Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Làm quen từ: Máy xúc- Máy ủi. Làm quen từ: Máy bay- Kinh khí cầu - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền

docx 13 trang Bách Hải 17/06/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Làm quen từ: Máy xúc- Máy ủi. Làm quen từ: Máy bay- Kinh khí cầu - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_lam_quen_tu_may_xuc_may.docx

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Làm quen từ: Máy xúc- Máy ủi. Làm quen từ: Máy bay- Kinh khí cầu - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền

  1. Chủ đề nhánh : Thuyền buồm Từ 28/02 đến 04/03/2022 Thứ ba, ngày 01 tháng 03 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: máy xúc- máy ủi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: 2,3T: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: máy xúc, máy ủi 2. Kĩ năng: 2.3T: Rèn kĩ năng phát âm chính xác cho trẻ 3T: Rèn phát âm ngọng 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi..... II. CHUẨN BỊ . Đồ dùng: Tranh chứa các từ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài: “ em tập lái ô tô” - Trẻ hát theo cô. - Trò chuyện với trẻ về bài hát - Trẻ trả lời. - Cô giáo dục trẻ : chấp hành luật lệ giao thông 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: máy xúc, máy ủi * Làm quen từ: may xúc - Cho trẻ quan sát máy xúc và hỏi trẻ - Đây là xe gì? Máy xúc là PTGT đường gì? - Trẻ trả lời. Máy xúc dùng để làm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: máy ủi - Cho trẻ quan sát máy ủi và hỏi trẻ - Trẻ trả lời. - Đây là xe gì? Máy ủi dùng để làm gì? là PTGT đường gì? - Trẻ phát âm. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ hát. - Cho trẻ hát “em đi qua ngã tư đường phố”.
  2. B. HOẠT ĐỘNG HỌC (PTTM) DVĐ:EM ĐI CHƠI THUYỀN NH: BẠN ƠI CÓ BIẾT TC: HÁT THEO TRANH VẼ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.: Kiến thức: -2T,3T: Trẻ biết hát vận động theo nhịp bài hát: “Em đi chơi thuyền” 2. Kĩ năng: -3T: Luyện kỷ năng hát vận động theo nhịp, luyện phản xạ nhanh, chơi thành thạo trò chơi âm nhạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông, hứng thú học và tham gia chơi trò chơi. II. CHUẨN BỊ - Nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, “Bạn ơi có biết”, “Bác đưa thư vui tính”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “Em tập lái ô tô”, Anh phi công ơi”. - Tranh vẽ: Thuyền buồm, đoàn tàu, ô tô, xe đạp, máy bay. - 5 nốt nhạc - Dụng cụ âm nhạc: Đàn ghi ta, bộ gõ, xắc xô,... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú * Cô bật nhạc, trẻ đi từ ngoài vào xếp thành đội hình chữ U, đứng hát bài “Em đi chơi thuyền”: + Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài hát gì? (Em đi chơi thuyền) + Bài hát “Em đi chơi thuyền” do ai sáng tác? - Trẻ trả lời (Nhạc sĩ Trần Kiết Tường) + Nội dung bài hát nhắc nhỡ chúng ta điều gì? (Trẻ trả lời theo hiểu biết) => Giáo dục trẻ khi đi trên thuyền các cháu phải ngồi yên, không chen lấn, xô đẩy nhau, - Trẻ lắng nghe không thò đầu thò tay xuống nước. Hoạt động 2: Dạy vận động vỗ tay theo nhịp bài “Em đi chơi thuyền” - Cô giới thiệu tên vận động, cho trẻ nói lại cách vận động vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế - Trẻ trả lời nào? - Cô hát vận động cho trẻ nghe lần 1. - Trẻ quan sát - Lần 2 cô vừa hát vận động theo nhịp vừa nói lại cách vận động. + Trẻ thực hiện: - Trẻ thực hiện
  3. - Cho cả lớp hát vận động theo nhịp. - Cho 3 tổ: Đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng thi đua hát vận động theo nhịp. * Cô tổ chức cuộc thi “Tiếng hát hoạ mi” cho trẻ lên biểu diễn. - Trẻ vui đọc thơ “Giúp bà” chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. - Cô làm người dẫn chương trình giới thiệu từng nhóm, cá nhân trẻ lên biểu diễn: + Gọi 5 trẻ lên biểu diễn (Cầm đàn hát vận động) + Gọi 4 trẻ lên sân khấu (Cầm xắc xô hát vận động) + Gọi 3 trẻ lên sân khấu (Cầm bộ gõ hát vận động) - Ngoài cách biểu diễn trên các con còn biết cách biểu diễn nào khác? - Trẻ biểu diễn - Mời 1 bạn lên biểu diễn (Múa) - Mời 1 bạn lên biểu diễn (Nhún) Hoạt động 3: “Nghe hát” - Cô cháu mình cùng tìm hiểu về các loại PTGT - Trẻ lắng nghe qua bài hát “Bạn ơi có biết” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến do cô Trang thể hiện nhé! - Cô hát cho trẻ nghe lần 1(Không nhạc) - Cô hát cho trẻ nghe lần 2 (Biểu diễn với nhạc) - Trẻ trả lời + Cô vừa thể hiện xong bài gì? Do ai sáng tác? => Qua bài hát cúng mình đã biết được rất nhiều loại PTGT: Ô tô và xe máy là PTGT đường bộ, Thuyền buồm là PTGT đường thuỷ, Máy bay là PTGT đường hàng không. - Cho cả lớp đứng dậy hưởng ứng cùng cô di - Trẻ thực hiện chuyển về đội hình chữ U. Hoạt động 4: Trò chơi “Hát theo tranh vẽ” - Cô giới thiệu tên trò chơi. Nghe gì? Nghe gì? - Lắng nghe, lắng nghe ! - Cô chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ trưởng của 3 tổ, mỗi tổ trưởng của 3 tổ cầm 1 cái xắc xô, khi cô dơ bức tranh nào lên, đội nào nhanh tay rung xắc xô trước thì đội đó dành được quyền trả lời, nếu trả lời đúng tên bài hát và hát được bài hát có nội dung như bức tranh của cô thì đội đó dành được 1 nốt nhạc. Kết thúc trò chơi độ nào dành được nhiều nốt nhạc nhất là đội đó dành chiến thắng. - Trẻ chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần tuỳ hứng thú của trẻ.
  4. - Cô bao quát trẻ chơi, kiểm tra kiết quả. * Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương. - Trẻ vui hát - Trẻ vui hát “Em đi chơi thuyền” và ra sân chơi. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Rau cải cúc Trò chơi: Đánh cá Chơi tự do: Chơi với lá cây. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức -2-3T: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm ích lợi của rau cảicúc -3T: Biết tên trò chơi và chơi được trò chơi. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định của trẻ. 3. Giáo dục. - Trẻ ăn nhiều rau xanh vì rau cung cấp nhiều vitamin. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Rau cải cúc. Lá cây. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát rau cải cúc. - Cô cùng trẻ ra sân và đọc bài thơ “Bắp cải - Ra sân và đọc bài thơ “bắp xanh” cải xanh” - Cô có rau gì đây? - Cho trẻ gọi tên “rau cải cúc.”. - Trẻ trả lời - Bạn nào có nhận xét gì về rau cải cúc? - 1- 2 trẻ trả lời. - Rau cải cúc có mầu gì? - Lá cải cúc có đặc điểm gì? - Mặt sau của lá cải cúc có gì đây? - Trẻ trả lời. - Rau cải cúc dùng để làm gì? - Trước khi nấu cải cúc phải làm gì? - Các lá rau già có ăn được không? - Rau cải cúc nấu được những món gì? - Trẻ lắng nghe. - Ngoài cải cúc còn loại rau gì khác? - Các loại rau cung cấp chất gì cho cơ thể? - Cô nhấn mạnh cho trẻ biết: Các loại rau cung cấp rất nhiều vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh vì vậy chúng mình phải ăn rau trong bữa ăn hàng - Vâng ạ ngày nhé. 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Đánh cá” - Cô nói tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. - Cô nhấn mạnh lại cách chơi, luật chơi: - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi
  5. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Với lá cây. - Chơi tự do với lá cây theo - Cô cho trẻ chơi với lá cây theo ý của trẻ. ý thích của trẻ. - Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ chơi. B. HOẠT ĐỘNG HỌC (Dạy bù ngày 22/02) PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (TOÁN) Nhận biết, phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ nhận biết được hình tam giác, hình chữ nhật - 3 tuổi Trẻ nhớ tên, nhận biết, phân biệt các tính chất cơ bản của các hình theo gợi ý của cô 2. Kĩ năng: - Trẻ nhận biết gọi đúng tên hình tam giác, hình chữ nhật, màu sắc. - Trẻ chú ý quan sát ghi nhớ có chủ định, sử dụng đồ dùng, chơi theo yêu cầu hiệu lệnh của cô. 3. Thái độ - Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động có ý thức trong giờ học, biết làm theo yêu cầu của cô. II. CHUẨN BỊ: - Hình tam giác, hình chữ nhật - Các hình ảnh đồ vật cho trẻ tìm hình. - Mỗi trẻ 1 rổ trong đó có 1 hình tam giác, 2 hình chữ nhật. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông - Cô có 4 ô hình đằng sau mỗi ô hình là các Trẻ chú ý bức tranh khác nhau. Chúng mình hãy quan sát thật kĩ xem đằng sau mỗi bức tranh là những hình gì nhé! - Cô cho trẻ lên lật mở các ô hình và cho trẻ Trẻ thực hiện phát âm tên các hình. 2. Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật * Nhận biết hình tam giác: - Cô xuất hiện hình tam giác. Trẻ phát âm - Đây là hình gì? - Cô giới thiệu hình tam giác? - Cho cháu chọn hình giống cô? - Hình tam giác có mấy cạnh? Trẻ trả lời - Cô đếm cạnh của hình tam giác. - Cho phát âm hình theo lớp, cá nhân. Trẻ phát âm - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Nhận biết hình chữ nhật: - Cô xuất hiện hình chữ nhật .
  6. - Đây là hình gì? Trẻ trả lời - Cô giới thiệu đây là hình chữ nhật? - Cho cháu chọn hình giống cô. - Hình chữ nhật có mấy cạnh. - Cô đếm cạnh của hình chữ nhật. Trẻ phát âm - Hai cạnh dài như thế nào? Hai cạnh ngắn thì sao? Cho cháu đồng thanh phát âm hình theo lớp , cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Trẻ thực hiện *Liên hệ thực tế: - Lớp mình nhìn xem xung quanh lớp có đồ dùng đồ chơi gì cò dạng hình tam giác , hình chữ nhật. Trẻ tìm hình 3. Hoạt động 3 :Trò chơi “ Nhanh tay chọn đúng” -Cách chơi: khi cô nói hình gì thì cháu chọn hình theo yêu cầu đưa lên và đồng thanh hình đó . Trẻ lắng nghe - Tổ chức cho trẻ chơi * Kết thúc: Cô nhận xét chung động viên trẻ Trẻ chơi D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 20 trẻ /21 trẻ. Vắng: 1 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Vui vẻ, thích đi học 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng -2T,3T: Trẻ biết hát vận động theo nhịp bài hát: “Em đi chơi thuyền” - 2 tuổi: Trẻ nhận biết được hình tam giác, hình chữ nhật - 3 tuổi Trẻ nhớ tên, nhận biết, phân biệt các tính chất cơ bản của các hình theo gợi ý của cô 3. Giải pháp thực hiện: Rèn trẻ tự tin, mạnh dạn Thứ năm, ngày 03 tháng 03 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: máy bay- kinh khí cầu I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: máy bay, kinh khí cầu 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm chính xác cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi..... II. CHUẨN BỊ . Đồ dùng: Tranh chứa các từ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
  7. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài: “em tập lái ô tô” - Trẻ hát theo cô. - Trò chuyện với trẻ về bài hát - Trẻ trả lời. - Cô giáo dục trẻ : chấp hành luật lệ giao thông 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: máy bay- kinh khí cầu * Làm quen từ: máy bay - Trẻ trả lời. - Cho trẻ quan sát máy bay và hỏi trẻ - Đây là gì? Máy bay là PTGT đường gì? - Trẻ phát âm. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: kinh khí cầu - Cho trẻ quan sát máy xúc và hỏi trẻ - Đây là gì? kinh khí cầu là PTGT đường gì? kinh - Trẻ trả lời. khí cầu dùng để làm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Trẻ trả lời. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? .- Trẻ nghe. => Cô giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao thông. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ hát và chuyển hoạt - Cho trẻ hát “anh phi công ơi” và chuyển hoạt động động nhẹ nhàng. nhẹ nhàng. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (KPKH) TRÒ CHUYỆN VỀ THUYỀN BUỒM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: 2T,3T: - Trẻ biết thuyền buồm là phương tiện giao thông đường thủy, thuyền buồm có những bộ phận: thân thuyền, cánh buồm, cột buồm, thuyền di chuyển ở trên mặt nước (sông, biển). 3T: - Trẻ biết thuyền di chuyển được trên mặt nước là nhờ sức gió thổi vào cánh buồm. - Trẻ biết cần có người lái để thuyền đi theo các hướng. - Trẻ biết thuyền được làm bằng gỗ, sắt. - Trẻ biết cách chơi trò chơi "Nhanh và đúng, ghép thuyền" 2. Kỹ năng: 2T.3T:- Trẻ nói được tên thuyền buồm và một số bộ phận của thuyền buồm: Thân thuyền, cánh buồm, cột buồm
  8. .3T: - Trẻ nói được tác dụng của cánh buồm là để bắt gió và chuyển thành lực di chuyển ở trênmặt nước, cần có người lái để thuyền đi theo các hướng là phương tiện giao thông đường thủy. 2T,3T:- Trả lời các câu hỏi rõ ràng. 3T:- Có phản xạ nhanh khi chơi trò chơi "Nhanh và đúng, ghép thuyền": cùng cô ghép các bộphận thành chiếc thuyền, dùng quạt, quạt thuyền cho thuyền di chuyển trên mặt nước. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Khi ngồi trên thuyền, không đùa nghịch hay chạy nhảy khi đi thuyền, không vứt rác xuống nước gây ra ô nhiễm nguồn nước .II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Mô hình Thuyền buồm gỗ, phao .- Màn hình, hình ảnh (video quá trình đóng, thuyền nan, ca nô, tàu thủy, thuyền thúng...) - Nhạc bài hát "Em đi chơi thuyền, chiếc thuyền nan". 2. Đồ dùng của trẻ: - Rổ nhựa (Số lượng đủ cho số trẻ). - Tranh lô tô PTGT đường thủy đủ cho mỗi trẻ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Ổn định- gây hứng thú: - Chào mừng các con đến với chương trình "Bé vui khám phá" - Cùng tham dự chương trình hôm nay còn các cô cũng về tham dự các con chào đón các cô - Trẻ vỗ tay bằng 1 tràng pháo tay!- - Trẻ hát Bây giờ các con nghe nhạc và hát bài hát "Em đi chơi thuyền" - Cô đàm thoại với trẻ về bài hát - Các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát nhắc đến thuyền gì? - Trẻ trả lời => À đúng rồi trong bài hát nhắc đến thuyền con vịt, thuyền con rồng đấy. Cô khen tất cả các con. HĐ 2: Khám phá thuyền buồm + Cô đưa chiếc thuyền buồm lên cho trẻ quan sát. - Trẻ trả lời - Cô có gì đây? - Các con có nhận xét gì về chiếc thuyền buồm này? -Thuyền buồm làm bằng gì? - Thuyền di chuyển được là nhờ vào đâu? - Trẻ trả lời - Thuyền buồm dùng để làm gì?
  9. - Thuyền buồm là PTGT đường gì? - Thuyền hoạt động ở đâu? -> Cô khái quát: Các con ơi đây là thuyền buồm được làm bằng gỗ, thuyền có các phần: Thân - Trẻ lắng nghe thuyền, cột buồm, cánh buồm (cánh buồm được làm bằng vải, có nhiều hình dáng khác nhau phù hợp với từng loại thuyền buồm khác nhau) thuyền di chuyển được là nhờ vào sức gió thổi vào cánh buồm và đẩy con thuyền tiến về phía trước. - Để thuyền đi được đúng hướng cần phải có người lái thuyền. Ngườilái thuyền gọi là thuyền trưởng. - Thuyền buồm là PTGT đường thủy, dùng để chở người và hàng hóa. - Các con có biết ai đóng ra chiếc thuyền buồm này không? Đó là các bác thợ đóng thuyền đấy. Cô mời các con cùng đi thăm quan các bác óng thuyền nhé! * Mở rộng: Ngoài thuyền buồm ra còn có rất - Trẻ lắng nghe nhiều loại thuyền di chuyển được ở trên sông, biển như: Thuyền thúng, thuyền nan, ca nô, tàu thủy...( trên màn hình) - Thuyền buồm dùng để trở người và hàng hóa và là phương tiện cho các bác ngư dân đi đánh cá, thuyền buồm dùng để chở khách du lịch biển đấy. - Các con đã được đi thuyền chưa? * GD: Khi đi thuyền thì các con phải mặc áo phao và phải đi cùng người lớn, khi đi thuyền không được đùa, chạy nhảy sẽ bị ngã xuống nước và để cho nguồn nước bị ô nhiễm các con không được vứt rác xuống sông, biển các con đã nhớ chưa nào. - Trẻ hát - Cô mời các con đi lấy rổ và về chỗ ngồi - Trẻ hát bài "Em đi chơi thuyền" trẻ lên lấy rổ về chỗ ngồi. * Luyện tập: Bây giờ để thử trí thông minh của các con xin mời các con đến với trò chơi. - TC 1: " Nhanh và đúng" - Cô hỏi trẻ: Các con hãy xem trong rổ các con có những gì? có nhiều tranh lô tô PTGT đường thủy (Ca nô, tàu thủy, thuyền buồm, thuyền thúng)- Các con hãy xếp tất cả tranh lô tô ra - Trẻ chơi trước mặt nào.
  10. + Lần 1: Khi cô nói thuyền nào thì các con tìm tranh lô tô thuyền đó giơ lên và nói tên thuyền nhé! + Lần 2: Lần này các con chú ý nghe cô nói đặc điểm của thuyền cáccon sẽ chọn lô tô thuyền đó. Cô nói thuyền nào có cánh buồm nhanh ra khơi. TC 2 : "Ghép thuyền" - Cô đã chuẩn bị cho các con những nguyên vật liệu như: Bèo tây, cánh buồm, tăm nhiệm vụ của các con là hãy dùng tăm nối những cánh bèo tây lại với nhau để tạo thành thân thuyền. Xin mời các con về2 nhóm. Mời 2 bạn đội trưởng lên lấy - Trẻ chơi đồ dùng về cho nhóm của mình. - Cô thấy 2 nhóm đã làm được nhiều chiếc thuyền buồm rồi đấy các con hãy mang lên và xếp ra bàn. - Cô củng cố lại bài - Các con mang thuyền ra thả vào chiếc phao và các con dùng chiếc quạt gập bằng giấy và quạt thật mạnh sao cho chiếc thuyền di chuyển được. Thuyền có cánh buồm di chuyển được hay không có cánh buồm di chuyển được. - Trẻ hát * HĐ3: Kết thúc: - Cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường. Trò chơi vận động: Kéo co. Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ quan sát nhận biết, gọi đúng tên các đồ vật, đồ chơi, cây cối.... - Trẻ biết chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định của trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời, biết bảo vệ quanh cảnh sân trường. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Sắc xô, phấn, sỏi cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Daọ chơi sân trường. - Cô cùng trẻ hát “Khúc hát dạo chơi” và đi ra sân chơi. - Các con vừa hát bài hát gì? - Trẻ hát đi ra sân.