Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Làm quen với từ: Con gà, con vịt. Làm quen với từ: Con trâu, con bò - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Làm quen với từ: Con gà, con vịt. Làm quen với từ: Con trâu, con bò - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_lam_quen_voi_tu_con_ga.docx
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Làm quen với từ: Con gà, con vịt. Làm quen với từ: Con trâu, con bò - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền
- CHỦ ĐỀ NHÁNH: CON MÈO Tuần 21: Thực hiện từ 07/02 – 11/02/2022 Thứ hai, ngày 07 tháng 02 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen với từ: Con gà, con vịt. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức - Trẻ 3t được làm quen với từ: Con gà, con vịt qua cách phát âm. - Trẻ 2t phát âm từ: Con gà, con vịt. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát âm đúng tiếng việt. - Rèn kĩ năng quan sát. - Rèn ghi nhỡ cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý và biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Tranh Con gà, con vịt. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đê: - Cô cùng trẻ ra sân và hát bài: “Gà trống mèo con và - Trẻ hát cún con.” + Bài hát nói về những con vật gì? - Trẻ trả lời + Nhà bạn nào nuôi những con vật đó? - Trẻ trả lời. => Giáo dục trẻ biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ nghe Hoạt động 2: Làm quen từ: Con gà, con vịt. * Làm quen với từ: Con gà. - Các con xem cô có tranh vẽ con gì đây? - Trẻ trả lời - Cô phát âm mẫu. - Cô cho trẻ phát âm từ "Con gà" - Trẻ lắng nghe - Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần - Cô gọi cá nhân trẻ đọc từ theo cô (4-5 trẻ) - Trẻ phát âm - Con gà có mấy chân? - Con gà đẻ con hay đẻ trứng? - Trẻ trả lời => Cô khái quát lại và cho trẻ phát âm lại. * Làm quen với từ: Con vịt. - Trẻ phát âm - Các con xem cô có tranh vẽ con gì đây? - Cô phát âm mẫu. - Trẻ trả lời - Cô cho trẻ phát âm từ "Con vịt" - Trẻ lắng nghe - Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần - Cô gọi cá nhân trẻ đọc từ theo cô (4-5 trẻ) - Trẻ phát âm - Con vịt có mấy chân? - Con vịt đẻ con hay đẻ trứng? - Cả lớp phát âm
- - Con vịt kêu như thế nào? => Giáo dục: Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Cho trẻ hát bài “Gà trống mèo con và cún con "và đi ra ngoài. - Trẻ hát và ra ngoài. HOẠT ĐỘNG HỌC (PTTC) VĐCB: Bật qua vạch kẻ TCVĐ: Trời nắng trời mưa I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động, biết nhún bật bằng 2 chân bật qua vạch kẻ 2. Kĩ năng - Rèn luyện sự phối hợp cơ thể của trẻ: Chân, tay... 3. Thái độ: trẻ hứng thú tham gia vận động cùng cô và các bạn II. CHUẨN BỊ - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện. - Phấn vẽ, vòng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Khởi động Trẻ tập theo cô - Cô cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng quanh sân tập các kiểu chân 1-2 phút - Về thành hàng ngang tập BTPTC Hoạt động 2: Trọng động * BTPTC: Trẻ tập bài “ Ồ sao bé không lắc” Trẻ tập theo cô - Trẻ tập với cô các động tác - Mỗi động tác tập 3 - 4 lần - Cô khuyến khích động viên trẻ sau khi trẻ tập * VĐCB: Bật qua vạch kẻ Trẻ nhìn cô thực hiện - Lần 1: Cô vừa bật vừa giải thích. - Lần 2: Cô phân tích Cô đứng sát vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô trùng gối đưa 2 tay về phía trước nhún bật mạnh về phía trước - Mời 1 trẻ khá lên thực hiện Trẻ thực hiện * Trẻ thực hiện:
- - Lần lượt trẻ lên thực hiện - Cô bao quát khuyến khích trẻ thực hiện, chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô tuyên dương trẻ, động viên trẻ than gia bật qua vạch kẻ. Trẻ chơi hứng thú * TCVĐ: Trời nắng trời mưa - Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi ứng thú 3 - 4 lần - Cô hứng thú chơi cùng trẻ. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Trẻ đi lại nhẹ nhàng Các trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 2-3 phút C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường. Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ. Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ quan sát nhận biết, gọi đúng tên các đồ vật, đồ chơi, cây cối.... - Trẻ biết chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định của trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời, biết bảo vệ quanh cảnh sân trường. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Sắc xô, phấn, sỏi cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Daọ chơi sân trường. - Cô cùng trẻ hát “Khúc hát dạo chơi” và đi ra sân chơi. - Trẻ hát đi ra sân. - Các con vừa hát bài hát gì? - Chúng mình nhìn xem trong sân trường mình có - Trẻ trả lời. những gì? - À có vườn hoa và có rất nhiều cây xanh... - Các cô trồng hoa và trồng cây xanh để làm gì? - Trẻ lắng nghe. - Muốn có hoa đẹp, cây cho bóng mát các con phải làm gì? - Ngoài cây xanh, vườn hoa ra sân trường mình - Trẻ trả lời. còn có gì nữa? - Trẻ phát âm. - Cho trẻ phát âm tên một số đồ chơi ngoài trời. - Khi chơi đồ chơi các con phải như thế nào? - Trẻ trả lời. - Muốn đồ chơi ngoài bền đẹp các con phải làm gì? - Trẻ lắng nghe.
- * Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong trường, bảo vệ chăm sóc cây xanh, vườn hoa. 2. Hoạt động 2: Trò chơi: Dung dăng dung dẻ - Giới thiệu trò chơi. Hỏi trẻ cách, luật chơi. + Cách chơi: Cho trẻ nắm tay nhau đi và đọc bài - Trẻ nghe đồng dao Dung dăng dung dẻ, khi đọc đến câu ngồi thụp xuống đây, thì trẻ sẽ phải ngồi thụp xuống. + Luật chơi: Đến câu ngồi thụp xuống, nếu ai - Trẻ chơi. không ngồi thì sẽ phải ra ngoài 1 lần chơi. - Cho trẻ tham gia chơi 3 - 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi đoàn kết. - Trẻ chơi tự do. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do với phấn, sỏi. - Cho trẻ chơi tự do với phấn, sỏi theo nhóm. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 20 trẻ /21 trẻ. Vắng: 1 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Vui vẻ, thích đi học 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Trẻ biết tên vận động, biết nhún bật bằng 2 chân bật qua vạch kẻ 3. Giải pháp thực hiện: Rèn trẻ tự tin, mạnh dạn Thứ tư, ngày 09 tháng 02 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen với từ: Con trâu, con bò. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - Trẻ phát âm đúng chính xác từ con trâu, con bò. - Trẻ 2t biết phát âm cùng cô 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng phát âm chuẩn, chính xác cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Tranh ảnh có từ con trâu, con bò. III. TỔ CHỨC HOAT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài “Gà trống mèo con và cún con” - Trẻ hát - Các con vừa hát bài gì?
- - Trong bài hát có nhắc tới những con vật nào. - Các con vật đó được nuôi ở đâu? - Ngoài ra còn có con gì? => Cô giáo dục trẻ chăm sóc, yêu quý các con vật nuôi trong gia đình. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Con trâu, con bò. - Cô cho trẻ quan sát tranh có từ con trâu, con bò. - Trẻ chú ý + Cô có bức tranh gì đây? + Trong bức tranh có hình ảnh gì? - Trẻ trả lời + Con trâu, con bò được nuôi ở đâu? + Nuôi các con vật đó có tác dụng gì? - Trẻ chú ý trả lời => Cô giáo dục trẻ bảo vệ, chăm sóc các con vật nuôi. - Cô phát âm từ: Con trâu, con bò. - Cô cho trẻ phát âm theo các hình thức. + Cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm - Cô bao quát động viên trẻ 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cô cho trẻ ra ngoài và chuyển hoạt động. - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC (PTNT) Đếm trên đối tượng trong phạm vi 3 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng và nhận biết 3 chấm tròn 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng đếm trên đối tượng trong phạm vi 2 - Rèn cách xếp tương ứng 1-1 và xếp lần lượt từ trái qua phải - Rèn trẻ cách chơi trò chơi - Phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ chúng. II. CHUẨN BỊ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có 3 củ cà rốt, 3 con thỏ, thẻ chấm tròn từ 1-3. - Các nhóm đồ dùng có số lượng là 3 để xung quanh lớp. - Mô hình trang trại của bác nông dân. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: ôn đếm trong phạm vi 2. Cô cho trẻ hát: Đàn vịt con và dẫn trẻ thăm quan mô hình trang trại của bác nông dân. - Các con nhìn xem trang trại của bác nông - Trẻ hát và tham quan mô dân nuôi con vật gì đây? hình cùng cô. - Bác nuôi mấy con gà? - Trẻ trả lời - Bác nông dân nuôi mấy con Vịt?
- - Còn có mấy con Mèo? - Trẻ đếm và trả lời câu hỏi - Bác nông dân nuôi những con vật này để làm của cô. gì? - Các con có yêu quý các con vật này không? Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi HĐ2:Đếm trên đối tượng trong phạm vi 3 Cô tặng mỗi bạn 1 rổ đồ dùng các con hãy - Trẻ đi lấy đồ dùng sau đó về cùng lên lấy nào! ngồi theo hình chữ u - Trong rổ của các con có gì? - Bây giờ các con hãy xếp tất cả các chú Thỏ - Trẻ xếp tất cả số Thỏ thành ra nào! hàng ngang. - Các con xếp 2 củ cà rốt ở dưới Thỏ nào? - Trẻ xếp 2 củ cà rốt - Nhóm Thỏ và cà rốt như thế nào? - Trẻ trả lời - Nhóm nào ít hơn? Nhóm nào nhiều hơn? - Để Thỏ và cà rốt bằng nhau ta làm thế nào? - Trẻ trả lời theo ý trẻ. ( thêm 1 cà rốt) - Chúng mình cùng thêm 1 củ cà rốt nào! - Trẻ thêm 1 củ cà rốt. - Bây giờ số Thỏ và cà rốt bằng nhau chưa? - Nào chúng mình cùng đếm xem đúng 2 - Trẻ đếm: 1, 2, 3, tất cả có 3 nhóm bằng nhau không? con Thỏ. - Trẻ đếm số cà rốt: 1, 2, 3 tất cả có 3 của cà rốt - Trẻ đếm số Thỏ: 1, 2, 3 tất cả có 3 chú Thỏ - Trẻ lắng nghe Cô khẳng định số Thỏ và số cà rốt bằng nhau và cùng bằng 3. - Vậy là hôm nay cô đã dạy các con đã biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 3 đấy * Tìm đồ dùng xung quanh lớp - Trẻ tìm đồ dùng xung quanh -Bây giờ xem ai giỏi lên tìm giúp cô nhóm đồ lớp dùng có số lượng là 3 ở xung quanh lớp mình - Trẻ lên tìm nào - Trẻ lên tìm đồ dùng xung quanh lớp - Trẻ đếm và tìm chấm tròn - Cô và trẻ kiểm tra xem bạn tìm đúng chưa? tương ứng - Để chỉ nhóm có 3 đối tượng người ta còn dùng thẻ có 3 chấm tròn đấy ( Cô đưa thẻ 3 - Trẻ cất dần số cà rốt và đếm chấm tròn cho trẻ quan sát và đọc nhiều lần) - Trẻ cất và đếm số Thỏ - Cho trẻ cất dần số cà rốt sau mỗi lần cất cô hỏi trẻ còn lại mấy củ cà rốt. - Cho trẻ đếm và cất số Thỏ HĐ3: Luyện tập - Vừa rồi các con rất giỏi lên cô thưởng cho - Trẻ lắng nghe cô nói cách chúng mình trò chơi chơi + Trò chơi 1: Thử tài cùng bé - Trẻ chơi - Trên màn hình có các nhóm con vật nuôi - Nhiệm vụ của bạn lên chơi là sẽ lên di chuột
- chọn nhóm con vật có số lượng là 3 -Trẻ nghe cô giới thiệu cách Cô cho trẻ chơi sau đó cả lớp kiểm tra kết quả. chơi và tham gia chơi. + Trò chơi 2:Thỏ tìm chuồng. Cô có các chú Thỏ đang muốn tìm về nơi ở của mình, các con hãy giúp các chú Thỏ nhé . Cô chia các bạn làm 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ đưa 3 chú Thỏ về chuồng. Thời gian là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc nhóm nào dưa đúng 3 chú Thỏ về chuồng thì nhóm đó sẽ thắng cuộc. Cô cho trẻ chơi 2 lần. Sau mỗi lần chơi cô - Trẻ cất đồ dùng ra ngoài kết cùng cả lớp kiểm tra.Cô khen trẻ và kết thúc. thúc hoạt động. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Rau cải. Trò chơi: Đá bóng. Chơi tự do: Chơi với lá cây. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm ích lợi của rau cải. - Biết tên trò chơi và chơi được trò chơi. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định của trẻ. 3. Giáo dục. - Trẻ ăn nhiều rau xanh vì rau cung cấp nhiều vitamin. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Rau cải canh. Lá cây. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát rau cải. - Cô cùng trẻ ra sân và đọc bài thơ “Bắp cải xanh” - Ra sân và đọc bài thơ - Cô có rau gì đây? “bắp cải xanh” - Cho trẻ gọi tên “rau cải.”. - Bạn nào có nhận xét gì về rau cải? - Trẻ trả lời - Rau cải có màu gì? - 1- 2 trẻ trả lời. - Mặt sau của lá rau cải có gì đây? - Rau cải dùng để làm gì? - Trước khi nấu rau cải phải làm gì? - Trẻ trả lời. - Các lá rau già có ăn được không? - Rau cải nấu được những món gì? - Ngoài rau cải còn loại rau gì khác? - Các loại rau cung cấp chất gì cho cơ thể? - Trẻ lắng nghe. - Cô nhấn mạnh cho trẻ biết: Các loại rau cung cấp rất nhiều vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh vì vậy chúng mình phải ăn rau trong bữa ăn hàng ngày nhé. 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Đá bóng” - Vâng ạ
- - Cô nói tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. - Cô nhấn mạnh lại cách chơi, luật chơi: + Cách chơi: Cho cả lớp xếp thành 1 vòng tròn. - Nói cách chơi, luật chơi Khi cô nói “Đá bóng”, tất cả trẻ cùng hô to “Đá bóng bằng chân”. Cô nói “Bóng lăn”, tất cả trẻ cùng xoay 2 tay thành vòng tròn và nói “Bóng lăn tròn tròn”. Cô nói “Vào gôn” và giơ tay làm hiệu vòng tròn thì các trẻ cùng hô “Vào”. Nhưng nếu - Trẻ lắng nghe cô nêu cô giơ bàn tay xòe ra phía trước mặt thì trẻ cùng cách chơi, luật chơi. hô “Không vào”. Cứ như vậy trò chơi tiếp tục. - Luật chơi: Ai làm động tác hoặc hô không đúng với tín hiệu của cô phải ra ngoài 1 lần chơi. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô động viên khuyến - Trẻ chơi 3 – 4 lần. khích trẻ chơi 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Với lá cây. - Cô cho trẻ chơi với lá cây theo ý của trẻ. - Chơi tự do với lá cây - Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ chơi. theo ý thích của trẻ. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 20 trẻ /21 trẻ. Vắng: 1 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Cháu Khang, cháu Tường Vy vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Thuý, An chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý ra nhiều dạng bài tập cho trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất Thứ sáu, ngày 11 tháng 02 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - Trẻ phát âm đúng chính xác từ con bò, con chó, con lợn. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng phát âm chuẩn, chính xác cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Tranh ảnh có từ con bò, con lợn. con chó,...
- III. TỔ CHỨC HOAT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài “ Gà trống mèo con và cún con” - Trẻ hát - Các con vừa hát bài gì? - Các con vật đó được nuôi ở đâu? - Ngoài ra còn có con gì? => Cô giáo dục trẻ chăm sóc, yêu quý các con vật nuôi trong gia đình. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ: Con bò, con chó, con lợn. - Cô cho trẻ quan sát tranh có từ con bò, con chó, con lợn, con mèo.... + Cô có bức tranh gì đây? - Trẻ trả lời + Trong bức tranh có hình ảnh gì? + Con bò, con chó, con lợn dùng làm gì? - Trẻ chú ý trả lời + Con bò, con chó, con lợn được nuôi ở đâu? + Nuôi các con vật đó có tác dụng gì? => Cô giáo dục trẻ bảo vệ, chăm sóc các con vật nuôi. - Cô phát âm từ: Con bò, con chó, con lợn. - Cô cho trẻ phát âm theo các hình thức. + Cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân...... - Trẻ phát âm - Cô bao quát động viên trẻ 3. Hoạt động 3: Kết thúc, - Cô cho trẻ đọc bài “Con lợn” ra sân. Trẻ đọc thơ B. HOẠT ĐỘNG HỌC (PTTM) TÔ MÀU CON MÈO I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết cầm bút tô màu con mèo. - Trẻ biết tên, ích lợi, đặc điểm và tiếng kêu của con mèo. 2. Kĩ năng - Rèn cho trẻ cách ngồi, cách cầm bút khi tô màu. - Rèn kỹ năng tô màu cẩn thận khéo léo . - Rèn sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, phát triển các vận động tinh cho trẻ. - Rèn khả năng phát âm cho trẻ khi trả lời các câu hỏi của cô. 3. Thái độ - Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia hoạt đông cùng cô và các bạn . - Gd trẻ biết yêu quý,bảo vệ vật nuôi II. CHUẨN BỊ - Vở tạo hình, sáp màu - Hộp quà - Tranh mẫu của cô III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
- 1.Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ hát bài “Ai cũng yêu chú mèo” - Trẻ hát - Cô hỏi trẻ : - Các con vừa hát về con gì? - Trẻ trả lời - Nó kêu như thế nào? - Nuôi mèo để làm gì? - Nhà con có nuôi mèo không? - Giáo dục trẻ - Trẻ lắng nghe * Cho trẻ chơi “trời tối, trời sáng” - Trẻ chơi + Cô đưa hộp quà ra hỏi trẻ: Trên bàn cô có gì? - Để biết được trong hộp quà có những gì chúng mình cùng mở hộp quà với cô nào. - Trẻ cùng cô mở hộp quà - Cô đếm 3, 2, 1 mở 2. Hoạt động 2: Tô màu con mèo a: Quan sát và đàm thoại về sản phẩm mẫu: * Cô đưa bức tranh con mèo ra hỏi trẻ: - Các con nhìn xem bức tranh vẽ về con gì? - Trẻ trả lời - Con mèo này màu gì? - Màu vàng. - Muốn cho con mèo này đẹp hơn các con phải - Trẻ trả lời làm gì? - Trẻ lắng nghe và trả lời - Vậy hôm nay cô sẽ dạy chúng mình tô màu cho con mèo này nhé! - Để tô được con mèo này các con phải ngồi như thế nào? - Các con cầm bút bằng tay nào? - Cầm bằng mấy đầu ngón tay? (nếu trẻ không -Trẻ lắng nghe ,quan sát và nói được thì cô nói cho trẻ nghe). trả lời b. Hướng dẫn trẻ tô màu. * Cô tô mẫu: - Cô vừa tô, vừa hỏi trẻ: - Cô đang làm gì? - Cô tô màu cái gì? - Cô tô con mèo màu gì? - Để tô được con mèo thật đẹp, cô chọn bút màu vàng, cô cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, cô tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, cô tô đều tay, tô đến đâu hết đến đấy. Tô sao cho thật khéo không chờm ra ngoài, cứ như vậy cô tô cho đến khi tô hết con mèo thì cô dừng lại. Vậy là cô đã tô xong con mèo rồi đấy. Các con nhìn xem cô tô có đẹp không? - Các con có muốn tô màu con mèo như cô không? - Các con tô con mèo màu gì? - Vậy các con chọn bút màu vàng cho cô nào? c. Trẻ thực hiện - Cô đi quan sát hướng dẫn trẻ tô và động viên - Trẻ thực hiện