: Trò chơi: Đoán tên bạn hát. - Trẻ nghe nhạc. - Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi của trò chơi - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Cho trẻ tham gia chơi 3 - 4 lần. - Cô động viên và khuyến khích chơi. - Trẻ nêu cách chơi, luật - Kết thúc cho trẻ thu dọn đồ cùng cô. chơi. - Trẻ chơi. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi dân gian: Mèo và chim sẻ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên trò chơi, hiểu luật chơi, cách chơi. - Trẻ biết chơi trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng: Trẻ có kĩ năng ghi nhớ, nhanh nhẹn linh hoạt. 3. Giáo dục: Trẻ biết chơi đoàn kết với nhau. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của trẻ: Mũ mèo, cát, sỏi.
- III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi: Mèo và chim sẻ - Cô nói tên trò chơi, hỏi trẻ luật - Trẻ nhắc lại. chơi, cách chơi. + Cách chơi: Chọn một bạn làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3- 4m. Các bạn khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện. + Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn. - Cô nhấn mạnh. - Trẻ nghe - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 4,5 lần. - Cô bao quát động viên trẻ chơi. 2. Hoạt động 2: CTD với đồ chơi ngoài trời. - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi - Trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ. ngoài trời. - Cô bao quát trẻ. - Kết thúc cho trẻ vệ sinh tay chân - Trẻ vệ sinh và vào lớp. rồi vào lớp. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 27/27 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ khi đến lớp, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ thuộc bài hát, hát đúng gia điệu, hứng thú tham gia học tập, vui chơi đoàn kết với bạn 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường tiếng việt cho trẻ. _______________________________