Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Cái màn, cái giường. Dạy trẻ làm quen các từ: Cái tủ, cái ấm - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Thủy
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Cái màn, cái giường. Dạy trẻ làm quen các từ: Cái tủ, cái ấm - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_mam_non_tang_cuong_day_tre_lam_quen_cac_tu.docx
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Mầm Non (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Cái màn, cái giường. Dạy trẻ làm quen các từ: Cái tủ, cái ấm - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Thủy
- TUẦN 23: Thời gian thực hiện: 1 tuần Từ ngày 21/02 đến ngày 25/02/2022 Thứ ba, ngày 22 tháng 02 năm 2022 CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Cái màn, cái giường I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 5t: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “cái màn, cái giường” bằng tiếng việt; nói được câu với các từ “cái màn, cái giường” Trẻ nói đủ câu. - 4t: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “cái màn, cái giường” tiếng việt. - 3t: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “cái màn, cái giường” bằng tiếng việt - 2t:Trẻ nghe và phát âm theo cô và anh chị các từ “cái màn, cái giường” bằng tiếng việt 2. Kỹ năng: - 4,5t: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc. - 2,3 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác. 3. Thái độ: - Trẻ yêu thích tiếng việt, hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: “cái màn, cái giường” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Trẻ xem video về các đồ dùng trong gia đình + Trong video có những đồ dùng gì? (2,3t) - Trẻ hát. + Trong gia đình con có những đồ dùng gì? * Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn những đồ dùng trong gia đình. - Trẻ trả lời. 2. Hoạt động 2: Làm quen các từ: “Cái màn, cái giường” a. Làm quen từ “cái màn” - Đây là gì? - Cái màn có màu gì? - Trẻ trả lời - Cái màn có tác dụng gì? - Trẻ trả lời - Cô giới thiệu lại và cho 1 trẻ phát âm - Trẻ trả lời. - Cho trẻ phát âm lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: “cái giường” - Đây là cái gì? - Trẻ trả lời. - Cái giường được làm từ gì? - Trẻ trả lời. - Cái giường dùng để làm gì? - Cô giới thiệu lại và cho 1 trẻ phát âm - Trẻ phát âm. - Cho trẻ phát âm: Lớp, tổ, cá nhân. - Cô khen và động viên trẻ.
- * Giáo dục: Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết - Trẻ nghe. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. Cho trẻ ra ngoài vệ sinh. - Trẻ ra B. HOẠT ĐỘNG HỌC (EDP) Bài học Steam: Thiết kế ngôi nhà của bé. I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU S - Khoa học: Trẻ biết cấu tạo, đặc điểm tên gọi của ngôi nhà gồm các bộ phận: khung nhà, cửa chính, cửa sổ mái nhà. T - Công nghệ: Trẻ biết sử dụng công cụ dụng cụ khám phá: kéo, keo, băng dính, thước đo, bìa cát tông, bút màu . E - Kỹ thuật: Bản vẽ thiết kế và quy trình để chế tạo ra ngôi nhà. A - Nghệ Thuật: Trẻ trang trí ngôi nhà theo ý thích: M - Toán học: Trẻ học số đếm, kích thức: đo chiều cao của ngôi nhà bằng 1 thước đo, chắp ghép các nguyên vật liệu để tạo thành các khối vuông, khối chữ nhật, ngôi nhà * Kỹ năng khác: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ, lắng nghe, kỹ năng phản biện, trình bày. II. Chuẩn bị. - Bìa cát tông, kéo, thước đo, nhựa, gỗ, ống hút, que kem, nén, keo 502, - Dụng cụ: kéo,băng dính, bút chì, giấy A4, A3 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hỏi(Ask - 5 phút) - Khám phá về các kiểu nhà: Cho trẻ kể về ngôi nhà của trẻ đang ở ( Cho trẻ xem tranh - Trẻ kể về ngôi nhà mình đang ở ảnh các kiểu nhà trên máy tính trò chuyện đàm thoại về các kiểu nhà) - Cho trẻ xem video về cách người ta có thể - Trẻ xem làm nên ngôi nhà có thể đứng được mà không bị đổ. 2. Tưởng tượng (Image - 5 phút) - Ngôi nhà có dạng hình gì? - Hình vuông. - Mái nhà hình gì? - Hình tam giác - Cửa sổ có dạng hình gì? - Hình vuông ạ - Cửa chính có dạng hình gì? - Hình chữ nhật ạ - Vì sao nó đứng được mà không bị đổ? - Vì các góc được gắn chặt vào - Vì sao các thân nhà nó gắn vào nhau? - Dùng keo nén ạ - Sau khi dựng khung nhà xong làm gì tiếp? - Con làm mái nhà, cửa sổ, cửa => Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều chính... nguyên liệu khác nhau và trước khi làm cái lồng chúng ta sẽ làm gì trước. 3. Thiết kế (Plan- 5 phút) - Cho trẻ vẽ bản thiết kế và lựa chọn nguyên - Trẻ thực hiện vẽ bản thiết kế vật liệu cho các bộ phận để làm ngôi nhà. theo nhóm.
- 4. Chế tạo (Create - 15 phút) - Cô cho trẻ thực hiện thiết kế ngôi nhà theo bản vẽ đã thiết kế và thống nhất - Cô theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. + Các con phân công nhiệm vụ như thế nào? - Trẻ trả lời Ai là nhóm trưởng? + Các con đang làm gì? - Con đang làm ngôi nhà ạ + Các conthiết kế ngôi nhà từ nguyên vật liệu - Trẻ kể gì? + Tiếp theo con sẽ làm gì? - Trẻ trả lời + Con có gặp khó khăn gì không? - Trẻ trả lời + Các con có cần sự trợ giúp của cô không? 5. Thử nghiệm và thiết kế lại (Reflect&Redesign 5 phút) - Các con thấy kết quả như thế nào? - Trẻ quan sát và tự ghi nhận kết - Cô cho trẻ một khoảng thời gian để trẻ quả thống nhất, thảo luận xem có muốn thay đổi - Trẻ trả lời các câu hỏi sau khi hay chỉnh sửa gì sản phẩm của mình không? quan sát. Và cho trẻ thực hiện cải tiến nếu có. - Các con có đặt tên cho sản phẩm này - Trẻ trả lời không? - Trẻ tự đánh giá về các thiết kế của mình: - Các con có muốn chỉnh sửa gì không? + Hôm nay các con học được gì? - Con được làm cái lồng ạ - Các con cảm thấy như thế nào? - Con cảm thấy rất vui và thích ạ * Kết thúc: - Ngày hôm nay các con rất giỏi các con đã làm ra ngôi nhà thật xinh xắn bây giờ chúng mình mang về góc sản phẩm để chưng bày nào - Trẻ thu dọn đồ dùng. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường TCVĐ: Lôm lôm khảu. Chơi tự do: Phấn, lá cây, bóng I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức. - Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ được dạo chơi trên sân trường, hít thở không khí trong lành. - Trẻ 4-5 tuổi: Biết nhận xét một số đặc điểm nổi bật khi dạo chơi trên sân. Trẻ có khả năng quan sát chú ý ghi nhớ 2. Kỹ năng. có chủ định của trẻ. - Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ được dạo chơi thăm quan xung quanh sân trường,Thông qua hoạt động ngoài trời nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ - Trẻ 4-5 tuổi: Phát triển khả năng quan sát, và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. gọi đúng tên đặc điểm nổi bật của một số đối tượng được quan sát.
- 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết vơi bạn, trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: - Địa điểm quan sát râm mát, sạch sẽ. - Rổ đựng sỏi, phấn, lá. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường. - Các con ơi hôm nay cô thấy thơi tiết rất đẹp, cô - Trẻ chú ý lắng nghe cùng các con đi dạo chơi ngoài trời nhé! - Để chuyến dạo chơi ngoài trời của lớp chúng vẻ và mình được vui thoải mái, chúng mình cùng cô kiểm tra lại trang phục và sức khỏe của các con nào. - Cô kiểm tra trang phục, sức khoẻ của trẻ và dặn dò trẻ khi đi ra sân thì không được chạy nhảy đùa - Trẻ trả lời nghịch - Cô cho trẻ hát bài “Khúc hát dạo chơi” và đi ra - Trẻ hát cùng cô sân. - Cô dẫn trẻ đi dạo chơi xung quanh sân trường, - Trẻ đi theo cô hướng trẻ quan sát, gọi tên, đặc điểm nổi bật của một số đồ chơi ngoài trời - Cô đặt câu hỏi đàm thoại. + Các con đang đứng ở đâu? - Trẻ trả lời + Chúng mình quan sát xem ở sân trường có những - Trẻ trả lời đồ chơi gì? + Đây là cái gì? Được làm bằng gì? Dùng để làm gì? - Trẻ trả lời + Chơi như thế nào? (Cô cho trẻ chơi) + Cô lần lượt cho trẻ đi khám phá, quan sát và nhận - Trẻ chú ý quan sát và xét từng loại đồ chơi về tên gọi, đặc điểm, tác dụng. trả lời Cô hướng dẫn trẻ chơi, sau đó giáo dục trẻ khi chơi phải biết nhường nhịn nhau, không được xô đẩy, tranh dành nhau. - Trẻ tự chơi cùng nhau 2. Hoạt động 2: TCVĐ: Lôm lôm khảu. - Cô giới thiêu tên trò chơi mang tên "Lôm lôm khảu” - Cô phổ biến cách chơi luật chơi. - Cô tổ chức cho cả lớp chơi 1 – 2 lần. Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. - Hỏi lại tên trò chơi. - Nhận xét sau khi chơi. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Phấn, lá cây, bóng. - Trẻ chơi đồ chơi theo - Cho trẻ chơi với các đồ chơi trên sân mà trẻ thích. ý trẻ
- - Quan sát trẻ chơi - Nhận xét sau khi trẻ chơi xong *. Kết thúc. - Cô nhận xét tuyên dương trẻ - Cho trẻ đi rửa tay xong vào lớp. D. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 15/21. Vắng 06. Lý do: Trẻ ốm và đi bà ngoại 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, 1 số trẻ ốm 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, ngoan ngoãn, hứng thú trong các hoạt động trong ngày 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Trẻ nhận thức tốt và tham gia các hoạt động trong ngày tích cực, tuy nhiên vẫn còn 1 số trẻ chưa đạt mục tiêu Nhi, Khánh, Nhật 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý dạy trẻ mọi lúc mọi nơi và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp tốt nhất ____________________________________ Thứ năm, ngày 24 tháng 02 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Cái tủ, cái ấm. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 2t: Trẻ biết gọi tên cái tủ, cái ấm cùng anh chị và theo cô. - Trẻ 3,4 tuổi: Trẻ nghe và phát âm đúng các từ: Cái tủ, cái ấm cùng cô - Trẻ 5 tuổi: Nghe hiểu nghĩa và phát âm đúng các từ: Cái tủ, cái ấm. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. 2. Kỹ năng. - Trẻ 2,3 tuổi: Rèn khả năng quan sát và phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. - Trẻ 4,5 tuổi : Rèn khả năng quan sát và tự phát âm tiếng việt chính xác cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cái tủ, cái ấm. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài: cả nhà thương nhau - Trẻ hát. - Các con vừa hát bài gi? - Bài hát: Cả nhà thương nhau.
- - Bài hát nói về những ai trong gia đình? - Trẻ trả lời. - Ba mẹ như thế nào với con? - Để gia đình luôn vui, đầy ắp tiếng cười các em phải làm gì? - Phải ngoan - Cô biết bạn nào lớp mình cũng có một gia đình đấy. Để gia đình luôn vui, đầy ắp tiếng cười, cô - Trẻ lắng nghe. mong rằng các con hãy chăm ngoan, học giỏi, vâng lời bố mẹ, các con có đồng ý với cô không nào? 2. Hoạt động 2: Làm quen các từ: Cái tủ, cái ấm. a. Làm quen từ: Cái tủ. - Cái tủ ạ - Cô chỉ vào cái tủ và hỏi cả lớp. - Cái tủ - Đây là cái gì đây? - Để đựng quần áo ạ - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn. - Trẻ trả lời - Cái tủ để làm gì? - Lớp, tổ, cá nhân phát âm. - Cô giới thiệu và phát âm 3 - 4 lần. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: Lớp, tổ, cá nhân. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ a. Làm quen từ: Cái ấm. - Cô cầm cái ấm lên và hỏi cả lớp. - Cái ấm ạ - Đây là cái gì đây? - Cái kéo - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn. - Để đun nước ạ - Cái ấm để làm gì? - Lớp, tổ, cá nhân phát âm. - Cô giới thiệu và phát âm 3 - 4 lần. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: Lớp, tổ, cá nhân. - Cho trẻ hỏi đáp. Cô khen và động viên trẻ - Trẻ cất đồ dùng. => Giáo dùng trẻ nghe lời cô giáo và đoàn kết với bạn. * Kết thúc: Cho trẻ cất đồ dùng. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (MTXQ) Quan sát một số đồ dùng gia đình. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết tên gọi của một số đồ dùng trong gia đình cùng cô. - Trẻ 4 tuổi: Dạy trẻ nói đúng tên và nói được công dụng chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình: nồi, bát, ca, cốc, lược, phích. - Trẻ 5 tuổi: Dạy trẻ quan sát nhận xét được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đồ dùng (màu sắc, công dụng, chất liệu, cấu tạo). 2. Kỹ năng: - Trẻ 2-3 tuổi: Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ. - Trẻ 4 tuổi: Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc.
- - Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý những người lao động đã làm ra những đồ dùng đó và biết giữ gìn cẩn thận, không làm rơi vở những đồ dễ vở (thuỷ tinh, sành sứ) II. CHUẨN BỊ. - Một nồi bằng nhôm. - Một chén bằng sứ. - Một bát thuỷ tinh. - Một ấm bằng nhôm. - Tranh lô tô III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cả lớp đọc - Cô và các con cùng đọc bài đồng dao "Đi cầu đi quán" 2. Hoạt động 2: Quan sát một số đồ dùng gia đình. Các con ơi! Hôm qua cô đi chợ mua được rất nhiều thứ, các con xem cô mua được gì? - Cô giơ từng cái lên hỏi trẻ. - Cô có cái gì đây? - Cái nồi - Thế cái nồi dùng để làm gì? - Dùng để ăn cơm, nấu canh. - Cái nồi được làm bằng gì? - Làm bằng nhôm. - Đâu các con thử sờ xem có đúng bằng nhôm không? Có màu gì? - Màu trắng - Cô còn mua được cái gì nữa? - Cái bát. - Cái bát dùng để làm gì? - Ăn cơm - Chén này làm bằng gì? - Bằng sứ. - À bát này dùng để ăn cơm làm bằng sứ rất dễ vở nên khi các con sử dụng những đồ dùng này phải cẩn thận nhẹ nhàng. - Khi có bát dùng để ăn cơm, vậy mình còn dùng cái gì để xúc cơm ăn? - Dùng thìa, đũa. - Còn cái đĩa thì dùng để làm gì? - Dùng để đựng thức ăn. - Thế khi khát nước thì con dùng cái gì để - Con uống nước dùng cốc. uống? - À, cốc uống nước được dùng làm bằng - Làm bằng nhựa, thuỷ tinh gì vậy các con? - Ấm nước - Còn đây là cái gì vậy các con? - Bằng nhôm. - À, ấm nước được làm bằng gì? - Cái chảo. - Cô còn có đồ dùng này các con xem là gì - Để chiên thức ăn. nhé? - Là ca, tô..
- -À, đúng rồi! Thế cái chảo dùng để làm gì? - Thế ngoài những đồ dùng này ra thì các - Giống, đều làm bằng nhôm con còn biết những đồ dùng gì nữa? Khác, nồi để nấu cơm, canh, - Thế bây giờ các con nhìn xem giữa cái nồi miệng nồi rộng to hơn, còn ấm và cái ấm có những điểm gì giống và khác dùng để đựng nước uống, nhau. miệng ấm nhỏ hơn và có quai ở - Cô có thể cho trẻ so sánh thêm giữa ly trên và cái chén. - Những đồ dùng mà các con vừa kể ra đó là những đồ dùng ở đâu? - Trong gia đình. - Để phục vụ cho việc gì? - Cho việc ăn uống. - Đó là những đồ dùng gì? - Nồi, chảo... - Thế nồi với ấm, chảo được làm bằng gì? - Bằng nhôm - Còn cốc, bát làm bằng gì? Bằng thuỷ tinh, nhựa, sành, sứ - À, những đồ dùng này do những cô chú công nhân làm ra vất vả, cực khổ, nên khi sử dụng những đồ dùng như ly chén, ...các con phải cẩn thận không được làm - Trẻ lắng nghe rơi xuống đất và những đồ dùng đó làm bằng thuỷ tinh, bằng sứ, sành rất là dễ vở nên các con phải biết giữ gìn cẩn thận nhé. Trò chơi luyện tập: - Trò chơi "Biến mất, xuất hiện". - Đọc thơ "Bắp cải xanh" rồi cô gắn - Trẻ chơi lên bảng khoảng 4-5 tranh cho trẻ nhìn sau đó cho vài tranh biến mất để cho trẻ đoán. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Nhận xét, tuyên dương. - Trẻ lắng nghe C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây hoa ngọc thảo Chơi tự do: Chơi với sỏi, phấn, lá cây I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 2,3 tuổi: Trẻ nói được tên cây hoa ngọc thảo theo cô, chơi đoàn kết cùng bạn - 4,5 tuổi: Trẻ nói được tên, đặc điểm nổi bật và tác dụng của cây hoa ngọc thảo, biết chơi trò tự do với đồ chơi. 2. Kĩ năng: - 2,3 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhớ - 4,5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Hứng thú chơi trò chơi 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không hái lá, bẻ cành bẻ cành. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây hoa ngọc thảo, sỏi, phấn, lá cây, mũ nón cho trẻ ra sân. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐÔNG.
- Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt đông 1: Quan sát cây hoa ngọc thảo - Cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” ra sân - Trẻ hát - Sân trường hôm nay thế nào? (4,5 t) - Các con đang đứng trước cây gì đây? - Cây gì đây? (2,3t) - Cây hoa ngọc thảo - Cây hoa có màu gì? - Cho trẻ phát âm “Cây hoa ngọc thảo” - Thân, lá - Cây hoa ngọc thảo có những phần gì? (4,5) - Trẻ phát âm - Trẻ phát âm - làm cảnh - Cây hoa ngọc thảo được trồng để làm gì? (4,5t) - Chăm sóc, tưới nước cho - Muốn cây tươi tốt chúng mình phải làm gì? (3,4,5) cây => Giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cành, chăm sóc để - Trẻ lắng nghe cây tươi tốt . 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây - Cô chuẩn bị đồ dùng cho trẻ - Trẻ chơi hứng thú - Cho trẻ chơi tự do với phấn, lá cây - Cô bao quát trẻ - Trẻ chơi 3. Hoạt động 3: Kết thúc: Cho trẻ vào rửa tay chân - Trẻ rửa tay chân vào lớp và vào lớp D. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 17/21. Vắng 04. Lý do: Trẻ ốm và đi bà ngoại 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ Hầu hết tất cả trẻ đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, 1 số trẻ ốm 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi - Đa số trẻ vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, ngoan ngoãn, hứng thú trong các hoạt động trong ngày 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Trẻ nhận thức tốt và tham gia các hoạt động trong ngày tích cực, tuy nhiên vẫn còn 1 số trẻ chưa đạt mục tiêu Nhật, Bồ. 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý dạy trẻ mọi lúc mọi nơi và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp tốt nhất ____________________________________