Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 01, Chủ đề nhánh: Bé vui hội trăng rằm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy

doc 8 trang Bách Hải 17/06/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 01, Chủ đề nhánh: Bé vui hội trăng rằm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_tuan_01_chu_de_nhanh_be.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Tuần 01, Chủ đề nhánh: Bé vui hội trăng rằm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy

  1. CHỦ ĐỀ LỚN: TRƯỜNG MẦM NON Chủ đề nhánh: Bé vui hội trăng rằm Tuần 01. Thực hiện từ 05/9 đến 09/9/2022 Thứ ba, ngày 06 tháng 09 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Đèn ông sao, đèn lồng. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: Đèn ông sao, đèn lồng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. II. CHUẨN BỊ - Tranh ảnh hoặc vật thật đèn ông sao, đèn lồng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Tết trung thu có những gì? - Trẻ nghe. - Giáo dục trẻ yêu mến văn hoá dân tộc. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Đèn ông sao, đèn lồng. * Làm quen từ: Đèn ông sao. - Cô có gì đây?(4t) - Trẻ trả lời. - Dèn ông sao có hình gì? Màu gì? (4,5t) - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: Đèn lồng - Đây là cái gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Các con thường nhìn thấy đèn lồng khi nào? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Trẻ phát âm. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ gì? (5t) => Cô khái quát lại các từ - Trẻ trả lời. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới trăng” chuyển hoạt - Trẻ hát. động B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ (Tạo hình) Thiết kế đèn lồng (EDP) I. MỤC TIÊU - Khoa học: Trẻ biết được tên gọi, nguyên liệu và cách trang trí đèn lồng
  2. - Công nghệ: Biết sử dụng các vật liệu, dụng cụ, thiết bị giảng dạy: Giấy màu, giấy a4, kéo, keo, băng dính, khăn lau, chai nhựa, que, dây để làm ra đèn lồng. - Kỹ thuật: Kỹ thuật tạo ra đèn lồng. - Nghệ thuật: Đèn lồng đẹp, màu sắc hài hoà. - Toán: Trẻ học số đếm, hình dạng. II. CHUẨN BỊ. - Giấy màu, giấy a4, kéo, keo, băng dính, khăn lau, chai nhựa, que, dây III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hỏi. - Các con có biết sắp đến ngày gì không? - Trẻ trả lời. - Tết trung thu có những gì? - Các con có thích đèn lồng không? - Bây giờ cô và các con cùng nhau thiết kế đèn - Trẻ lắng nghe. lồng nhé.. 2. Tưởng tượng. - Các con đã biết gì về đèn lồng? - Trẻ trả lời. - Đèn lồng có những bộ phận gì? - Có những loại đèn lồng nào? - Những cái đèn lồng đó được làm bằng chất liệu - Trẻ trả lời theo ý hiểu gì? - Đèn lồng được làm như thế nào? - Đèn lồng có ý nghĩa gì trong ngày tết trung thu? - Trẻ trả lời. - các con biết về đèn lồng qua đâu? - Con tìm hiểu về đèn lồng qua phương tiện nào? + Cho trẻ về nhóm khám phá qua tranh ảnh, điện - Trẻ về nhóm và khám thoại. phá. 3. Thiết kế. - Cho trẻ thiết kế đèn lồng lên giấy. - Trẻ thiết kế đèn lồng trên - Cô bao quát, khuyến khích trẻ thiết kế giấy. 4. Chế tạo. - Trẻ thực hiện làm đèn lồng. - Trẻ làm đèn lồng. - Cô bao quát, hỗ trợ trẻ khi trẻ cần cô giúp. - Nhắc trẻ về an toàn khi sử dụng kéo. 5. Thử nghiệm và thiết kế lại. - Cô cho trẻ quan sát sản phẩm của trẻ xem đã - Trẻ quan sát sản phẩm được chưa. - Con đã làm được gì? - Con thấy đèn lồng của con đã dính chắc chưa? - Trẻ trao đổi với cô và Màu sắc đã hài hoà chưa? bạn về sản phẩm của mình - Hôm nay các con đã học được gì? - Con có muốn thay đổi gì trong sản phẩm của mình không? - Cô khen gợi và cho trẻ thu dọn đồ dùng - Trẻ thu dọn đồ dùng.
  3. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Rước đèn trung thu Trò chơi: Lộn cầu vồng I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - Trẻ biết hoạt động rước đèn trung thu là một hoạt động không thể thiếu trong tết trung thu - Trẻ biết chơi trò chơi. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, ngôn ngữ, ghi nhớ cho trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ yêu quý, giữ gìn và bảo vệ văn hoá dân tộc. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Sản phẩm đèn lồng của trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Rước đèn trung thu. - Cô cho trẻ đi dạo chơi sân trường và cùng - Trẻ đi rước đèn rước đèn trong sân trường. - Con có nhận xét gì hoạt động vừa rồi? - Trẻ trả lời - Trong đêm trung thu còn có gì nữa? => Giáo dục trẻ yêu quý giữ gìn và bảo vệ - Trẻ lắng nghe văn hoá dân tộc. 2. Hoạt động 2: Trò chơi: Lộn cầu vồng. - Cô giới thiệu trò chơi. + Cách chơi:Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau - Trẻ nghe cô nói cách chơi tay đu đưa sang hai bên theo nhịp, mỗi lần đưa tay sang là ứng dụng với một tiếng: Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Ra lộn cầu vồng. Đọc đến câu cuối cùng, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc hai lần, cách vung tay cũng giống như lần một, đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu. . - Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Động viên khuyến khích trẻ chơi.
  4. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: 3. Giải pháp thực hiện. ____________________________________ Thứ năm, ngày 08 tháng 09 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Bút chì, cục tẩy. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: Bút chì, cục tẩy. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. II. CHUẨN BỊ - Bút chì, cục tẩy. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Giáo dục trẻ yêu mến trường lớp, thầy cô và các - Trẻ nghe. bạn. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Bút chì, cục tẩy. * Làm quen từ: Bút chì - Cô có gì đây?(4t) - Trẻ trả lời. - Bút chì dùng để làm gì?4,5t) - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: Cục tẩy - Đây là cái gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Cục tẩy dùng để làm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Trẻ phát âm. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ gì? (5t) => Cô khái quát lại các từ - Trẻ trả lời. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Vui đến trường” chuyển hoạt động - Trẻ hát.
  5. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: Trăng sáng I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 4 tuổi:Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - 5 tuổi: Trẻ thuộc thỡ đọc diễn cảm, hiểu nội dung bài thơ. 2. Kỹ năng: - 4 tuổi: Rèn sự quan sát và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. - 5 tuổi:Rèn kỹ năng trả lời đủ câu, phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tưởng tượng cho trẻ. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ - Hình ảnh minh họa III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề - Trẻ trò chuyện với cô - GD trẻ chăm ngoan, học giỏi, đoàn kết bạn bè. - Có một bài thơ rất hay nói về vẻ đẹp của trăng đó là bài thơ: "Trăng sáng" của tác giả Nhược Thủy. - Trẻ lắng nghe Hôm nay cô và chúng mình cùng đọc thật hay bài thơ này nhé. 2. Hoạt động 2: Thơ “Trăng sáng” - Để đọc được hay và hiểu hơn về nội dung bài thơ thì cô mời 1 bạn thuộc bài thơ đọc cho cô và cả lớp cùng nghe nào. - Lần 1: Mời 1 trẻ đọc (5t) - 1 trẻ 5 tuổi đọc thơ - Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp hình ảnh minh họa - Trẻ lắng nghe cô đọc - Để chúng mình hiểu hơn về bài thơ, bây giờ cô mời chúng mình về nhóm và cùng khám phá về bài - Trẻ về nhóm khám phá thơ nhé. bài thơ. 3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Các con vừa khám phá bài thơ gì? Của tác giả - Trẻ trả lời nào? (4,5t) - Bài thơ nói về cái gì? (5t) - Trẻ trả lời - Sân nhà bé sáng được là nhờ có gì? (4,5t) - Ánh trăng. - Ông trăng trong bài thơ giống cái gì? (5t) - Trẻ trả lời. - Những hôm nào trăng khuyết thì nhìn trăng giống - Cái đĩa. cái gì? (4t) - Giống con thuyền trôi - Em đi thì trăng như thế nào? (4t) - Trăng muốn cùng em đi đâu? (4,5t) - Trẻ trả lời
  6. - Bây giờ chúng mình cùng thể hiện tình cảm của chúng mình qua bài thơ này nhé. 4. Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ - Đọc thơ theo tổ, theo nhóm, cả lớp, cá nhân. - Trẻ đọc thơ - Đọc luân phiên cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. => Giáo dục trẻ phải biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè - Trẻ nghe. khi khó khăn. - Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài chơi. - Trẻ ra ngoài C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm: Chăm sóc vườn rau I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết chăm sóc vườn rau như: nhổ cỏ, xới đất, tưới rau. - Biết đoàn kết, kết hợp cùng bạn chăm sóc vườn rau. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng vận động tay chân giúp trẻ nhanh nhẹn, khéo léo hơn. 3. Giáo dục: - Trẻ biết về tác dụng của rau xanh, biết chăm sóc vườn rau. II. CHUẨN BỊ - Dụng cụ để xới đất, doa tưới cây, xọt đựng rác, chậu. III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Chăm sóc vườn rau. - Các con nhìn xem lớp mình có nhiều đồ dùng gì - Trẻ trả lời. đây? (4,5t) - Đồ dùng này để làm gì? (5t) - Để chăm sóc vườn rau - Vậy bây giờ chúng mình hãy cùng nhau đi chăm ạ. sóc vườn rau nhé. - Cho trẻ cầm dụng cụ và đi ra vườn rau. - Trẻ ra vườn. - Chúng mình sẽ làm gì để chăm sóc vườn rau? 4,5t - Bạn nào sẽ nhổ cỏ (xới đất, tưới rau) ? - Trước tiên thì chúng mình sẽ nhổ cỏ, sau đó xới - Trẻ lắng nghe đất và cuối cùng là tưới rau nhé. - Các bạn nhóm nhổ cỏ hãy nhổ cỏ đi nào. - Trẻ nhổ cỏ. - Lưu ý khi đi vào vườn chúng mình không được dẫm vào cây rau nhé. - Nhổ cỏ thì cho cỏ vào sọt rác nhé. - Sau khi nhổ cỏ xong thì cho tre xới đất và tưới - Trẻ xới đất, tưới rau. rau - Cho trẻ thực hiện, cô bao quát trẻ. 2. Hoạt động 2. Kết thúc - Các con vừa làm gì? - Chăm sóc vườn rau ạ.
  7. - Cô khái quát lại. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc vườn rau và ăn các - Trẻ lắng nghe loại rau. - Cho trẻ rửa tay chân và dọn đồ vào lớp. - Trẻ thu dọn đồ. D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Toán Finger Math Làm quen với bàn tay BÀI 1: BÉ LÀM QUEN VỚI NGÓN TAY, NHẬN BIẾT CÁC SỐ TRÊN BÀN TAY PHẢI I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Bé nhận biết, phân biệt được tay phải, tay trái. - Trẻ biết ký hiệu các số trên bàn tay phải, tay trái. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết, phân biệt chữ số, số lượng, ký hiệu số 0-9 trên bàn tay phải. - Rèn tính tập trung, chú ý, ghi nhớ. 3. Thái độ: - Trẻ thoải mái tham gia các hoạt động cùng cô. II. Chuẩn bị - Nhạc trò chơi vận động. Thẻ ký hiệu số 0-9 trên bàn tay phải. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Khởi động - Trẻ chơi - Trò chơi “ Tay phải, tay trái” 2. Hoạt động 2. Bé làm quen với các ngón tay, nhận biết các số trên ngón tay. - Tay phải có tác dụng gì? - Cầm thìa, cầm bút - Tay trái có tác dụng gì? - Cầm bát, giữ mép vở. - Hướng dẫn trẻ tay phải quy ước hàng đơn vị. - Dạy trẻ số lượng, chữ số 0-9 trên bàn tay phải. - Trẻ chú ý - Dạy ký hiệu số 0-9 trên bàn tay phải hàng đơn - Trẻ chú ý vị. - Trẻ thực hiện theo yêu + Số 0 cầu của cô + Số 1: Cây nến + Số 2: Tai thỏ + Số 3: Dĩa trái cây + Số 4: 4 anh gầy (4 cây nến) + Số 5: Anh béo + Số 6: Càng cua + Số 7: Súng nhỏ + Số 8: Súng lớn + Số 9: Bai bai.
  8. - Trẻ thực hành nhận biết số trên bàn tay phải - Trẻ thực hiện theo cô 3. Hoạt động 3. Củng cố - Cho trẻ làm quen thẻ số 0-9 - Trẻ chú ý - Củng cố: Trò chơi” Ai nhanh nhất” - Cách chơi: Trẻ chú tập trung cao độ vào cô. Khi cô dơ thẻ số tương ứng với các số trên thẻ. - Trẻ lắng nghe Trẻ đoán nhanh nhất, đúng nhất sẽ được 1 thẻ đó.. - Luật chơi: Bạn nào đoán chậm sẽ không được cô tặng thẻ - Cô tổ chức trẻ chơi 1-2 lần - Trẻ chơi - Cô chốt: Buổi học hôm nay. - Ôn lại các ngón tay, nhận biết số trên bàn tay - Trẻ ôn phải 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Cho trẻ hát bài hát “ Tập đếm”’ - Trẻ hát. E. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khoẻ của trẻ:........................................................................................................................................... 2. Thái độ, hành vi, cảm xúc:................................................................................................................................................. 3. Kiến thức, kĩ năng:...................................................................................................................................................................... 4. Điều chỉnh:........................................................................................................................................................................................... _______________________________