Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Rau cải, rau muống. Làm quen từ: Quả bí đỏ, củ khoai - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm

doc 11 trang Bách Hải 17/06/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Rau cải, rau muống. Làm quen từ: Quả bí đỏ, củ khoai - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_lop_nha_tre_tang_cuong_lam_quen_tu_rau_cai.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Rau cải, rau muống. Làm quen từ: Quả bí đỏ, củ khoai - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm

  1. TUẦN 23: Từ ngày 21/02 đến 25/02/2022 Chủ đề nhánh: Rau bắp cải Thứ hai, ngày 21 tháng 02 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Rau cải, rau muống I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2t: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô - 3t: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ rau cải, rau muống. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ăn nhiều rau tốt cho sức khoẻ II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: rau cải, rau muống. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “bắp cải xanh” - Trẻ hát - Cô giáo dục trẻ chăm sóc vườn rau, ăn nhiều rau tốt cho sức khoẻ - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Rau cải, rau muống * Làm quen từ: Rau cải - Cho trẻ quan sát rau cải và hỏi trẻ - Đây là rau gì? Rau cải có màu gì? - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Rau muống - Cho trẻ quan sát rau muống và hỏi trẻ - Còn đây là rau gì? Dùng được trồng để làm gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại * Kết thúc: Cho trẻ ra vệ sinh và chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện.
  2. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) VĐCB: Chuyền bóng theo hàng ngang TC: Ô tô và chim sẻ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ biết tập vận động theo cô. - 3 tuổi: Trẻ biết chuyền bóng theo hàng ngang, biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ cho trẻ kỹ năng chuyền bóng theo hàng ngang, kỹ năng chuyền bóng không làm rơi bóng. 3. Thái độ: Trẻ chú ý trong giờ học. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Sân bằng phẳng, đường kẻ dích dắc trên sân, 2 quả bóng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cô cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc cùng trẻ đi đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. - Trẻ đi, chạy theo cô. - Cho trẻ về 2 hàng. 2. Hoạt động 2: Trọng động. a. Bài tập phát triển chung: - Trẻ thực hiện theo cô. + Động tác tay-vai : Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao (2lx4n) + Động tác lườn: Đứng cúi người về trước - Trẻ tập theo cô (2lx4n) + Động tác chân : Đứng, khuỵu gối (3lx4n) + Động tác bật nhảy: Bật chụm tách chân - Trẻ tập theo cô (3lx2n) b. Vận động cơ bản: Chuyền bóng theo hàng ngang - Giới thiệu tên vận động. - Tập mẫu lần 1 không giải thích. X x x x x x x x x + Lần 2 giải thích cách tập: Cô cầm bóng bằng 2 tay: Khi có hiệu lệnh chuyền thì cô chuyền bóng sang cho bạn bên cạnh, bạn bên cạnh dùng 2 tay đỡ lấy bóng và tiếp tục chuyền X x x x x x x x x x cho đến bạn cuối hàng. - Cô cho 1 trẻ lên tập mẫu. - Trẻ tập mẫu. - Lần lượt cô cho cá nhân trẻ lên tập. - Cho trẻ tập theo nhóm - Cô giúp đỡ trẻ 2 tuổi thực hiện vận động - 2 trẻ lên tập/3 lượt. - Cô bao quát và động viên và sửa sai cho trẻ
  3. sau mỗi lần trẻ tập. - Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động. c. Trò chơi: Ô tô và chim sẻ - Cô giới thiệu trò chơi. - Cho trẻ nêu lại cách chơi, luật chơi - Trẻ chú ý. - Cô khái quát lại cách chơi, luật chơi. * Trẻ chơi: + Cô bao quát và cho trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ chơi + Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân * Kết thúc: Cho trẻ cất đồ dùng vào lớp và - Trẻ thực hiện chuyển hoạt động. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ tham gia hoạt động cùng cô và anh chị. - 3 tuổi: Trẻ biết chơi trò chơi, chơi tự do đoàn kết với nhau. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, ngôn ngữ, ghi nhớ cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn và bảo vệ sân trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Xắc xô, sỏi, phấn, mũ mèo, mũ chuột. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột - Cô gợi ý trẻ nêu cách chơi, luật chơi (3t) - Trẻ nêu cách chơi luật chơi + Cách chơi: Cả lớp đứng vòng tròn năm tay nhau, 1 bạn làm mèo để đuổi bắt, 1 bạn làm chuột để chạy. Khi có lệnh bắt đầu thì chuột chạy mèo đuổi bắt, không chạy quá xa, chuột chui hang nào thì mèo chui hang đấy. + Luật chơi: Khi nào bắt được thì - Cô nhấn mạnh lại sẽ đổi cho bạn khác chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô bao quát trẻ, viên khuyến khích trẻ.
  4. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi. - Đây là đồ chơi gì? Khi chơi thế nào? - Trẻ trả lời. - Cô tổ chức cho cho trẻ chơi tự do. - Trẻ chơi tự do - Cô bao quát, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết * Kết thúc: Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét chung, nhắc nhở động viên trẻ. - Trẻ nghe, về lớp. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 11/13 (2 cháu nghỉ ốm) 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có kiến thức chuyền bóng theo hàng ngang. Tuy nhiên còn cháu Hồng, Quốc, Khôi chưa có kỹ năng cầm bóng. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý rèn trẻ cách cầm và chuyền bóng ______________________________________________ Thứ tư, ngày 23 tháng 02 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Quả bí đỏ, củ khoai I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2t: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô - 3t: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ quả bí đỏ, củ khoai. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ăn nhiều rau, củ, quả tốt cho sức khoẻ II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: quả bí đỏ, củ khoai. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “bắp cải xanh” - Trẻ hát - Cô giáo dục trẻ chăm sóc vườn rau, ăn nhiều rau tốt cho sức khoẻ - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Quả bí đỏ, củ khoai * Làm quen từ: Quả bí đỏ - Cho trẻ quan sát quả bí đỏ và hỏi trẻ
  5. - Đây là quả gì? Quả bí đỏ có hình gì? - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Củ khoai - Cho trẻ quan sát củ khoai và hỏi trẻ - Còn đây là củ gì? Củ khoai trồng để làm gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại * Kết thúc: Cho trẻ ra vệ sinh và chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHẤT TRIỂN NGÔN NGỮ (TRUYỆN) Nhổ củ cải I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ nhớ tên truyện và hiểu nội dung câu chuyện, chú ý nghe cô kể chuyện - 2 tuổi: Trẻ biết chú ý nghe chuyện 2. Kĩ năng: - Trẻ có khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ luôn yêu thương đoàn kết với mọi người. II. CHUẨN BỊ - Tranh minh hoạ câu chuyện III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “Bắp cải xanh” - Trẻ hát - Đàm thoại bài hát : + Các con vừa hát xong bài hát gì ? - Bắp cải xanh + Trong bài hát nhắc đến rau gì? - Rau bắp cải + Ngoài ra các con còn biết rau biết rau gì nữa? - Trẻ kể - Có một loại rau được trồng để ăn củ nhưng đến ngày thu hoạch thì củ rau to bất ngờ nên mà tất cả
  6. mọi người trong nhà phải cùng nhau nhổ mới nhổ được. Đó là câu chuyện “Nhổ củ cải” Bây giờ các con ngồi im lặng để nghe cô kể câu chuyên này - Trẻ chăm chú lắng nghe nhé 2. Hoạt động 2: Nội dung 2.2 Kể chuyện: - Cô kể lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ - Trẻ nghe cô kể + Giảng nội dung câu chuyện - Cô kể lần 2 kết hợp powerponit 2.2 Đàm thoại : + Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? - Nhổ củ cải + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Ông, bà, bé gái, chó, mèo và chuột nhắt. + Ông bà già sống cùng với ai? - Trẻ nói + Đến ngày thu hoạch ai là người đầu tiên nhổ củ cải? - Ông già - Khi nhổ ông nói cầu gì? Cho trẻ đọc - Trẻ đọc + Nhổ mãi không được ông gọi ai giúp nhổ? - Gọi bà già? - Nhổ mãi vẫn không được bà lại gọi ai giúp? - Cháu gái. + Cháu gái lại gọi ai giúp nhổ tiếp? - Chó lại gọi ai giúp? - Và cuối cùng là ai tiếp tục bám giúp nhổ củ cải? - Chuột nhắt. - Đến giờ đã nhổ đucợ củ cải lên chưa? - Rồi ạ + Vậy thì qua câu chuyện này các con học được điều gì ? - Đoàn kết. - Giáo dục: Qua câu chuyện này chúng ta biết đoàn kết giúp đỡ nhau thì mọi việc sẽ thành công. - Trẻ nghe. - Cô kể lần 3. - Trẻ lắng nghe. * Kết thúc : - Nhận xét tiết học –Tuyên dương trẻ - Trẻ vỗ tay C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm chăm sóc vườn rau I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức - 2,3 tuổi: Trẻ biết được rau sống được là nhờ đất, ánh sáng và nước. Trẻ biết nhổ cỏ, xới đất, tưới nước cho rau. 2. Kỹ năng - 2,3 tuổi: Rèn sự khéo léo khi chăm sóc rau. 3. Thái độ - Trẻ biết yêu quí chăm sóc bảo vệ các loại rau II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: bao tay, mũ, dụng cụ xới đất... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Trải nghiệm chăm sóc vườn rau
  7. - Cho trẻ ra quan sát vườn rau và hỏi: - Trong vườn có những loại rau gì? - Đây la rau gì? - Trẻ trả lời - Cho trẻ gọi tên rau mồng tơi - Để rau tươi tốt các con làm gì? - Chăm sóc như thế nào? - Trẻ trả lời - Khi nhổ cỏ các con phải thế nào? - Để tưới nước cho rau cần có gì? - Cô tổ chức cho trẻ ra chăm sóc nhổ cỏ, tưới - Trẻ thực hiện nước cho rau mồng tơi - Cô bao quát trẻ. Giáo dục trẻ. - Trẻ nghe - Cô cho trẻ chơi và cho trẻ chơi tự do với đồ chơi - Cô bao quát trẻ khi chơi. * Kết thúc: Cô tập trung trẻ lại, vệ sinh vào lớp. - Trẻ thực hiện. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 11/13 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ chú ý nghe chuyện, hứng thú tham gia hoạt động trong ngày. 3. Giải pháp thực hiện. Cô tuyên truyền phụ huynh mặc đủ ấm cho trẻ khi đi học. ____________________________________________ Thứ sáu, ngày 25 tháng 02 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ phát âm cùng cô được những từ đã học trong tuần - 2 tuổi: Trẻ phát âm các từ đã học cùng anh chị 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý vâng lời cô và mẹ II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Các đồ dùng, hoa cây chứa từ đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
  8. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ đọc thơ “Cây bắp cải” - Trẻ đọc - Cô trò chuyện cùng trẻ: * Giáo dục trẻ yêu quý vâng lời mẹ và cô. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học. - Cô lần lượt cho trẻ phát âm các từ trẻ đã được học trong tuần - Trẻ phát âm - Trẻ hai tuổi phát âm cùng cô - Cho lớp, nhóm, cá nhân. - Trẻ phát âm các hình thức. - Trẻ phát âm cô bao quát sửa sai cho trẻ, quan tâm đến những trẻ hai tuổi chưa nói được cả câu - Tổ chức cho trẻ phát âm 2-3 lần - Cô bao quát trẻ chơi sửa sai phát âm cho trẻ => Cô giáo dục trẻ yêu quý vâng lời mẹ và cô. - Trẻ nghe * Kết thúc. - Cho trẻ đọc bài thơ “cây bắp cải” - Trẻ đọc B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC steam 5E: Khám phá rau bắp cải I. MỤC TIÊU. S. Trẻ biết đặc điểm của đường, tính chất của rau bắp cải T. Trong quá trình thực hiện ích lợi, công dụng của rau bắp cải E. Quy trình khám phá rau bắp cải. A. Làm đẹp cốc đựng nước M: Cụ thể đơn vị nước, số lượng thìa đường. II. CHUẨN BỊ. + Đồ dùng: - Mỗi nhóm: Dao, đĩa, rau bắp cải, khăn lau tay. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Gắn kết. - Cô giới thiệu có các cô đến thăm - Hàng ngày các con được ăn những loại rau gì? - Trẻ trả lời - Thăm dò sự hiểu biết của trẻ về rau bắp cải bằng các câu hỏi: + Rau bắp cải có màu sắc như thế nào? - Màu xanh ạ + Rau bắp cải để làm gì? - Để nấu ăn ạ - Tạo bối cảnh để trẻ giải quyết: Cô đưa ra một con dao và 1 cây rau bắp cải hỏi trẻ: Các con định làm gì khi có con dao và rau bắp cải? - Trẻ trả lời 2. Khám phá.
  9. - Cô thăm dò hỏi trẻ sẽ làm gì để khám phá của rau bắp cải? - Trẻ trả lời - Chúng mình bổ như thế nào? - Cần những dụng cụ gì để bổ? Lấy gì để đựng rau khi bổ ra? - Trẻ nói bổ - Cô chia sẻ cách khám phá rau bắp cải - Làm như thế nào? - Cần những công cụ dụng cụ gì để khám - Dao, đĩa. phá? - Cô đưa ra cách khám phá rau bắp cải 3. Giải thích, chia sẻ. - Cho trẻ chia nhóm về nhóm khám phá - Trẻ về nhóm - Đại diện nhóm lấy đồ dùng về nhóm - Nhắc trẻ sử dụng nước khéo léo không làm rơi ra bàn. - Con có khó khăn gì không ? - Cần cô giúp đỡ không nào? - Trẻ trả lời. - Trẻ bổ xong cho từng nhóm chia sẻ trẻ khám phá được gì? - Để khám phá rau bắp cải cần những dụng cụ gì để bổ ra? - Bổ như thế nào? - Trẻ nói cách bổ - Cô kết luận 4. Áp dụng. - Cho trẻ mang rau đã bổ xuống bếp để cô cấp dưỡng nấu canh. - Trẻ mang - Trong cuộc sống hàng ngày rau bắp cải nấu được những món gì? - Trẻ nói. 5. Đánh giá - Hôm nay các con học được điều gì? - Các con cảm thấy như thế nào? - Con thấy vui ạ => Cô giáo dục trẻ: Rau bắp cải rất tốt cho cơ - Trẻ lắng nghe thể. Vì vậy các con ăn nhiều rau bắp cải vừa phải thì sẽ tốt cho cơ thể và đặc biệt nhất là mùa dịch co vit 19 chúng mình phải uống nước ấm và phải ăn chín uống sôi các con nhớ chưa? - Vâng ạ. - Cho trẻ cất dọn đồ dùng. - Trẻ cất đồ dùng. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường Chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ phát âm được một vài cây xanh, cây hoa trên sân trường cùng cô và ạnh chị
  10. - 3 tuổi: Trẻ biết một số nét nổi bật ở sân trường. Tò mò thích thú khám phá những sự vật hiện tượng trong sân trường, hứng thú tham gia chơi đồ chơi. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, ngôn ngữ, ghi nhớ cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn và bảo vệ sân trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Xắc xô, lá, phấn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường. - Cô cho trẻ đi dạo chơi sân trường và trò - Trẻ đi dạo cùng cô chuyện về những sự vật hiện tượng có trên sân trường. + Sân trường chúng mình có những gì? - Có sân chơi, hoa.... - Cho trẻ phát âm - Bây giờ chúng mình cùng đi dạo tiếp nhé. - Trẻ đi cùng cô. + Đây là cây gì nhỉ? - Trẻ trả lời. + Cây có những phần nào? - Có rễ, thân, cành, lá. + Trồng cây xanh để làm gì? - Lấy bóng mát. - Phía trước các con là vườn gì? (Cho trẻ đến vườn rau) - Vườn rau. + Con thấy vườn rau có những loại rau gì? - Trẻ trả lời. - Cho trẻ phát âm => Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, yêu quý trường lớp, có ý thức bảo vệ cảnh vật xung quanh sân trường. - Trẻ lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây. - Đây là những đồ chơi gì? - Trẻ trả lời. - Khi chơi thế nào? - Cô tổ chức cho cho trẻ chơi tự do. - Trẻ chơi tự do - Cô bao quát, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết * Kết thúc: Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét chung, nhắc nhở động viên trẻ. - Trẻ nghe, về lớp. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: ...............trẻ/..........trẻ. Vắng................................................. 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ: 2.1: Tình trạng sức khỏe của trẻ: ................................................................................................................................. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: