Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 32, Chủ đề nhánh: Thuyền bè - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

docx 10 trang Bách Hải 17/06/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 32, Chủ đề nhánh: Thuyền bè - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_tuan_32_chu_de_nhanh_th.docx

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 32, Chủ đề nhánh: Thuyền bè - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

  1. TUẦN 32: Từ ngày 25/04/2022–>29/04/2022 Chủ đề nhánh: Thuyền bè Thứ ba, ngày 26 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Cái bè, Ca nô I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Cái bè, Ca nô ” bằng tiếng việt, nói được câu với các từ “Cái bè, Ca nô”. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. Nói đủ câu. - 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Cái bè, Ca nô” bằng tiếng việt; nói được câu với các từ “Cái bè, Ca nô”. - 3 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Cái bè, Ca nô” bằng tiếng việt - 2 tuổi: Trẻ nghe và phát âm theo cô và anh chị các từ “Cái bè, Ca nô” bằng tiếng việt 2. Kỹ năng: - 5 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác và phát trển ngôn ngữ mạch lạc. - 4 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc. - 3 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác. - 2 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, bước đầu tập phát âm tiếng việt chính xác. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt, hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: video hình ảnh ca nô, cái bè. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền” - Trẻ hát cùng cô. - Bài hát nói về điều gì? Bạn nhỏ đi chơi - Trẻ trả lời. ở đâu? - Đi chơi bằng phương tiện gì? - 3,4,5 tuổi trả lời. 2. Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen các từ: Cái bè, Ca nô. a. Làm quen từ: Cái bè. - Cô cho trẻ quan sát cái bè vào thảo luận. - Trẻ xem và thảo luận. - Các con vừa quan sát gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Cô giới thiệu và đọc mẫu 3 - 4 lần. - Trẻ lắng nghe - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: - Trẻ phát âm theo: Lớp, tổ, cá nhân. (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho trẻ 2- (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho 3 tuổi phát âm theo sau) trẻ 2-3 tuổi phát âm theo sau) 1
  2. - Cái bè là phương tiện giao thông đường gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Cái bè được làm bằng nguyên liệu gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ hỏi đáp và tập phát âm. b. Làm quen với từ: Ca nô - Cô cho trẻ quan sát ca nô vào thảo luận. - Trẻ quan sát và thảo luận. - Các con vừa quan sát gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Cô giới thiệu và đọc mẫu 3 - 4 lần. - Trẻ lắng nghe. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: - Trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho trẻ 2- nhân (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi 3 tuổi phát âm theo sau) cho trẻ 2-3 tuổi phát âm theo sau) - Ca nô là phương tiện giao thông đường gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Cái bè được làm bằng nguyên liệu gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ hỏi đáp. * Giáo dục: Trẻ ngồi ngay ngắn khi đi trên - Trẻ lắng nghe. thuyền bè. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. Cho trẻ ra chơi - Trẻ ra ngoài chơi B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ôn chữ cái g, y I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ 5 tuổi: Nhận dạng và phát âm đúng chữ cái g, y. Trẻ biết chơi trò chơi với chữ cái g, y. - Trẻ 2,3,4 tuổi: Trẻ phát âm chữ cái e, ê theo anh chị , cô giáo và tham gia trò chơi 2. Kĩ năng: - Trẻ 2, 3, 4 tuổi: Rèn kĩ năng nhận biết và phát âm. - Trẻ 5 tuổi: Rèn kĩ năng nhận dạng, so sánh, phân biệt. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia giờ học. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Thẻ chữ cái g, y, đồ dùng đồ chơi để ôn chữ cái g, y. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ đọc bài thơ Cô dạy con. - Trẻ đọc thơ. + Tron bài thơ cô dạy những gì? - Trẻ trả lời.. + Hôm nay cô và các con chuẩn bị những gì? - Trẻ trả lời. + Những đồ dùng, chữ cái để làm gì? => Hôm nay cô và các con cùng ôn chữ cái g, y - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Ôn chữ cái: g, y. - Cô tặng cả lớp món quà. Mời 1 bạn lên mở - Trẻ lên mở hộp quà. hộp quà. - Trong hộp quà có gì? Đó là chữ cái gì? - Thẻ chữ, chữ cái g, y. 2
  3. - Cho trẻ phát âm lần lượt từng chữ cái: g, y theo - Trẻ phát âm theo lớp, tổ, lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhiều lần. nhóm, cá nhân. - * Trò chơi 1: “Ai tinh mắt” - Cô gợi ý cách chơi - Trẻ nhắc lại cách chơi - Cô nhấn mạnh lại + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, đội xanh và đội đỏ. Cô có bài thơ, đặc biệt trong bài thơ chứa rất nhiều các chữ cái g, y. Nhiệm vụ của hai đội là chạy nhanh lên nhìn tinh mắt chọn và gạch chân chữ g, y có trong bài thơ. Hết thời gian quy định, đội nào tìm gạch chân được nhiều chữ đúng theo yêu cầu là chiến thắng. + Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được tìm gạch chân một chữ cái. - Tổ chức trẻ chơi. - Trẻ chơi: 3 – 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi “Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô” - Cô gợi ý cách chơi - Trẻ nhắc lại cách chơi - Cô nhấn mạnh lại - Cách chơi: Cô phát âm hoặc nói đặc điểm cấu tạo của chữ cái, trẻ tìm nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm. - Tổ chức trẻ chơi. Cô động viên khuyến khích - Trẻ chơi 2 - 3 lần. trẻ. * Trò chơi : “Tìm về đúng nhà” - Cô gợi ý cách chơi - Trẻ nhắc lại cách chơi - Cô nhấn mạnh lại + Cách chơi: Cô có 3 ngôi nhà có gắn các chữ cái g, y. Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái cầm tay. Cho trẻ đi vòng quanh và hát. Khi có hiệu lệnh “Tìm về đúng nhà” thì trẻ có thẻ chữ cái nào sẽ tìm về đúng nhà có gắn thẻ chữ cái đó. + Luật chơi: Ai về nhầm nhà phải nhày lò cò một vòng về đúng nhà của mình. - Tổ chức trẻ chơi. Cô động viên khuyến khích - Trẻ chơi 2 lần. trẻ. - Trẻ nhắc lại cách chơi * Trò chơi: Đội nào nhanh nhất 3
  4. - Cô gợi ý cách chơi + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 - Cô nhấn mạnh lại đội, đội xanh và đội đỏ. Cô có một cửa hàng hoa gắn chũ cái g, y. Từng bạn của 2 đội lần lượt bật liên tục vào vòng lên chọn 1 bông hoa gắn chữ cái theo yêu cầu đem bỏ vào rổ của đội mình. Hết thời gian quy định, đội nào tìm được nhiều đồ dùng gia đình có gắn chữ đúng theo yêu cầu là chiến thắng. + Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi - Tổ chức trẻ chơi. Cô động viên khuyến khích chỉ được tìm 1 bông hoa. trẻ. - Trẻ chơi 2 lần. * Kết thúc: Cho trẻ ra ngắm sân trường. - Ra ngắm sân trường. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ biết kể tên các đồ dùng đồ chơi và quang cảnh sân trường khi được cùng cô đi dạo và chơi với đồ chơi chơi ngoài trời theo ý thích. - Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết quan sát và lăng nghe, phát âm theo anh, chị, cô trường lớp và các đồ chơi có ở trên sân trường và tham gia chơi cùng anh chị 2. Kỹ năng: Trẻ 2,3,4,5 tuổi: Rèn sự quan sát, mở rộng vốn từ và khả năng giao tiếp và biết chơi cạnh nhau chơi hòa thuận. 3. Thái độ: Trẻ biết yêu qúy trường lớp mầm non, biết nghe lời cô giáo và đoàn kết khi chơi với bạn. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng, đồ chơi ngoài trời. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi trên sân trường - Cho trẻ ra sân chơi và hát bài hát “Khúc - Trẻ hát và đi dạo chơi. hát dạo chơi”. + Các con đang đi đâu? - Trẻ 3-4 tuổi trả lời đang đi chơi ạ + Trên sân trường có những gì? - Trẻ 4-5 tuổi kể. Trẻ 2-3 nhắc lại + Các đồ chơi để làm gì? - Để chơi + Để đồ chơi này bền đẹp các con phải làm gì? - Trẻ 4-5 tuổi trả lời + Trên sân trường còn có gì? - Trẻ 4-5 tuổi kể có cây xanh ạ. + Vậy các con sẽ làm gì để cây xanh tốt? - Chăm sóc ạ (4,5 tuổi) 4
  5. - Mỗi câu hỏi của cô cho nhiều trẻ được trả lời, sau đó cô khái quát lại ý trẻ đã trả lời - Trẻ chú ý nghe => Giáo dục trẻ biết yêu qúy trường lớp mầm non, biết giữ gìn đồ chơi trong và ngoài lớp học. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời.- Đu quay, cầu trượt, xích đu.... - Đây là đồ chơi gì? - Đoàn kết, không xô đẩy nhau. - Khi chơi như thế nào? - Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời trời theo ý thích của trẻ. theo ý thích của trẻ. Cô quan sát, động viên trẻ. - Trẻ vệ sinh sạch sẽ, vào lớp. * Kết thúc: Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, vào lớp PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 26 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 29/30 trẻ. Vắng 01 Lý do: do cháu bị sổ mũi, xin nghỉ để đi khám bệnh. 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhưng bên cạnh đó còn cháu Ánh biều ho , cháu Trung Thiên có biểu hiện xổ mũi. 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, ngoan ngoãn, tuy nhiên còn có cháu Yến Nhi tham gia các hoạt động trong ngày còn uể oải. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu Đăng, Thúy vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Đức, Bảo chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý rèn trẻ mọi lúc mọi nơi, thường xuyên giao bài tập cho trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất Thứ năm, ngày 28 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Chèo thuyền, Tàu thủy I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Chèo thuyền,Tàu thủy” bằng tiếng việt, nói được câu với các từ “Chèo thuyền, Tàu thủy”. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. Nói đủ câu. - 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Chèo thuyền, Tàu thủy” bằng tiếng việt; nói được câu với các từ “Chèo thuyền, Tàu thủy”. 5
  6. - 3 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Chèo thuyền, Tàu thủy” bằng tiếng việt - 2 tuổi: Trẻ nghe và phát âm theo cô và anh chị các từ “Chèo thuyền, Tàu thủy” bằng tiếng việt 2. Kỹ năng: - 5 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 3 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. - 2 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, bước đầu tập phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt, hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: video chèo thuyền, Tàu thủy III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền” - Trẻ hát cùng cô. - Bài hát nói về điều gì? Bạn nhỏ đi chơi - Trẻ trả lời. ở đâu? - Đi chơi bằng phương tiện gì? - 3,4,5 tuổi trả lời. 2. Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen các từ: Chèo thuyền, Tàu thủy. a. Làm quen từ: Chèo thuyền. - Cô cho trẻ quan sát video chèo thuyền vào - Trẻ xem và thảo luận. thảo luận. - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Các con vừa quan sát gì? - Trẻ lắng nghe - Cô giới thiệu và đọc mẫu 3 - 4 lần. - Trẻ phát âm theo: Lớp, tổ, cá nhân. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho trẻ 2- trẻ 2-3 tuổi phát âm theo sau) 3 tuổi phát âm theo sau) - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Bác dùng gì để chèo thuyền? - Trẻ hỏi đáp và tập phát âm. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ b. Làm quen với từ: Tàu thủy. - Cô cho trẻ quan sát Tàu thủy vào thảo luận. - Trẻ quan sát và thảo luận. - Các con vừa quan sát gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Cô giới thiệu và đọc mẫu 3 - 4 lần. - Trẻ lắng nghe. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: - Trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho trẻ 2- nhân (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi 3 tuổi phát âm theo sau) cho trẻ 2-3 tuổi phát âm theo sau) - Tàu thủy là phương tiện giao thông đường gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. 6
  7. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ hỏi đáp. * Giáo dục: Trẻ ngồi ngay ngắn khi đi trên - Trẻ lắng nghe. thuyền bè. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. Cho trẻ ra chơi - Trẻ ra ngoài chơi B. HOẠT ĐỘNG HỌC Bài học steam: Thiết kế bè nổi (EDP ) I. Mục tiêu đạt được 1. Khoa học: Trẻ biết cấu tạo bè gồm có mặt bè và mái chèo, biết bè là phương tiện giao thông đường thủy đơn giản. 2. Công nghệ: Trẻ biết sử dụng công cụ, dụng cụ: Kéo, băng dính 2 mặt, keo, dây buộc, trẻ biết sử dụng máy điện thoại chụp lại sản phẩm của nhóm. 3. Kỹ thuật: Bản vẽ kĩ thuật của nhóm mình. Ghép nối, gắn kết phù hợp để chiếc bè bền, đẹp. 4. Nghệ thuật: Trẻ sắp xếp, gắn kết các vật liệu, gắn đính hình trang trí tạo ra sản phẩm chiếc bè hài hoà, đẹp mắt, đọc vè theo nhạc. 5. Toán học: Trẻ đếm số bè đã làm được....để kết thành mặt bè, kích thước cân đối. II. Đồ dùng dạy học - Cuống tàu lá chuối, cây chít, cây tre nhỏ cắt từng đoạn dài vừa phảp, xốp dai. - Que tre, gỗnhỏ, ống hút nhựa, chai coca, chai chà xanh không độ, vỏ ngao - Dụng cụ: kéo, keo,băng dính 2 mặt, bút chì, giấy màu, giấy A3, dây buộc. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Hỏi - Cô đưa ra vấn đề: Để đi trên mặt nước cần có gì? - Làm thật nhiều bè ạ....... - Con biết gì về chiếc bè? - Bè đi trên sông nước, trở được - Bè có cấu tạo như thế nào? người - Vậy chiếc bè dùng để làm gì nhỉ? - Bè có mặt bè và mái chèo - Vậy đố các con bè thuộc nhóm phương tiện - Để chở người, chở hàng hóa giao thông nào? - Phương tiện giao thông đường => Cô tổng hợp lại ý kiến của trẻ: Cô thấy có thủy ạ rất nhiều bạn lớp mình đã biết về chiếc bè, - Trẻ lắng nghe chiếc bè gồm có mặt bè và mái chèo, bè có thể chở người chở hàng hóa và là 1 phương tiện giao thông đường thủy đơn giản. Ngày hôm nay Cô con mình sẽ cùng nhau làm những chiếc bè, sao cho những chiếc bè của chúng mình làm được sẽ thật chắc chắn, thật đẹp và nổi được trên mặt nước. 7
  8. - Cô giới thiệu các nguyên liệu mà cô và bố - Trẻ quan sát và đọc các mẹ trẻ đã chuẩn bị. nguyên liệu cùng cô - Cho trẻ về nhóm - Trẻ về nhóm 2. Hoạt động 2: Tưởng tượng - Cô cho trẻ tưởng tượng, thảo luận và chia sẻ - Trẻ cùng thảo luận và chia sẻ về những ý tưởng làm chiếc bè (chia sẻ về về những ý tưởng làmchiếc bè nguyên liệu, cách làm) + Nhóm các con sẽ làm chiếc bè như thế nào? + Làm bằng nguyên liệu gì? + Chiếc bè các con làm gồm những phần nào? - Trẻ thảo luận, thống nhất trong nhóm về: - Trẻ cùng chia sẻ về những ý Hình dạng, màu sắc của bè. tưởng làmchiếc bè, về hình => Cho trẻ đại diện nhóm lên lấy đồ dùng, dạng, màu sắc và nguyên vật dụng cụ và về nhóm hoạt động liệu để làm bè 3. Hoạt động 3: Thiết kế => Vừa rồi các nhóm đã đưa ra được cách làm và đã lựa chọn được những nguyên vật liệu để làm bè của nhóm mình. Để làm được - Trẻ lắng nghe bè đầu tiên các con cần vẽ ra chiếc bè mà chúng mình dự định sẽ làm. Vậy bây giờ các nhóm hãy cùng nhau vẽ những chiếc bè của nhóm mình nào! - Cho trẻ vẽ bản thiết kế và lựa chọn nguyên vật liệu cho các bộ phận để làm chiếc bè. - Cô bao quát trẻ các nhóm - Trẻ vẽ bản thiết kế + Các con đang thiết kế gì? + Các con có khó khăn gì khi thiết kế? + Con có cần sự giúp của cô và các bạn không? 4. Hoạt động 4: Chế tạo - Cô cho trẻ thực hiện làm chiếc bè theo bản vẽ đã thiết kế và thống nhất. - Cô theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần - Trẻ thực hiện làm chiếc bè thiết. theo bản vẽ đã thiết kế + Nhóm các con phân công nhiệm vụ như thế nào? Ai là nhóm trưởng? Con đảm nhận nhiệm vụ gì? + Các con đang làm gì? + Nhóm các con làm bè nước từ nguyên vật - Trẻ trả lời các câu hỏi liệu gì? + Tiếp theo con sẽ làm gì? + Con có gặp khó khăn gì không? - Trẻ trả lời + Các con có cần sự trợ giúp của cô không? 8
  9. + Khi làm xong các con sẽ trang trí thế nào? - Trẻ trang trí thêm cho bè của 5. Hoạt động 5. Thử nghiệm và thiết kế lại mình - Cho trẻ mang sản phẩm của nhóm mình lên trưng bày. - Trẻ mang sản phẩm lên trưng - Mời đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm của bày nhóm mình. - Trẻ trình bày, 1 trẻ mang bản Cô hỏi: vẽ thiết kế lên cho trẻ đối chiếu + Các bạn đã làm bè giống với bản thiết kế chưa? + Các con đã ưng với sản phẩm nhóm mình - Trẻ cùng thảo luận và thống nhất chưa? Nếu được làm lại nhóm con có muốn thay đổi gì không? - Cho trẻ mang bè ra thả vào bể nước để thử nghiệm và quan sát, nhận xét xem bè - Trẻ mang sản phẩm ra thử nào nổi được, bè nào chắc chắn. nghiệm thả trên nước. - Cho trẻ trình bày ý tưởng nếu trẻ muốn thiết kế lại. - Trẻ quan sát cùng thảo luận và * Kết thúc: thống nhất - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng - Trẻ thu dọn đồ dùng C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây chùm ngây Trò chơi: Kéo co Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ biết tên, nhận xét đặc điểm Cây chùm ngây, ích lợi ích của cây hoa đối với thiên nhiên, con người, tham gia chơi tự do. - 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi một số đặc điểm của cây, tham gia chơi. - 2,3 tuổi: Trẻ phát âm theo anh chị tên gọi màu sắc của cây, tham gia chơi 2. Kỹ năng: - Trẻ 2,3,4,5 tuổi: Rèn sự quan sát, mở rộng vốn từ và khả năng giao tiếp. và biết chơi đoàn kết hòa thận với bạn. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây trồng cây làm đẹp trong lớp. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Cây chùm ngây, phấn, sỏi, lá cây. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát Cây chùm ngây - Hỏi trẻ ở nhà các con trồng cây gì? (3 tuổi) - Trẻ kể. - Vậy bây giờ cô con mình cùng nhau ra ngoài sân đi dạo chơi nhé. - Trẻ ra sân trường 9
  10. - Các con nhìn xem phía trước chúng mình có - Cây chùm ngây (4 tuổi trẻ 2-3 cây gì? trả lời sau) - Các con qua sát xem Cây chùm ngây có - Phần gốc, thân, ngọn (5-4 tuổi những gì? trả lời trước trẻ 2-3 nhắc lại) - Lá cây màu gì? Lá như thế nào? - Màu xanh (2-3 tuổi) - Trên mặt lá có gì? - Gân lá ạ (5 tuổi, 4,3,2 nói theo) - Thân cây như thế nào? Cành cây thì sao? - Trẻ trả lời. - Trồng Cây chùm ngây để làm gì? - Để nấu ăn ạ (4-5 tuổi). - Muốn cây tốt thì chúng mình cần phải làm gì? * Cô củng cố chốt lại giáo dục trẻ yêu quý biết - Chăm sóc cây ạ (4-5 tuổi). chăm sóc tưới nước cho cây để cây phát triển, bắt sâu, nhổ cỏ,... - Trẻ lắng nghe 2. Hoạt động 2. Trò chơi: Kéo co. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Mời trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - 5 tuổi nhắc lại. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 2-3 lần. - Cô bao quát nhận xét sau khi chơi. - Nhận xét các bạn. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây - Đây là đồ chơi gì? Khi chơi như thế nào? - Trẻ trả lời. => Giáo dục trẻ chơi đoàn kết. - Chú ý nghe. - Cô tổ chức cho trẻ chơi với phấn, sỏi, lá cây - Trẻ chơi tự do. cô chú ý bao quát động viên trẻ chơi. * Kết thúc: Cô cho trẻ vệ sinh, vào lớp. - Trẻ vệ sinh và về lớp, PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 28 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 29/30 trẻ. Vắng 01 Lý do: do cháu bị sổ sốt nhẹ 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhưng bên cạnh đó còn cháu Hân biều ho 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết tham gia các hoạt động trong ngày 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu Đăng, Mạnh, Yến Nhi, Thúy vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Nghĩa, Trung Thiên chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý rèn trẻ mọi lúc mọi nơi và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất 10