Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 33, Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

docx 10 trang Bách Hải 17/06/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 33, Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_tuan_33_chu_de_nhanh_mo.docx

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 33, Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

  1. TUẦN 33: Từ ngày 02/05/2022–>06/05/2022 Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên Thứ hai, ngày 02 tháng 05 năm 2022 Nghỉ bù ngày lễ 30/4 Thứ tư, ngày 04 tháng 05 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Mưa đá, Cầu vồng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Trẻ biết gọi tên Mưa đá, Cầu vồng cùng anh chị và theo cô. - Trẻ 3,4 tuổi: Trẻ nghe và phát âm đúng các từ: Mưa đá, Cầu vồng. - Trẻ 5 tuổi: Nghe hiểu nghĩa và phát âm đúng các từ: Mưa đá, Cầu vồng.Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. 2. Kỹ năng. - Trẻ 2,3 tuổi: Rèn khả năng quan sát và phát âm tiếng việt chính xác. - Trẻ 4,5 tuổi : Rèn khả năng quan sát và tự phát âm tiếng việt chính xác. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Video, hình ảnh Mưa đá, Cầu vồng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài “Cô và mẹ''. - Trẻ hát. + Các con vừa hát bài hát gì? - 3,4,5 tuổi trả lời 2 tuổi + Bài hát nói về gì? nhắc lại. * Giáo dục trẻ: Trẻ yêu quý trường lớp. 2. Hoạt động 2: Làm quen các từ: Mưa đá, Cầu vồng a. Làm quen từ: Mưa đá. - Cô chỉ vào vi deo mưa đá và hỏi cả lớp. - Trẻ quan sát. - Đây là tượng gì đây? - Trẻ 3-4 tuôi trả lời - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn. - Trẻ phát âm - Vì sao các con biết đây là mưa đá? - Trẻ 4-5 tuổi trả lời - Cô giới thiệu và phát âm 3 - 4 lần. - 2,3,4 tuổi trả lời - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: Lớp, - Trẻ phát âm tổ, cá nhân. - Trẻ lắng nghe - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ a. Làm quen từ: cầu vồng. - Cô chỉ vào hình ảnh cầu vồng và hỏi cả lớp - Trẻ quan sát. - Đây là hình ảnh gì đây?. - Trẻ 3-4 tuôi trả lời - Vì sao các con biết đó là cầu vồng? - Trẻ phát âm - Cô giới thiệu và phát âm 3 - 4 lần. - Trẻ 4-5 tuổi trả lời 1
  2. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: Lớp, - Lớp, tổ, cá nhân phát tổ, cá nhân. âm. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ lắng nghe * Kết thúc: Cho trẻ cất đồ dùng. - Trẻ cất đồ dùng. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (VĂN HỌC) Thơ: Một hạt mưa rơi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ hiểu được nội dung cảm nhận được nhịp điệu bài thơ, trả lời được các câu hỏi của cô, trẻ đọc thuộc bài thơ - 4 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và đọc thuộc thơ cùng cô - 3 tuổi: Trẻ nhắc lại tên bài thơ, đọc thơ theo anh chị và cô. - 2 tuổi: Trẻ nhắc lại tên bài thơ, đọc 1 đoạn thơ theo anh chị và cô 2. Kĩ năng: - 2, 3, 4, 5 tuổi: Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đọc to rõ ràng, cung cấp vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ: Trẻ chú ý tham gia học tập II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Tranh minh họa nội dung bài thơ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô cho trẻ xem video mưa rơi. - Trẻ xem video. - Cô và các con vừa xem hiện tượng tự nhiên gì? - Hiện tượng mưa ạ. - Khi trời mưa con cảm thấy thế nào? - Trả lời theo ý hiểu. - Mưa có ích lợi gì? 2. Hoạt động 2: Thơ Một hạt mưa rơi. - Mưa là một hiện tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra khi độ của không khí lên cao. Mưa làm cho cây cối, hoa lá, cỏ cây xanh tốt con người thì mát mẻ. Chính vì thế mưa là một trong những đề tài rất phong phú để cho các tác giả viết thành thơ, trong số đó có một bài thơ rất hay của tác giả Lê Lâm mà cô đã giới thiệu với lớp chúng mình đó là bài thơ gì? - Bài thơ: Từng hạt mưa rơi - Cô mời 1 trẻ lên đọc bài thơ 1 lần - Trẻ lên đọc. - Cô đọc lần 1: Kèm tranh - Trong bài thơ nhắc tới hiện tượng tự nhiên gì? - Chú ý nghe cô đọc thơ. - Nội dung bài thơ nói lên điều gì? - Giảng nội dung: Bài thơ nói bạn nhỏ đang ngồi chơi thì trời đổ mưa, bạn nhỏ đã gấp thuyền giấy 2
  3. để thả trên nước mưa, khi thuyền bị ướt bạn nhỏ muốn cứu thuyền nhưng lại sợ dính mưa sẽ bị ốm và sẽ không được đi học. * Đàm thoại theo chiều dọc bài thơ. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì nào? - Một hạt mưa rơi. - Của tác giả nào? - Lê Lâm ạ. - Trong bài thơ có hiện tượng tự nhiên nào? - Hiện tượng mưa ạ. - Có ai nữa? - Bạn nhỏ ạ. - Khi thấy trời mưa bé đã làm gì? Đóng cửa sổ để - Trả lời theo ý hiểu. làm gì? - Tác giả ví tiếng mưa như tiếng gì? - Như pháo nổ. - Khi mưa rơi xuống đất thì hạt mưa thế nào? Tóe ra. - Bé gấp gì để chơi với nước mưa? - Thuyền giấy. - Khi thấy thuyền ướt bé thế nào? - Trả lời. - Vì sao bé không ra cứu thuyền giấy? - Sợ bị ốm. - Bị ốm sẽ không được đi đâu? - Đi học. - Không được đi học bé sẽ thế nào? - Bé buồn ạ. - Qua bài thơ tác giả khuyên chúng ta điều gì? - Trả lời theo ý hiểu. - Cô nhấn mạnh: Các con ạ, mưa làm cho chúng ta mát mẻ nhưng khi chúng ta dầm mưa sẽ bị ốm vì vậy khi đi dưới trời mưa các con phải làm thế - Trẻ nghe. nào? (khi đi dưới mưa phải mặc quần áo mưa, che ô...) * Trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần - Trẻ chơi. * Dạy trẻ đọc thơ. - Cả lớp đọc 2-3 lần - Cả lớp đọc 2- 3 lần - Tổ đọc thơ: 3 tổ - Tổ đọc thơ: 3 tổ - Nhóm đọc thơ: 2-3 nhóm - Nhóm đọc thơ: 2-3 nhóm - Cá nhân trẻ đọc thơ: 4-6 trẻ. - Cá nhân trẻ đọc : 4-6 trẻ. - Cho trẻ đọc luân phiên 1- 2 lần - Trẻ đọc luân phiên 1-2 lần - Cho trẻ đọc to – nhỏ. - Trẻ đọc giọng to, nhỏ. - Cô bao quát sửa sai động viên trẻ. * Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài đi dạo - Trẻ ra ngoài. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi : Chạy tiếp cờ Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ 2, 3 tuổi: Trẻ biết chơi cùng anh chị - Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi và chơi được trò chơi - Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi cách chơi, luật chơi, và chơi tốt trò chơi 2. Kỹ năng : - Trẻ 2, 3 - 4 tuổi: Rèn trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích. 3
  4. - Trẻ 5 tuổi: Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ. 3. Thái độ: - Đoàn kết khi chơi với các bạn, biết giúp đỡ các nhỏ khi chơi. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Cờ, ống cờ, ghế, đồ chơi ngoài trời. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1:Trò chơi : Chạy tiếp cờ - Cô có đồ dùng gì? - Trẻ 3,4 tuổi trả lời. - Với đồ dùng này chúng mình có thể chơi - Trẻ 4,5 tuổi trả lời, 2,3 tuổi trò chơi gì? nhắc lại. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nghe. - Cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi. - Trẻ 5 tuổi nhắc lại. - Cô khái quát lại - Tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời - Đây là khu đồ chơi gì? - Đồ chơi ngoài trời. - Khi chơi như thế nào? - Trẻ trả lời. - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Trẻ tham chơi - Cho trẻ ra nhặt lá cây để chơi - Cô bao quát và nhận xét trẻ sau khi chơi * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay và về lớp. - Trẻ rửa tay và về lớp PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 04 tháng 05 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 29/30 trẻ. Vắng 01 Lý do: do cháu bị ho 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhưng bên cạnh đó còn cháu Cường biều sốt , cháu Phong có biểu hiện xổ mũi. 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, ngoan ngoãn, tuy nhiên còn có cháu Yến Nhi tham gia các hoạt động trong ngày còn uể oải. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu Đăng, Thúy, Nhi, Kiệt, Trường vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Trúc, Trâm chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý rèn trẻ mọi lúc mọi nơi và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất 4
  5. Thứ sáu, ngày 06 tháng 05 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn lại các từ đã học trong tuần I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ đã được làm quen bằng tiếng việt; nói được câu với các từ đã được làm quen. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. Nói đủ câu. - 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ đã được làm quen bằng tiếng việt; nói được câu với các từ đã được làm quen. - 3 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ đã được làm quen bằng tiếng việt - 2 tuổi: Trẻ nghe và phát âm theo cô và anh chị các từ đã được làm quen bằng tiếng việt 2. Kỹ năng: - 5 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 3 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. - 2 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, bước đầu tập phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ yêu thích tiếng việt, hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: video, hình ảnh, vật thật chứa các từ đã học trong tuần. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài Cho tôi đi làm mưa với. - Trẻ hát. - Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát. - 4, 5 tuổi trả lời. * Giáo dục: Trẻ biết tiết kiệm khi sử dụng nước sạch. - Cô chú ý lắng nghe cô giáo dục 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học trong tuần - Cho trẻ ôn lại các từ đã làm quen. - Cho trẻ 4-5 tuổi phát âm trước và cho trẻ 2-3 - Trẻ phát âm dưới các hình thức: tuổi phát âm theo. Cô bao quát sửa sai. 4-5 tuổi, 2-3 tuổi, lớp, cá nhân, tổ. - Cho trẻ chơi trò chơi thi ai nhanh. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nói tên hoặc mở video nào trẻ - Cô hỏi trẻ 4-5 tuổi cách chơi, luật chơi? phải nhanh nói được tên đồ vật và hoạt động đó. Luật chơi: Ai sai phải nhảy lò cò - Cho trẻ chơi: 3-4 lần. - Trẻ chơi. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Kết thúc: Trẻ đọc bài thơ: Cầu vồng và - Trẻ đọc thơ và chuyển hoạt nhàng chuyển hoạt động. động. 5
  6. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (TẠO HÌNH) Vẽ mưa (Đề tài) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thứ : 4-5 tuổi trẻ nhận biết được thế nào là trời mưa to, mưa nhỏ.Trẻ biết dùng các nét xiên, thẳng, nét lượn cong để tạo nên bức tranh về cảnh trời mưa. - trẻ 2-3 tuổi biết vẽ và tô màu bức tranh về mưa. 2. Kỹ năng : - Rèn kĩ năng phối hợp các nét vẽ để vẽ cảnh trời mưa, bố cục bức tranh, tô màu. - Trẻ biết cầm bút đúng cách, ngồi thẳng lưng, ngẩng cao đầu. - Phát triển sự khéo léo, sáng tạo của trẻ trong quá trình vẽ. 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ : Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài trời mưa: mặc áo mưa, che ô và tính cẩn thận trong quá trình thực hiện. - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. II. CHUẨN BỊ - 3 bức tranh vẽ cảnh trời sắp mưa, trời mưa nhỏ, trời mưa to. - Giấy vẽ, bút sáp màu, bàn ghế, kẹp, kệ treo tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với”. - Trẻ ca hát - Cô và các con vừa hát bài hát gì? - Trả trả lời - Trong bài hát bạn nhỏ muốn làm gì? - Khi trời mưa cảnh vật xung quanh như thế nào? - Trả trả lời - Muốn biết cảnh vật như thế nào khi trời mưa thì cô mời chúng mình cùng đến với buổi triển - Trẻ trả lời lãm tranh vẽ về cảnh trời mưa của các anh chị khóa trước nhé ! 2. Hoạt động 2: Vẽ mưa (đề tài) a, Quan sát – Đàm thoại : * Bức tranh bầu trời sắp mưa : - Trẻ quan sát - Các con thấy bức tranh vẽ gì? - Trả trả lời - Khi trời sắp mưa thì có những gì? - Trả trả lời - Bầu trời như thế nào? - Có gì xuất hiện? - Trả trả lời - Cây cối như thế nào? - Những đám mây có màu gì? - Trả trả lời * Bức tranh trời mưa nhỏ : - Trẻ quan sát - Bức tranh này vẽ cảnh gì? 6
  7. - Khi trời mưa nhỏ thì cảnh vật như thế nào? - Trả trả lời - Những đám mây vẽ bằng nét gì? - Trả trả lời - Tô màu gì? - Hạt mưa vẽ bằng nét gì? Mưa rơi từ đâu xuống? - Ngoài ra bức tranh còn có những gì? * Bức tranh trời mưa to : - Trả trả lời - Bức tranh này vẽ gì? - Trẻ quan sát - Khi trời mưa to cảnh vật như thế nào? - Trả trả lời - Khi trời mưa to thì có gì xuất hiện? - Trả trả lời - Hạt mưa được vẽ bằng nét gì? - Màu sắc của bức tranh như thế nào? - Trả trả lời - Bố cục của bức tranh ra sao? - Trả trả lời - Khi trời mưa chúng mình phải chú ý điều gì? - Trả trả lời => Giáo dục : Bảo vệ cơ thể khi trời mưa : đội mũ, che ô, khi trời mưa to thì không đi ra ngoài. - Bây giờ, chúng mình có muốn vẽ những bức tranh trời mưa thật đẹp không? - Trả trả lời * Hỏi ý tưởng trẻ : - Các con hãy nói cho cô biết các con định - Trẻ nêu ý tưởng vẽ cảnh trời mưa như thế nào? Và vẽ như thế nào? - Trả trả lời - Cô hỏi 1 số cá nhân trẻ: - Trả trả lời + Con định vẽ gì? - Trả trả lời + Con sẽ vẽ gì trước, vẽ gì sau? + Tô màu như thế nào? - Trả trả lời + Để bức tranh đẹp hơn chúng mình sẽ vẽ thêm những gì? + Khi ngồi vẽ thì chúng mình ngồi như thế nào? - Trả trả lời Cầm bút bằng tay nào? - Mỗi chúng mình đã có một ý tưởng để vẽ được những bức tranh thật đẹp. Chúng mình cùng thực hiện nhé ! Cô chúc các con sẽ vẽ được những bức tranh thật đẹp ! - Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ về chỗ thực hiện - Trẻ thực hiện - Cô bao quát, gợi ý trẻ - Nhắc nhở trẻ cách cần bút, tư thế ngồi - Động viên, khuyến khích trẻ để trẻ thực hiện được tốt. 3. Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm nhận xét sản phẩm. - Trẻ treo tranh 7
  8. - Cô cho trẻ mang tranh lên trưng bày và nhận xét bài. - Hôm nay cô thấy chúng mình đều vẽ được những bức tranh rất đẹp. Cô khen ngợi trẻ. - Cô gợi ý trẻ nhận xét tranh vẽ của mình và của bạn. - Cô gọi 2 -3 trẻ lên nhận xét bài của bạn. - Trẻ nhận xét + Con thích bức nào? - Trả trả lời + Vì sao con thích? - Trả trả lời + Bạn vẽ đẹp ở chỗ nào? + Bạn đã có sáng tạo gì để bức tranh đẹp hơn? - Trả trả lời - Cô nhận xét và khen những bài vẽ đẹp sau đó nhận xét chung các bài khác. Nhắc nhở các bài làm chưa tốt, chưa hoàn thành lần sau vẽ đẹp hơn. * Kết thúc : - Cô nhận xét chung. - Cho trẻ chơi trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ” và đi ra ngoài chơi. - Trẻ thực hiện C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây hoa hồng Trò chơi: Lôm lôm khảu Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: 5 tuổi: Trẻ biết tên, nhận xét đặc điểm cây hoa hồng, ích lợi ích của cây hoa đối với thiên nhiên, con người, nêu được chơi chơi, luật chơi. - 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi một số đặc điểm của cây, tham gia trò chơi. - 2,3 tuổi: Trẻ phát âm theo anh chị tên gọi màu sắc của cây, tham gia trò chơi 2. Kỹ năng: - Trẻ 2,3,4,5 tuổi: Rèn sự quan sát, mở rộng vốn từ và khả năng giao tiếp. và biết chơi đoàn kết hòa thận với bạn. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây trồng cây làm đẹp trong lớp. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Cây hoa hồng, phấn, bóng, lá. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát Cây hoa hồng - Hỏi trẻ ở nhà các con trồng cây gì? (3 tuổi - Trẻ kể - Các con nhìn xem phía trước chúng mình - Cây hoa hồng (4 tuổi trẻ 2-3 có cây gì? trả lời sau) - Các con qua sát xem cây hoa hồng có - Phần gốc, thân, ngọn (5-4 tuổi những gì? trả lời trước trẻ 2-3 nhắc lại) - Lá cây màu gì? - Màu xanh (2-3 tuổi) 8
  9. - Mép lá có gì? - Răng cưa ạ (5 tuổi) - Trên mặt lá có gì? - Gân lá ạ (5 tuổi, 4,3,2 nói theo) - Hoa hồng có màu gì? - Hoa màu hồng ạ (2-3-4 tuổi) - Bạn nào chỉ cho cô xem cái nụ hoa đâu? - Trẻ 4 tuổi chỉ, 2,3 tuổi nói theo - Ngày mai nụ sẽ nở thành gì? - Thanh bông hoa - Trên thân cây hoa hồng còn có gì đây nhỉ? - Gai ạ (4 tuổi) - Nếu chạm tay vào gai sảy ra chuyện gì? - Gai đâm ạ (5 tuổi) - Trồng cây hoa hồng để làm gì? - Làm cảnh ạ (4-5 tuổi). - Ở nhà con có trồng hoa hồng không ? - Có ạ (3-4 tuổi). - Muốn cây hoa tốt thì chúng mình cần phải làm gì? - Chăm sóc cây ạ (4-5 tuổi). * Cô củng cố chốt lại giáo dục trẻ yêu quý biết chăm sóc tưới nước cho cây để cây phát triển, - Trẻ lắng nghe bắt sâu, nhổ cỏ,... 2. Hoạt động 2: Trò chơi: Lôm lôm khảu - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Lắng nghe tên trò chơi. - Mời trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi. - Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cho trẻ tham gia chơi 2- 3 lần. Sau mỗi lần - Trẻ tham gia chơi chơi 2- 3 lần chơi. Cô động viên khuyến khích trẻ 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Phấn, bong, lá cây - Đây là đồ chơi gì? Khi chơi như thế nào? - Trẻ trả lời. => Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, khi chơi không ngồi bệt xuống sân. - Chú ý nghe. - Cô tổ chức cho trẻ chơi với phấn, lá cây, sỏi, cô chú ý bao quát động viên trẻ chơi. - Trẻ chơi tự do. * Kết thúc: Cô cho trẻ vệ sinh, vào lớp. - Trẻ vệ sinh và về lớp, PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 06 tháng 05 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 28/30 trẻ. Vắng 02 Lý do: do cháu có hiện tượng đâu tai xin nghỉ đi khám bệnh 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhưng bên cạnh đó còn cháu Tuấn, cháu Nghĩa ho nhiều. 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, ngoan ngoãn, tuy nhiên còn có cháu Yến Nhi tham gia các hoạt động trong ngày còn uể oải. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu Kiệt, Thiên vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Huyền chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 9
  10. 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý rèn trẻ mọi lúc mọi nơi, thường xuyên giao bài tập cho trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất 10