Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 29, Chủ đề nhánh: Con cá - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

docx 9 trang Bách Hải 17/06/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 29, Chủ đề nhánh: Con cá - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_tuan_29_chu_de_nhanh_co.docx

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm non (Tăng cường) - Tuần 29, Chủ đề nhánh: Con cá - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

  1. TUẦN 29: Từ 04/04 đến 08/04/2022 Chủ đề nhánh: Con cá Thứ hai, ngày 04 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Con cá, con tôm I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - Trẻ 2 tuổi: Trẻ biết gọi tên Con cá, con tôm cùng anh chị và theo cô. - Trẻ 3,4 tuổi: Trẻ nghe và phát âm đúng các từ: Con cá, con tôm cùng cô - Trẻ 5 tuổi: Nghe hiểu nghĩa và phát âm đúng các từ: Con cá, con tôm. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. 2. Kỹ năng. - Trẻ 2,3 tuổi: Rèn khả năng quan sát và phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. - Trẻ 4,5 tuổi : Rèn khả năng quan sát và tự phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Video Con cá, con tôm III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài Cá vàng bơi. - Trẻ hát. + Bài hát nói về con gì? - Trẻ trả lời. + Bài hát nói về điều gì? - 3,4,5 tuổi trả lời 2 tuổi nhắc lại. 2. Hoạt động 2: Làm quen các từ: Con cá, Con tôm a. Làm quen từ: Con cá. - Cô chỉ vào con cá và hỏi cả lớp. - Trẻ quan sát. - Đây là con gì đây? - Trẻ 3-4 tuôi trả lời - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn. - Trẻ phát âm - Cô giới thiệu và phát âm 3 - 4 lần. - Trẻ 4-5 tuổi trả lời - Con cá con vật sống ở đâu? - Trẻ trả lời - Con cá để làm gì? - 2,3,4 tuổi trả lời - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: Lớp, - 5 tuổi trả lời tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ lắng nghe a. Làm quen từ: Con tôm. - Cô chỉ vào con tôm và hỏi cả lớp. - Trẻ quan sát. - Đây là con gì đây? - Trẻ 3-4 tuôi trả lời - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn. - Trẻ phát âm - Cô giới thiệu và phát âm 3 - 4 lần. - Trẻ 4-5 tuổi trả lời - Con tôm là con vật sống ở đâu? - Trẻ trả lời - Con tôm để làm gì? - 2,3,4 tuổi trả lời 1
  2. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: Lớp, - Lớp, tổ, cá nhân phát tổ, cá nhân. âm. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ lắng nghe => Giáo dùng trẻ nghe lời cô giáo và đoàn kết với bạn. * Kết thúc: Cho trẻ cất đồ dùng. - Trẻ cất đồ dùng. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) VĐCB: Bật qua vật cản TC: Ném vòng cổ chai I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ biết tập bật qua vật cản cùng các anh chị 4-5 tuổi và cô giáo. - 3 tuổi: Trẻ nhớ tên vận động biết bật qua vật cản dưới sự hướng dẫn của cô. - 4 tuổi: Trẻ biết bật qua vật cản, biết chơi trò chơi ném vòng cổ chai. - 5 tuổi: Trẻ biết cách bật qua vật cản đúng động tác. Biết cách chơi trò chơi ném vòng cổ chai. 2. Kỹ năng: - 2 tuổi: Luyện trẻ kỹ năng bật. - 3,4 tuổi: Luyện kỹ năng cho trẻ biết nhún chân bật mạnh qua vật cản bằng 2 chân và tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên. - 5 tuổi: Trẻ biết nhún chân bật mạnh qua vật cản bằng 2 chân và tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học, nhanh nhẹn khi tham gia chơicùng bạn. - Tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh. II. CHUẨN BỊ: - Sân sạch sẽ bằng phẳng. - Quần áo trẻ gọn gàng - 2 vật cản cao 10- 15cm. - Bóng cho trẻ chơi trò chơi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động: - Các con ơi! Chúng mình cùng hát với cô bài hát: “ Nắng sớm”. và ra ngoài sân - Các con vừa hát bài hát gì? - Nắng sớm ạ. - Nắng buổi sớm giúp cơ thể của chúng mình khỏe mạnh đấy. - Chúng mình thường làm gì? - Tập thể dục ạ! - Vậy bây giờ cô và các con cùng nhau tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh nhé. - Vâng ạ. 2
  3. - Cho trẻ xếp thành vòng tròn kết hợp các kiểu - Trẻ thực hiện cùng cô các đi: Đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót kiểu đi. chân, đi bằng mũi bàn chân. - Cho trẻ về đội hình 2 hàng dọc. - Cho trẻ điểm số 1, 2 tách làm 4 hàng để tập bài tập phát triển chung. 2. Hoạt động 2: Trọng động: - Trẻ tập động tác cùng cô a. Bài tập phát triển chung. - Tay: Đưa 2 tay ra trước về phía sau - Trẻ tập động tác cùng cô (4lx4n) - Bụng: Đứng quay người sang 2 bên.. - Trẻ tập động tác cùng cô (4lx4n) - Chân: Đứng, 1 chân ra trước, khuỵu - Trẻ tập động tác cùng cô - Bật: Bật Tiến – Bật lùi (4lx4n) b. VĐCB: "Bật qua vật cản ” - Cô làm mẫu: - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con cách bật qua vật -Trẻ quan sát cô làm mẫu. cản để chúng ta có một sức khỏe dồi dào nhé. Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích - Trẻ quan sát cô làm mẫu và - Lần 2: Cô làm mẫu kèm theo giải thích (Từ lắng nghe cô phân tích động đầu hàng cô đi tới vạch xuất phát với tư thế tác tập chuẩn bị hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh “bật” cô bật mạnh qua vật cản, tiếp đất bằng hai nửa bàn chân trên) - Lần 3: Cô làm mẫu và nhấn mạnh vào một số kĩ năng cơ bản của vận động( Khi bật các con nhớ bật mạnh qua vật cản bằng hai chân và tiếp đất bằng hai nửa bàn chân, không được chạm -Trẻ lên tập mẫu. vào vật cản). - Cô mời 1 bạn lên tập( trẻ tập tốt cô động viên, khen trẻ) - Gọi 2 trẻ lên tập - Gọi 4 trẻ lên tập - Cả lớp cùng tập - Cho cả lớp tập l lượt từ 2 bạn đầu hàng cho đến hết - Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu. + Trẻ thực hiện. - Cho trẻ luyện tập nhiều lần ( Trẻ nào chưa thực hiện được cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện). - Thi đua giữa 2 tổ. - Bật qua vật cản - Hỏi trẻ vừa được tập bài vận động gì? - Các con vừa đươc tập bài “ Bật qua vật cản” rất giỏi, cô tặng cho chúng mình một trò chơi “ 3
  4. Ném vòng cổ chai”. * Trò chơi vận động “Ném vòng cổ chai”. - Trẻ lắng nghe cô nói cách - Cô giới thiệu tên trò chơi và gợi ý trẻ nêu cách chơi chơi và luật chơi. - Cô nhấn mạnh lại cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ hứng thú tham gia chơi 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ thả lỏng cơ thể tập các đông tác nhẹ nhàng -Trẻ đi tập nhẹ nhàng cùng ( theo nhạc) 1 – 2 vòng và chuyển hoạt động cô C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sat: Hoa ngọc thảo Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍC YÊU CẦU 1. Kiến thức - 2-3 tuổi: Trẻ được hít thở không khí trong lành, mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh - Trẻ 4 tuổi: Trẻ được quan sát hoa ngọc thảo, biết cách chăm sóc và bảo vệ hoa. - Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhận biết và gọi tên một số đặc điểm của cây hoa ngọc thảo(Quan sát kỹ phần lá) 2.Kỹ năng: - 2-3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ. - 4 tuổi: Phát triển ở trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định - 5 tuổi: Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển thể lực cho trẻ 3.Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu trường lớp, có ý thức giữ gìn vệ sinh làm đẹp môi trường. Không bứt lá bẻ cành, biết chăm sóc bảo vệ cây bằng những hành động nhỏ như tưới cây, nhổ cổ. II.Chuẩn bị: - Hoa ngọc thảo để quan sát - Trang phục của cổ trẻ gọn gàng - Đồ chơi ở sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Hoa ngọc thảo. - Cô cho trẻ đi ra sân đi đến địa điểm khu bồn hoa - Trẻ thực hiện của trường cho trẻ quan sát cây 1- 2 phút, cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nói lên những hiểu biết của mình. + Bạn nào giỏi cho cô biết đây là hoa gì? - 2,3 tuổi trả lời + Cây có những phần nào? - 4,5 tuổi trả lời => Cô chốt lại: Đây là hoa ngọc thảo, cây có phần gốc, thân, cành và hoa . +Trẻ trả lời các câu hỏi của - Cô chỉ và hỏi trẻ: cô. + Đây là phần gì của cây ? ( Lá hoa ngọc thảo) 4
  5. ( Gọi 3- 5 trẻ trả lời) + Lá có đặc điểm gì? ( Gọi 3- 5 trẻ trả lời) + Lá có màu gì? - 2,3 tuổi trả lời + Cô chỉ vào các đặc điểm của lá hỏi trẻ - 4,5 tuổi trả lời => Cô chốt lại: Đây là lá cây hoa ngọc thảo, lá có màu xanh , lá hơi tròn, ở giữa có gân lá. + Trồng hoa ngọc thảo để làm gì? + Ngoài hoa ngọc thảo chúng mình còn biết hoa nào khác nữa? - Cô chốt lại giáo dục trẻ: Đúng rồi, các cô các bác đã rất vất vả để trồng được những cây hoa - Trẻ chú ý ngọc thảo như thế này đấy để cho trường chúng ta thêm đẹp vì vậy các con phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại hoa nhé! 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời. - Cô giới thiệu tên đồ chơi cho trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe. - Cô bao quát động viên trẻ chơi - Trẻ chơi tự do. * Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ chơi - Trẻ thu dọn đồ dùng. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 04 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 29/30 trẻ. Vắng 01 Lý do: do cháu bị sổ sốt nhẹ 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhưng bên cạnh đó còn cháu Hân biều ho 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết tham gia các hoạt động trong ngày 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu Đăng, Mạnh, Yến Nhi, Thúy vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Cúc, Hằng chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô thường xuyên giao bài tập cho trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm Thứ tư, ngày 06 tháng 04 năm 2022 Đồng chí Hoàng Thị Ngọc Bích dạy định mức 5
  6. Thứ sáu, ngày 08 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn lại các từ đã học trong tuần I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ đã được làm quen bằng tiếng việt; nói được câu với các từ đã được làm quen. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. Nói đủ câu. - 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ đã được làm quen bằng tiếng việt; nói được câu với các từ đã được làm quen. - 3 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ đã được làm quen bằng tiếng việt - 2 tuổi: Trẻ nghe và phát âm theo cô và anh chị các từ đã được làm quen bằng tiếng việt 2. Kỹ năng: - 5 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 3 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. - 2 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, bước đầu tập phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ yêu thích tiếng việt, hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: video, hình ảnh, vật thật chứa các từ đã học trong tuần. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài Cá vàng bơi. - Trẻ hát. - Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát. - 4, 5 tuổi trả lời. * Giáo dục: Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật sống dưới nước. - Cô chú ý lắng nghe cô giáo dục 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học trong tuần - Cho trẻ ôn lại các từ đã làm quen. - Cho trẻ 4-5 tuổi phát âm trước và cho trẻ 2-3 - Trẻ phát âm dưới các hình thức: tuổi phát âm theo. Cô bao quát sửa sai. 4-5 tuổi, 2-3 tuổi, lớp, cá nhân, tổ. - Cho trẻ chơi trò chơi thi ai nhanh. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nói tên hoặc mở video nào trẻ - Cô hỏi trẻ 4-5 tuổi cách chơi, luật chơi? phải nhanh nói được tên đồ vật và hoạt động đó. Luật chơi: Ai sai phải nhảy lò cò - Cho trẻ chơi: 3-4 lần. - Trẻ chơi. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Kết thúc: Trẻ đọc bài thơ: Cầu vồng và - Trẻ đọc thơ và chuyển hoạt nhàng chuyển hoạt động. động. 6
  7. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (VĂN HỌC) Thơ: Rong và cá I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ 2 tuổi: Trẻ tập đọc thơ cùng cô và các anh chị lớn. - Trẻ 3 tuổi: Dạy trẻ đọc thơ và tên tác giả tên bài thơ. - 4 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và đọc thuộc thơ cùng cô. - 5 tuổi: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện được tình cảm khi đọc thơ. 2. Kĩ năng. - Trẻ 2-3 tuổi: Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ - Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ đọc thơ diễn cảm thể hiện tình cảm qua bài thơ. Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đọc to rõ ràng, cung cấp vốn từ cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, thể hiện tình cảm của mình khi đọc thơ II. CHUẨN BỊ - Tranh minh họa bài thơ, III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài Cá vàng bơi. - Trẻ hát. - Các con vừa hát bài hát gì? - Trẻ trả lời. - Bài hát về nói về con gì? (cho trẻ quan sát bể cá) - Mời 4 trẻ. - Con cá vàng sống ở đâu? - Các con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nửa không? - Trẻ kể. - Cô khai thác: có nhiều loại đông vật sống dưới - Chú ý nghe. nước như: tôm, cua, óc,... - Giáo dục trẻ yêu quý các loại động vật, biết giữ gì môi trường nước trong sạch để các con vật sống và sinh trưởng. - Trẻ chú ý nghe. 2. Hoạt động 2: Dạy đọc thơ: Rong và cá. - Dẫn dắt giới thiệu bài thơ “Rong và Cá” của nhà thơ Phạm Hổ. - Trẻ nghe. - Cô mời 1, 2 trẻ đọc. - Đọc thơ cho trẻ nghe: - Trẻ 4, 5 tuổi đọc. + Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ. + Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh. - Nghe cô đọc thơ. - Hỏi trẻ nội dung bài thơ. - Cô khaais quát lại: nội dung bài thơ: Giữa hồ - Trẻ 4, 5 tuổi trả lời. nước trong xanh có đàn cá nhỏ đuôi đỏ lụa hồng đang quẫy đuôi múa như văn công bên cạnh những 7
  8. cô rong xanh mềm mại. - Trẻ nghe. *. Đàm thoại, giảng giải. - Cô vừa đọc bài thơ gì? do ai sáng tác? - Cô rong xanh sống ở đâu? - 2,3 tuổi trả lời. - Cô rong xanh đẹp như thế nào? => Giải thích từ “tơ”. Tơ là một loại sợi nhỏ mỏng - Như tơ nhuộm. mảnh, mềm mại. Rong xanh cũng mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn trong nước. - Đàn cá nhỏ sống ở đâu? - Chú ý lắng nghe. - Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh? - Dưới nước. - Đàn cá nhỏ đẹp như thế nào? (đuôi cá có gì?) - Làm văn công. - Cá bơi như thế nào? cá đẹp không? => Giáo dục trẻ giữ gì môi trường nước: không - Trẻ trả lời. vức rát bừa baiix xuống ao, hồ, bể cá,.. để cho cá có môi trường sống trong sạch - Trẻ nghe. c. Dạy trẻ đọc thơ: - Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 lần. - Lớp đọc thơ - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. - Các tổ thi đua đọc thơ - Cô mời cá nhân lên đọc - Tổ đọc luân phiên. - Động viên khuyến khích và sửa sai. - Cá nhân trẻ đọc thơ * Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Đi chơi”, ra sân. - Trẻ ra sân. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ biết kể tên các đồ dùng đồ chơi và quang cảnh sân trường khi được cùng cô đi dạo và chơi với lá cây theo ý thích. - Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết quan sát và lăng nghe, phát âm theo anh, chị, cô trường lớp và các đồ chơi có ở trên sân trường và tham gia trò chơi cùng anh chị 2. Kỹ năng. - Trẻ 2,3,4,5 tuổi: Rèn sự quan sát, mở rộng vốn từ và khả năng giao tiếp và biết chơi cạnh nhau chơi hòa thuận. 3. Thái độ. Trẻ biết yêu qúy trường lớp mầm non, biết nghe lời cô giáo và đoàn kết khi chơi với bạn. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi trên sân trường - Cho trẻ ra sân chơi và hát bài hát “Khúc - Trẻ hát và đi dạo chơi. hát dạo chơi”. 8
  9. + Các con đang đi đâu? - Trẻ 3-4 tuổi trả lời đang đi chơi ạ + Trên sân trường có những gì? - Trẻ 4-5 tuổi kể. Trẻ 2-3 nhắc lại + Các đồ chơi để làm gì? - Để chơi + Để đồ chơi này bền đẹp các con phải làm gì? - Trẻ 4-5 tuổi trả lời + Trên sân trường còn có gì? - Trẻ 4-5 tuổi kể có cây xanh ạ. + Vậy các con sẽ làm gì để cây xanh tốt? - Chăm sóc ạ (4,5 tuổi) - Mỗi câu hỏi của cô cho nhiều trẻ được trả lời, sau đó cô khái quát lại ý trẻ đã trả lời => Giáo dục trẻ biết yêu qúy trường lớp - Trẻ chú ý nghe mầm non, biết giữ gìn đồ chơi trong và ngoài lớp học. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời - Đây là khu đồ chơi gì? - Đồ chơi ngoài trời. - Khi chơi như thế nào? - Đoàn kết, không xô đẩy nhau. - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài theo ý thích của trẻ. trời theo ý thích của trẻ. - Cô quan sát, động viên trẻ. * Kết thúc: Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, vào lớp - Trẻ vệ sinh sạch sẽ, vào lớp. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 08 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 30/30 trẻ. 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhưng bên cạnh đó còn cháu Linh biều ho, cháu Phong có biểu hiện mộng du khi ngủ. 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết tham gia các hoạt động trong ngày 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu Đăng, Nhi vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Nghĩa, Cường chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô thường xuyên giao bài tập cho trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm trẻ tốt hơn. 9