Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 30, Chủ đề nhánh: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy

doc 8 trang Bách Hải 17/06/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 30, Chủ đề nhánh: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_tuan_30_chu_de_nhanh_ca.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 30, Chủ đề nhánh: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy

  1. CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Tuần 30. Thực hiện từ 11/04 đến 15/04/2022 Thứ tư, ngày 13 tháng 4 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen với từ: lá cờ, ngôi sao. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nghĩa của từ và phát âm được rõ ràng các từ: Lá cờ, ngôi sao 2. Kĩ năng: Trẻ có kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: lá cờ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Giáo dục trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Lá cờ, ngôi sao. * Làm quen từ: Lá cờ - Cô có gì đây? - Trẻ trả lời. - Lá cờ có đặc điểm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: Ngôi sao. - Còn đây là gì? - Trẻ trả lời. - Ngôi sao có đặc điểm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Trẻ phát âm. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ gì? (5t) => Cô khái quát lại các từ - Trẻ trả lời. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Trời nắng, trời mưa” và chuyển hoạt - Trẻ hát. động . B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (LQCC) Truyện: Giọt nước tí xíu I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên câu truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu truyện.
  2. 2. Kỹ năng: Trẻ có kĩ năng lắng nghe, ghi nhớ có chủ đích và trả lời được câu hỏi của cô. 3. Giáo dục: Trẻ hứng thú tham gia học tập. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: giáo án điện tử, tivi, loa đài. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Trò chuyện. - Cho trẻ quan sát video trời mưa. - Trẻ quan sát - Cô có video về gì? - Chúng mình có biết quá trình tạo ra mưa như thế - Trẻ trả lời nào không? - Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu thông qua - Trẻ lắng nghe câu truyện “ giọt nước ti xíu” nhé. 2. Hoạt động 2. Truyện Giọt nước tí xíu. * Nghe kể chuyện. - Cô mở video cho trẻ xem. - Trẻ xem video. - Các con vừa xem câu truyện gì? - Cô kể 1 lần kèm hình ảnh minh hoạ. Cô giới thiệu tên truyện và giảng nội dung: Truyện kể về 1 giọt nước có tên là Tí Xíu sống ở biển, một hôm ông Mặt trời rủ Tí xíu vào đất liền chơi. Mặt trời - Trẻ lắng nghe và quan sát đã làm Tí xíu bay lên thành những đám mây. Tí cô kể chuyện. xíu đã bay vào đất liền cùng với các bạn. Trời trở lạnh Tí xíu cùng các bạn trở thành 1 khối đông đặc. Khi có tiếng nổ đinh tai Tí xíu và các bạn rơi xuống ao hồ và trở lại biển cùng gia đình. * Đàm thoại. + Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì ? - Trẻ trả lời. + Trong câu truyện có những nhân vật nào? + Nhà của bạn tí xíu ở đâu? + Tí xíu và các bạn đang chơi ở đâu? - Trẻ trả lời. + Ai rủ tí xíu đi chơi? + Ông mặt trời rủ thế nào? + Tí xíu đã nói với mẹ như thế nào? + Làm thế nào bạn Tí xíu vào được đất liền? - Trẻ trả lời + Cơn gió mát thổi đến Tí xíu và các bạn thấy như thế nào? + Tí xíu và các bạn làm như thế nào cho đỡ rét? + Trước khi mưa có gì? - Trẻ trả lời. + Chúng mình có thích làm trời mưa không nào? + Chúng mình cùng xích lại gần nhau làm những giọt mưa nào! *Giáo dục: Chúng mình ạ những giọt nước tí xíu - Trẻ lắng nghe
  3. đã giúp cho cây cối, cỏ, hoa lá tươi tốt. Nước rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy chúng ta phải bảo vệ nguồn nước bằng những việc làm hằng ngày như luôn giữ môi trường trong sạch, không vứt rác bừa bãi và phải biết sử dụng tiết kiệm ngồn nước sạch. - Câu truyện thật hay cô mời các con cùng kể lại - Trẻ kể cùng cô câu truyện với cô kèm hình ảnh nhé. 3. Hoạt động 3. Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và ra - Trẻ hát và ra sân. sân. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây bỏng Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ chú ý quan sát vườn rau, nhận xét được những đặc điểm, ích lợi của cây bỏng. Trẻ biết chơi trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Giáo dục: Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây xanh. II. CHUẨN BỊ - Cây bỏng, cờ, sắc xô, phấn, sỏi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Cây bỏng - Cô đưa trẻ đến quan sát cây bỏng - Trẻ quan sát và nêu nhận xét - Con có nhận xét gì về cây bỏng? - Cây bỏng có phần gốc, thân và lá, có thân và lá màu xanh, có lá to và mịn... - Để cây luôn xanh tốt chúng ta phải - Chăm sóc, tưới nước, nhặt cỏ, xới làm gì? đất... - Giáo dục trẻ 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ - Cô gợi ý trẻ nêu cách chơi, luật chơi - Trẻ nêu cách chơi luật chơi - Cô nhấn mạnh lại + Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, 2 trẻ ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách trẻ 2m, khi có hiệu lệnh, trẻ chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và về cuối hàng. Bạn thứ 2 nhận cờ, chạy nhanh vòng qua ghế về đưa cờ cho bạn thứ 3, cứ như vậy cho đến hết. + Luật chơi: Phải cầm được cờ chạy
  4. vòng qua ghế. Đội nào chạy tiếp cờ hết trước là thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô bao quát trẻ, viên khuyến khích trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Chơi với phấn, sỏi - Cô tổ chức cho cho trẻ chơi tự - Trẻ chơi tự do với với phấn sỏi theo - Cô bao quát, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết ý thích của trẻ. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 27/27 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ khi đến lớp, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật. Trả lời được câu hỏi của cô, hứng thú tham gia học tập. 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường tiếng việt cho trẻ. _________________________________ Thứ sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nghĩa của từ, phát âm đúng các từ đã học trong tuần. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức học tập II. CHUẨN BỊ Đồ dùng: Lá cờ, ngôi sao, cái giỏ, cái mẹt, khối vuông, khối trụ... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ hát. + Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về điều gì? - Trẻ trả lời. * Giáo dục trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học: Lá cờ, ngôi sao, cái giỏ, cái mẹt, khối vuông, khối trụ... - Cô cho trẻ xem tranh ảnh hay quan sát: Lá cờ, - Trẻ xem tranh và trả lời.
  5. ngôi sao, cái giỏ, cái mẹt, khối vuông, khối - Trẻ phát âm theo các hình trụ.......theo các hình thức: Lớp, nhóm, tổ, cá thức khác nhau. nhân. - Cô nhấn mạnh, sửa sai cho trẻ. - Cô cho trẻ chơi trò chơi thi xem ai nhanh - Cho trẻ nói tên trò chơi, cách chơi. - Cách chơi: cô nói tên, đặc điểm, công dụng... nào trẻ sẽ phải chọn hình ảnh tương ứng giơ lên và phát âm theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: nếu bạn nào chọn sai sẽ phải chọn và phát âm lại cho đúng. - Cô cho trẻ chơi 2,3 lần. - Trẻ chơi. - Nhận xét, khen ngợi trẻ. -> Cô giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao - Trẻ nghe. thông. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” - Trẻ hát và ra chơi. và chuyển hoạt động nhẹ nhàng. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Trò chuyện về một số hiện tượng tự nhiên I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức. Trẻ biết về một số hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, gió... - Trẻ biết được tác dụng và tác hại của 1 số hiẹn tượng tự nhiên. 2. Kĩ năng. Trẻ có kĩ năng quan sát, ngôn ngữ, ghi nhớ cho trẻ. 3. Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thay đổi thời tiết. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Tranh ảnh về 1 số hiện tượng tự nhiên: trời nắng, trời mưa, gió, bão.... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Trò chuyện. - Cho trẻ đọc bài thơ cầu vồng. - Trẻ đọc thơ - Trò chuyện với trẻ về bài thơ. - GD trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thay đổi thời - Trẻ lắng nghe. tiết. 2. Hoạt động 2. Trò chuyện về 1 số hiện tượng tự nhiên. * Tranh trời nắng - Các con xem cô có hình ảnh gì đây? - Trẻ quan sát và trả lời. - Con thấy nắng trong ngày như thế nào?
  6. - Nắng buổi sáng có ích lợi gì? - Nắng buổi trưa các con có được ra ngoài chơi - Trẻ trả lời không? - Trời nắng có ích lợi gì? - Nếu nắng nóng kéo dài sẽ dân đến điều gì? - Trẻ trả lời. - Khi trời nắng nếu muốn ra ngoài chúng mình phải như thế nào? Vì sao? => Cô khái quát lại. - Trẻ lắng nghe cô nói. * Tranh trời mưa - Các con xem cô có hình ảnh gì nữa đây nhỉ? - Trẻ quan sát và trả lời. - Khi trời sắp mưa con thấy như thế nào? - Mưa có tác dụng như thế nào với cuộc sống của - Trẻ trả lời chúng ta? - Nếu mưa quá nhiều thì đất sẽ như thế nào? - Trẻ trả lời. - Khi gặp mưa con phải làm gì? => Cô khái quát lại. - Giáo dục: Khi trời mưa thường có sấm sét rất - Trẻ lắng nghe cô nói. nguy hiểm nên trời mưa các con không được ra tắm hoặc đùa nghịch dưới mưa không rất dễ bị ốm. Nếu đi học dưới trời mưa nhỏ các con phải mặc áo mưa cho nước đỡ vào người. - Còn nếu mưa to thì hiện tượng gì xảy ra? - Trẻ quan sát và trả lời. - Đó là hiện tượng mưa bão thường có gió to làm cho cây cối có thể đổ, rau quả bị chết vì quá nhiều nước gây ảnh hưởng lớn cho con người và môi trường. * Hình ảnh gió -Cô đọc câu đố về gió: “Không tay không chân Mà hay mở cửa?” - Trẻ trả lời - Cô vừa đọc câu đố về hiện tượng gì? - Cô cho trẻ xem hình ảnh về gió và hỏi trẻ: - Cô có hình ảnh gì? - Trẻ trả lời. - Con có nhận xét gì về hình ảnh này? - Trời nắng mà có gió con sẽ cảm nhận như thế - Trẻ trả lời. nào? - Trời rét mà có gió con sẽ cảm nhận như thế nào? Gió có tác dụng gì? - Trẻ trả lời - Nếu gió to quá thì chúng ta gọi là gì nhỉ ? - Trẻ trả lời. - Gió to dẫn đến bão có lợi cho chúng ta không? (Gió to sẽ dẫn đến bão gây đổ cây cối, nhà cửa) => Cô khái quát lại - Trẻ lắng nghe cô nói. * Mở rộng - Ngoài nắng, mưa, gió ra con còn biết nhưng - Trẻ kể hiện tượng thiên nhiên nào khác ?
  7. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ thiên nhiên để giảm - Trẻ lắng nghe cô nói. thiên tai, lũ lụt. 3. Hoạt động 3. Kết thúc. - Cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa” và - Trẻ chơi và ra sân ra sân. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi dân gian: Mèo và chim sẻ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên trò chơi, hiểu luật chơi, cách chơi. - Trẻ biết chơi trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng: Trẻ có kĩ năng ghi nhớ, nhanh nhẹn linh hoạt. 3. Giáo dục: Trẻ biết chơi đoàn kết với nhau. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của trẻ: Mũ mèo, cát, sỏi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi: Mèo và chim sẻ - Cô nói tên trò chơi, hỏi trẻ luật - Trẻ nhắc lại. chơi, cách chơi. + Cách chơi: Chọn một bạn làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3- 4m. Các bạn khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện. + Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn. - Cô nhấn mạnh. - Trẻ nghe - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 4,5 lần. - Cô bao quát động viên trẻ chơi. 2. Hoạt động 2: CTD với đồ chơi ngoài trời. - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi - Trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ.
  8. ngoài trời. - Cô bao quát trẻ. - Kết thúc cho trẻ vệ sinh tay chân - Trẻ vệ sinh và vào lớp. rồi vào lớp. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 27/27 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ khi đến lớp, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ biết được 1 số hiẹn tượng tự nhiên, biết đặc điểm, hứng thú tham gia học tập. 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường tiếng việt cho trẻ.