Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 30, Chủ đề nhánh: Xe máy - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

docx 12 trang Bách Hải 17/06/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 30, Chủ đề nhánh: Xe máy - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_tuan_29_chu_de_nhanh_xe.docx

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 30, Chủ đề nhánh: Xe máy - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

  1. TUẦN 30: Từ ngày 11/04/2022–>15/04/2022 Chủ đề nhánh: Xe máy Thứ ba, ngày 12 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Còi xe, Phanh xe I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Còi xe, Phanh xe” bằng tiếng việt, nói được câu với các từ “Còi xe, Phanh xe”. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. Nói đủ câu. - 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Còi xe, Phanh xe” bằng tiếng việt; nói được câu với các từ “Còi xe, Phanh xe”. - 3 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Còi xe, Phanh xe” bằng tiếng việt - 2 tuổi: Trẻ nghe và phát âm theo cô và anh chị các từ “Còi xe, Phanh xe” bằng tiếng việt 2. Kỹ năng: - 5 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 3 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. - 2 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, bước đầu tập phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt, hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Xe máy, còi xe, phanh xe. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Hôm nay ai đưa con đi học? - Trẻ trả lời. - Bố, mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì? - 3,4,5 tuổi trả lời. => Giáo dục: ngồi ngay ngắn, hai tay ôm người lái xe. - Vâng ạ. 2. Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen các từ: Còi xe, Phanh xe. a. Làm quen từ: Còi xe. - Cô cho trẻ quan sát còi xe và thảo luận. - Trẻ xem và thảo luận. - Các con vừa quan sát gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Còi xe máy kêu thế nào? - Kêu píp píp. - Cô giới thiệu và đọc mẫu 3 - 4 lần. - Trẻ lắng nghe 1
  2. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: - Trẻ phát âm theo: Lớp, tổ, cá nhân. (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho trẻ 2- (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho 3 tuổi phát âm theo sau) trẻ 2-3 tuổi phát âm theo sau) - Tiếng còi xe để làm gì? - Trẻ lời theo ý hiểu. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ hỏi đáp và tập phát âm. b. Làm quen với từ: Phanh xe. - Cô cho trẻ quan sát phanh xe và thảo luận. - Trẻ quan sát và thảo luận. - Các con vừa quan sát gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Phanh xe để làm gì? - Cô giới thiệu và đọc mẫu 3 - 4 lần. - Trẻ lắng nghe. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: - Trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho trẻ 2- nhân (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi 3 tuổi phát âm theo sau) cho trẻ 2-3 tuổi phát âm theo sau) - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ hỏi đáp. * Giáo dục: Trẻ đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy,- Trẻ lắng nghe. xe đạp. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. Cho trẻ ra chơi - Trẻ ra ngoài chơi B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (TOÁN) Ôn tách gộp nhóm đối tượng có số lượng 8 thành 2 phần I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức. - 5 tuổi: Củng cố trẻ tách, gộp nhóm đối tượng có số lượng là 8 thành 2 nhóm. Trẻ biết đếm và gắn số ứng với số lượng mỗi nhóm. - 4 tuổi: Củng cố trẻ tách, gộp nhóm đối tượng có số lượng là 8 thành 2 nhóm. Trẻ biết đếm và nói kết quả mỗi nhóm. - 3 tuổi: Củng cố tách, gộp, đếm nhóm đối tượng có số lượng là 4 thành 2 nhóm - 2 tuổi: Trẻ biết đếm từ 1-5. 2. Kĩ năng. - 4- 5 tuổi có trẻ kỹ năng tách, gộp, và đếm trên nhóm đối tượng cho trẻ. - 3 tuổi có trẻ kỹ năng tách, gộp, và đếm trên nhóm đối tượng cho trẻ - 2 tuổi trẻ có kỹ năng đếm. 3. Thái độ. - Trẻ có ý thức trong giờ học. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: 5 tuổi: Mỗi trẻ có 8 hạt ngô, số 1,..7. 4 tuổi: Mỗi trẻ có 8 hạt ngô, số 1,..4. 3 tuổi: Mỗi trẻ có 4 hạt ngô. 2 tuổi: mỗi trẻ 5 bắp ngô III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG hoạt động của cô hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ôn số lượng là 8 - Cô cho trẻ tập trung về góc toán và hỏi: + Có những đồ dùng gì? - Trẻ trả lời. 2
  3. + Có mấy viên sỏi? Cho trẻ đếm, gắn số 8. - Trẻ đếm, gắn số 8 (5 tuổi) + Có mấy quả thông? Cho trẻ đếm và gắn số - Trẻ đếm, gắn số (5 tuổi). - Có mấy bông hoa? - 4 bông ạ (3,4 tuổi). - Có mấy củ khoai? Cho trẻ đếm, gắn số 7 - 5 tuổi - Muốn có 8 phải làm thế nào? - Cho trẻ 5 tuổi thêm 1cur khoai, => Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng của lớp! trẻ đếm và gắn số tương ứng. 2. Hoạt động 2: Ôn tách gộp nhóm đối tượng có số lượng 8 thành 2 phần. a. Cho trẻ chia theo ý thích - Lắng nghe - Cho trẻ lấy đồ dùng về nhóm thực hiện tách gộp. + 5 tuổi - Cô cho trẻ chia theo ý thích của trẻ và đặt - Trẻ chia theo ý thích của trẻ thẻ số. và đặt thẻ số. - Chia 8 hạt ngô vào 2 đĩa theo cách nào? Đó - Chia 8 hạt ngô vào 2 đĩa theo là cách nào? 4 cách, đó là 1,7; 2,6; 3,5; 4,4 - Cô hỏi 3 – 4 trẻ, động viên khuyến khích trẻ - Trẻ trả lời + 4 tuổi - Cô cho trẻ chia theo ý thích của trẻ và đặt thẻ - Trẻ chia theo ý thích của trẻ số tương ứng. và đặt thẻ số tương ứng. - Để 8 hạt ngô vào 2 đĩa theo cách nào? Mỗi - Chia 8 hạt ngô vào 2 đĩa theo đĩa có mấy hạt? 4 cách, đó là 1,7; 2,6; 3,5; 4,4 - Cô hỏi 3 – 4 trẻ, động viên khuyến khích trẻ - Trẻ trả lời + 3 tuổi - Cô cho trẻ chia theo ý thích của trẻ. - Trẻ trả lời - Hạt để 4 hạt ngô vào 2 đĩa theo cách nào? - Trẻ chia theo ý thích của trẻ. Mỗi đĩa có mấy hạt? - Chia 4 hạt ngô vào 2 đĩa theo - Cô hỏi 3 – 4 trẻ, động viên khuyến khích trẻ cách 1,2; 2,2. + Nhóm 2 tuổi: - Xếp tất cả 5 bắp ngô ra và đếm. - Trẻ xếp và đếm. b. Chia theo yêu cầu + Nhóm 5 tuổi: - Cô yêu cầu trẻ xếp tất cả 8 hạt ngô ra, cho trẻ - Xếp tất cả 8 hạt ngô ra, cho trẻ đếm và gắn số 8 đếm và gắn số 8. - Cô nói có 8 hạt ngô để vào 1 đĩa thì chật, ta + Trẻ để 1 hạt vào 1 đĩa, 8 hạt chia sang 2 đĩa cho đỡ chật nào và gắn số còn lại để vào 1 đĩa, trẻ đếm 2 tương ứng nhé. nhóm và gắn số 1,7. - Cho trẻ gộp 2 nhóm - Trẻ gộp và đếm, gắn thẻ 8, cất thẻ 1,7. + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 2,6. + Trẻ chia theo yêu cầu 2;6. - Cô yêu cầu trẻ gộp 2 nhóm - Trẻ gộp và đếm, gắn thẻ 8, cất thẻ 2,6 3
  4. + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 3,5. + Trẻ chia theo yêu cầu 3;5 - Cô yêu cầu trẻ gộp 2 nhóm - Trẻ gộp và đếm, gắn thẻ 8, cất thẻ 3,5. + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 4, 4. + Trẻ chia theo yêu cầu 4;4 - Cô yêu cầu trẻ gộp 2 nhóm - Trẻ gộp và đếm, gắn thẻ 8 cất thẻ 4,4. - Cô để 8 hạt ngô vào 2 đĩa theo mấy cách? Đó - Trẻ nêu 8 hạt ngô vào 2 đĩa là những cách nào? Khi gộp lại đều là mấy? theo 4 cách. Đó là những cách Có cách nào bằng nhau không? Vậy số 8 là số 1,7; 2,6; 3,5; 4,4. Khi gộp lại chẵn hay lẻ? Cô nhấn mạnh lại: đều là 8 ạ. Số 8 là số chẵn ạ. + Nhóm 4 tuổi: - Xếp tất cả 8 hạt ngô ra, cho trẻ đếm. - Trẻ xếp tất cả 8 hạt ngô ra đĩa, - Cô yêu cầu trẻ tách 8 hạt ngô ra làm 2 phần đếm. + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 1,7 - Trẻ chia theo yêu cầu 1,7 - Cho trẻ gộp 2 nhóm - Trẻ gộp 2 nhóm. + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 2,6 - Trẻ chia theo yêu cầu 2,6 - Cô yêu cầu trẻ gộp 2 nhóm - Trẻ gộp 2 nhóm. + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 3,5 - Trẻ chia theo yêu cầu 3,5 - Cho trẻ gộp 2 nhóm - Trẻ gộp 2 nhóm. + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 4,4 - Trẻ chia theo yêu cầu 4,4 - Cho trẻ gộp 2 nhóm - Trẻ gộp 2 nhóm. - Cô để 8 hạt ngô vào 2 đĩa theo mấy cách? - Trẻ nêu 8 hạt ngô vào 2 đĩa Đó là những cách nào? Khi gộp lại đều là theo 4 cách. Đó là những cách mấy? Có cách nào bằng nhau không? Cô nhấn 1,7; 2,6; 3,5; 4,4. Khi gộp lại mạnh lại: đều là 8 ạ. Số 8 là số chẵn ạ. + Nhóm 3 tuổi: - Xếp tất cả 4 hạt ngô ra, cho trẻ đếm - Cô yêu cầu trẻ tách 4 hạt ngô ra làm 2 phần + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 1,3 + Trẻ chia cách chia 1,3 - Cho trẻ gộp 2 nhóm - Cho trẻ gộp 2 nhóm + Cô yêu cầu trẻ chia cách chia 2,2 + Trẻ chia cách chia 2,2 - Cô yêu cầu trẻ gộp 2 nhóm - Cho trẻ gộp 2 nhóm - Cô để 4 hạt ngô vào 2 đĩa theo mấy cách? Đó là những cách nào? Khi gộp lại đều là mấy? - Trẻ trả lời. + Nhóm 2 tuổi: - Cô cho trẻ xếp và đếm 5 bắp ngô theo khả Trẻ xếp và đếm 5 bắp ngô theo năng của trẻ. khả năng của trẻ c. Ôn luyện – củng cố. - Cho trẻ chơi thi xem đội nào nhanh. - Trẻ lắng nghe - Cô hỏi trẻ nêu cách chơi, cô khái quát lại. - Trẻ nêu cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô kiểm tra. - Trẻ chơi 2 – 3 lần. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: Cho trẻ dọn dẹp - Trẻ dọn dẹp. 4
  5. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi : Ném bô linh Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ 2, 3 tuổi: Trẻ biết chơi cùng anh chị - Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi và chơi được trò chơi - Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi cách chơi, luật chơi, và chơi tốt trò chơi 2. Kỹ năng : - Trẻ 2, 3 - 4 tuổi: Rèn trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích. - Trẻ 5 tuổi: Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ. 3. Thái độ: - Đoàn kết khi chơi với các bạn, biết giúp đỡ các nhỏ khi chơi. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Đồ chơi ngoài trời. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1:Trò chơi : Ném bô linh - Cô có đồ dùng gì? - Trẻ 3,4 tuổi trả lời. - Với đồ dùng này chúng mình có thể chơi - Trẻ 4,5 tuổi trả lời, 2,3 tuổi trò chơi gì? nhắc lại. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nghe. - Cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi. - Trẻ 5 tuổi nhắc lại. - Cô khái quát lại - Tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Cô chú ý bao quát trẻ chơi. - Trẻ tham chơi. * Kết thúc: Cô bao quát và nhận xét trẻ sau khi chơi - Trẻ chú ý nghe. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 12 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 28/30 trẻ. Vắng 02 Lý do: do cháu bị ho 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhưng bên cạnh đó còn cháu Như , cháu Phong có biểu hiện ho. 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, ngoan ngoãn, tuy nhiên còn có cháu Yến Nhi tham gia các hoạt động trong ngày còn uể oải. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng 5
  6. - Các cháu Đăng, Trường, Hoàng, Kiệt vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Tuấn, Oanh chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô thường xuyên giao bài tập cho trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất Thứ năm, ngày 14 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Trèo lên xe, Xuống xe I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Trèo lên xe, Xuống xe” bằng tiếng việt, nói được câu với các từ “Trèo lên xe, Xuống xe” Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. Nói đủ câu. - 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Trèo lên xe, Xuống xebằng tiếng việt; nói được câu với các từ “Trèo lên xe, Xuống xe”. - 3 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Trèo lên xe, Xuống xe” bằng tiếng việt - 2 tuổi: Trẻ nghe và phát âm theo cô và anh chị các từ “Quả chín, Quả xanh” bằng tiếng việt 2. Kỹ năng: - 5 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 3 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. - 2 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, bước đầu tập phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt, hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Video hành động trèo lên xe, xuống xe máy. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “Đường em đi” - Trẻ hát. - Nội dung bài hát nói về gì? - Trẻ trả lời (5 tuổi) - Khi đi trên đường bộ các con về phía tay nào? - Trả lời theo ý hiểu. - Tay phải các con đâu? - Trẻ xác định tay phải. - Khi đi trên đường các con còn chú ý tránh những gì nữa? - Tránh các con vật. => Giáo dục: Khi đi trên đường các con đi - Trẻ lắng nghe. về bên tay phải chú ý quan sát để tránh các 6
  7. con vật như con trâu, con bò, con ngựa, tránh các hố sâu.... 2. Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen các từ: Trèo lên xe, Xuống xe. a. Làm quen từ: Trèo lên xe. - Trẻ xem và thảo luận. - Cô mời 1 trẻ treò lên xe máy . - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Bạn vừa làm hành động gì? - Trẻ lắng nghe - Cô giới thiệu và đọc mẫu 3 - 4 lần. - Trẻ phát âm theo: Lớp, tổ, cá nhân. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho trẻ 2- trẻ 2-3 tuổi phát âm theo sau) 3 tuổi phát âm theo sau) - Khi trèo lên xe máy chúng mình đạt chân - Chỗ để chân. ở đâu để trèo lên? - Bên phải ạ. - Trèo lên xe ở bên nào? - Trẻ hỏi đáp và tập phát âm. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ b. Làm quen với từ: Xuống xe. - Trẻ quan sát và thảo luận. - Mời trẻ xuống xe máy và cho các bạn xem. - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Các con vừa quan sát hành động gì? - Trẻ lắng nghe. - Cô giới thiệu và đọc mẫu 3 - 4 lần. - Trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: nhân (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi (cho trẻ 4-5 tuổi trả lời trước, rồi cho trẻ 2- cho trẻ 2-3 tuổi phát âm theo sau) 3 tuổi phát âm theo sau) - Bên phải ạ. - Khi xuống xe con xuống bên nào? - Trẻ hỏi đáp. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ lắng nghe. * Giáo dục: Trẻ khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm và ngồi ngay ngắn. - Trẻ ra ngoài chơi 3. Hoạt động 3: Kết thúc. Cho trẻ ra chơi B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (VĂN HỌC) Thơ: Cô dạy con I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ 2 tuổi: Trẻ tập đọc thơ cùng cô và các anh chị lớn. - Trẻ 3 tuổi: Dạy trẻ đọc thơ và tên tác giả tên bài thơ. - 4 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và đọc thuộc thơ cùng cô. - 5 tuổi: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được tình cảm khi đọc thơ. 2. Kĩ năng. - Trẻ 2-3 tuổi: Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ - Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ đọc thơ diễn cảm thể hiện tình cảm qua bài thơ. Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đọc to rõ ràng, cung cấp vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ. 7
  8. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, thể hiện tình cảm của mình khi đọc thơ II. CHUẨN BỊ - Máy tính, tivi, nhạc bài hát em Lái ô tô. - Mô hình bài thơ Cô dạy con, tranh chữ, tranh ảnh, giấy a3, vỏ chai nhựa, que, dây, giấy màu, đèn tín hiệu giao thông. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú: - Cho trẻ vận động theo lời bài hát “Lái ô tô” - - Cả lớp vận động cùng cô + Các con vừa hát bài hát gì? - - Lái ô tô + Bài hát nhắc đến phương tiện giao thông nào? - Trẻ trả lời. + Ngoài ô tô ra các con biết còn có những loại phương tiện giao thông nào nữa? - Xe máy, Xe đạp,... - Có một bài thơ nhà của thơ Bùi Thị Tình - Trẻ chú ý lắng nghe miêu tả rất nhiều loại phương tiện giao thông . Các con có biết đó là bài thơ gì không? - Trẻ trả lời. 2. Hoạt động 2: Dạy thơ: Cô dạy con của tác giả Bùi Thị Tình . - Bạn nào đã thuộc bài thơ này đọc cho cô và các bạn nghe. - 1 trẻ 5 tuổi lên đọc thơ. - Cô mời 1 trẻ lên đọc - Các con có biết bài thơ bạn vừa đọc có tên - Trẻ trả lời theo ý hiểu. là gì? - Các con vừa nghe bạn đọc bài thơ “Cô dạy con” của tác giả “Bùi Thị Tình” đấy. - Bài thơ không chỉ có những lời thơ hay mà còn có những hình ảnh rất xinh động để giúp các con hiểu rõ hơn về bài thơ các con cùng lắng nghe cô đọc lại một lần nữa nhé - Trẻ lắng nghe cô đọc thơ - Cô đọc thơ 1 lần : Kèm mô hình. - Bài thơ Cô dạy con - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bùi Thị Tình - Do ai sáng tác? - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Bài thơ nói về điều gì? - Cô giảng dung: Bài thơ nói về các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng, bé luôn- - Nghe cô giảng nội dung. ghi nhớ lời cô giáo dạy về luật giao thông đấy. * Đàm thoại - trích dẫn- giảng giải. - Để hiểu kỹ hơn về bài thơ cô mời chúng mình nhẹ nhàng về bốn nhóm để tìm hiểu bài thơ.Đ Bạn nào muốn tìm hiểu qua phương tiện nào - Vâng ạ. thì chúng mình hãy cùng về nhóm lấy bàn và lấy phương tiện đó ra nhé. 8
  9. - Trong bài thơ nhắc đến những phương tiện - Trẻ trả lời. giao thông nào? - Trẻ trả lời. - Máy bay bay ở đâu? Đường không ở đâu? - Đường bộ - Ôtô đi chạy ở đường nào? - Đường thủy. - Tàu thuyền, ca nô chạy ở đâu? - Trẻ trích dẫn. - Điều đó thể hiện qua câu thơ nào? => Sau giờ học ở trường, bạn nhỏ trong bài thơ đã kể với mẹ của mình những lời cô giáo dạy về bài phương tiện giao thông , các loại PTGT đó đều có nơi để cho chúng hoạt động, điều đó được thể hiện qua các câu thơ: + Trích dẫn: “ Mẹ, mẹ ơi cô dạy - Nghe cô trích dẫn. Bài phương tiện giao thông Máy bay, bay đường không Ô tô chạy đường bộ Tàu thuyền ca nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi!” - Ngoài ra cô dạy khi đi bộ thì đi ở đâu? - Đi trên vỉa hè. - Đường quê mình có vỉa hè không? Vậy khi đi trên đường làng các con đi như thế nào? - Trẻ trả lời. - Khi ngồi tên tàu xe thì sao? - Trẻ trả lời câu hỏi. - Cô giải thích cụm từ “không thò đầu cửa sổ” là ngồi ngay ngắn ở trong xe, không được thò - Chú ý nghe. đầu ra ngoài cửa sổ vì như thế sẽ rất nguy hiểm. - Cho trẻ lên trải nghiệm ngồi trên mô hình xe ô tô. - Trẻ trải nghiệm. => Trong bài thơ cô con dạy các con khi đi bộ thì nhớ đi trên vỉa hè, khi ngồi trên tàu, xe thì ngồi ngay ngắn được thể hiện qua những câu thơ nào? + Trích dẫn: “Con nhớ lời cô rồi Khi đi trên đường bộ Nhớ đi tên vỉa hè - Trẻ trích dẫn. Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ” - Đến ngã tư đường phố thì đi theo tín hiệu của đèn gì? - Đèn tín hiệu giao thông. - Gặp đèn đỏ thì phải thế nào? - Dừng lại. - Đèn vàng thì làm gì? - Chuẩn bị. - Còn đèn xanh thì sao? - Được đi. 9
  10. => Đến ngã tư đường phố thì các bạn phải đi theo đèn tín hiệu giao thông qua những câu thơ sau: + Trích dẫn: “Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừng - Trích dẫn. Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi” - Hai câu thơ cuối nói lên điều gì? - Trẻ trả lời. + Trích dẫn: “Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được”. - Lắng nghe. - - Qua bài thơ các con học được điều gì? - Trả lời theo ý hiểu. => Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đúng luật lệ giao thông như khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩynhau, không - Chú ý nghe. thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ, khi đi bộ các con nhớ đi sát lề đường đi về phía tay phải... - Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. - Trẻ chơi trò chơi. * Dạy trẻ đọc thơ. - Cô mời trẻ đọc thơ theo các hình thức: cả lớp, tổ, nhóm (Đếm số bạn lên đọc), cá nhân (đọc - Cả lớp, tổ, nhóm (Đếm số bạn đan xen) lên đọc), cá nhân (đọc đan xen) - Cô động viên khuyến khích và sửa sai. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Các con quan sát xem cô có gì đây? - Trẻ trả lời. - Đây những nguyên vật liệu mà các con có thể thiết kế, gấp các phương tiện giao thông có trong nội dung bài thơ ngày hôm nay chung ta vừa học. Bây giờ cùng nhau thiết kế, gấp những phương tiện giao thông mà các con yêu thích để tặng cho tác giả. - Vâng ạ. - Các con hãy về nhóm và lựa chọn nguyên liệu để làm nào. - Trẻ chọn nguyên liệu. - Cho trẻ gấp máy bay, thuyền, thiết kế ô tô theo nhóm. - Trẻ thực hiện. - Mời một bạn dùng điện thoại chụp lại những thiết kế này, để cô gửi cho tác giả xem nhé. - Trẻ chụp ảnh lưu niệm. - Tác giả bài thơ đã nhận được những hình ảnh mà các con vừa làm, tác giả rất vui và gửi lời cảm ơn lớp chúng mình đấy. - Chú ý nghe. - Buổi học của chúng mình hôm nay đã kết thúc rồi, chúng mình cùng thu dọn đồ dùng nào. - Thu dọn đồ dùng. 10