Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Nước mưa, nước suối. Làm quen từ: Sấm chớp, mưa - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền

docx 7 trang Bách Hải 17/06/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Nước mưa, nước suối. Làm quen từ: Sấm chớp, mưa - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_lop_nha_tre_tang_cuong_lam_quen_tu_nuoc_mu.docx

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Nước mưa, nước suối. Làm quen từ: Sấm chớp, mưa - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Huyền

  1. TUẦN 31: Chủ đề nhánh : Nước xung quanh bé Từ 18/04 đến 22/04/2022 Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: nước mưa, nước suối I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: nước mưa, nước suối 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Tranh chứa các từ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát: Cho... mưa với và trò chuyện với trẻ - Trẻ thực hiện 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Nước mưa, nước suối * Làm quen từ: Nước mưa - Cho trẻ quan sát hình ảnh nước mưa và hỏi trẻ - Nước ở đâu rơi xuống? Gọi là nước gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Nước suối - Dòng suối có nước được gọi là nước gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ đọc thơ “Mưa” chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC (PTTM) Dạy hát: trời nắng, trời mưa Nghe hát: Cho tôi đi làm mưa với Trò chơi: Ai đoán giỏi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức -Trẻ 2t: Trẻ chú ý nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô, nhớ tên bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” hứng thú nghe cô hát.
  2. -Trẻ 3t: Nhớ tên và thuộc lời bài hát “ trời nắng, trời mưa” và chơi tốt trò chơi. 2. Kĩ năng - Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, phát triển các giác quan: Tai, mắt 3. Thái độ - Thái độ: Giáo dục trẻ biết lợi ích của mưa.... II. CHUẨN BỊ - Đàn oóc gan - Tranh ảnh về chủ đề - Dạy trẻ làm quen với nội dung bài hát. * HĐ 1: Gây hứng thú - Cho trẻ xem bức tranh trời mưa Trẻ xem tranh và trò - Cô đàm thoại với trẻ: chuyện + Nước có từ đâu? + Nước dùng để làm gì? Trẻ trả lời + Chúng ta phải làm gì để bảo về nguồn nước? - Giáo dục trẻ: . * HĐ 2: Nghe Hát “Cho Tôi đi làm mưa với” Trẻ lắng nghe - Cô hát lần 1 giới thiệu tên tác giả, tên bài hát - Cô hát lần 2 giảng nội dung bài hát: Cho tôi đi làm mưa với, chị gió ơi chị gió ơi, làm hạt mưa Trẻ chú ý lắng nghe giúp cho đời, không phí hoài dong chơi. - Lần 3: Múa minh họa theo nội dung bài hát - Lần 4: Cô cho trẻ nghe băng cát sét bài hát Trẻ hát vận động theo - Lần 5: Cô đánh đàn cho trẻ ngh gia điệu bài hát nhạc cùng cô * HĐ3: VĐTN “ Trời nắng, trời mưa” Trẻ hát vận động theo - Cô hát vận động theo nhạc lần 1 - Giới thiệu tên nhạc cùng cô và các bạn bài hát - Cô hát vận động theo nhạc lần 2 chậm rõ lời bài hát Trẻ hát vận động theo - Lần 3 cô cho trẻ hát vận động theo nhạc cùng nhạc cùng cô và các bạn cô từ đầu đến cuối bài - Mời cả lớp, tổ, cá nhân trẻ lên hát vận động Trẻ VĐ cùng cô theo nhạc => Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ hát, chú ý sửa sai cho trẻ. HĐ 4: Trò chơi: Ai đoán giỏi - Cô nêu luật chơi, cách chơi. - Cách chơi: mời 1 trẻ lên đội mũ chóp kín và 1 trẻ hát bài hát kèm dụng cụ âm nhạc. Khi hát xong bỏ mũ ra và người chơi đó phải đoán xem bạn nào vừa hát, bạn hát bài gì, hát với dụng cụ gì. - Luật chơi: nếu trẻ chơi không đoán được sẽ
  3. giành quyền trả lời cho bạn ở đội khác. - Cho trẻ chơi 3- 4 lần. động viên khuyến khích trẻ. * Kết thúc: - Trẻ chơi. - Cô và trẻ hát VĐ “Trời nắng trời mưa ” và ra sân C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi Sân trường Trò chơi: chạy tiếp cờ. Chơi với cát, sỏi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức. Trẻ biết một số nét nổi bật ở sân trường. Tò mò thích thú khám phá những sự vật hiện tượng trong sân trường. - Trẻ hứng thú tham gia chơi và chơi đúng luật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, ngôn ngữ, ghi nhớ cho trẻ. 3. Giáo dục: Trẻ yêu quý, giữ gìn và bảo vệ sân trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của trẻ: Đồ chơi, lá, phấn 2. Đồ dùng của cô: Xắc xô, mũ mèo, mũ chuột, sân trường. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: dạo chơi sân trường. - Cô cho trẻ đi dạo chơi sân trường và - Trẻ đi dạo cùng cô trò chuyện về sân trường. - Con có nhận xét gì về sân trường? - Sân trường rộng, bằng phẳng, có nhiều đồ chơi, có bồn hoa, cây xanh, cây cảnh... - Để sân trường luôn sạch đẹp chúng - Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, mình phải làm gì? không vức rác bừa bãi => Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, có ý thức bảo vệ trường lớp sạch sẽ. 2. Hoạt động 2: Trò chơi: chạy tiếp cờ - Cô giới thiệu trò chơi, - Trẻ nhắc lại cách chơi. + Cách chơi: Các con đứng thành 2 hàng dọc , bạn đầu hàng mỗi đội sẽ cầm cờ đuôi nheo. Khi có hiệu lệnh của cô thì 2 bạn đầu hàng mỗi đội sẽ cầm cờ chạy vòng qua ghế về đưa cho bạn đứng kế tiếp mình rồi về cuối hàng đứng. Bạn nhận được cờ lại tiếp
  4. tục chạy vòng qua ghế đưa cho bạn tiếp theo, cứ thế chạy tiếp cờ cho đến hết lượt. + Luật chơi: Đội nào chạy tiếp cờ nhanh hơn là thắng - Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Động viên khuyến khích trẻ chơi 3. Hoạt động 3: Chơi với sỏi, cát - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô chú ý bao quát. - Trẻ chơi tự do với sỏi, cát. * Kết thúc: Cô cho trẻ nhận xét. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 18/19 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ khi đến lớp, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ chú ý nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô, nhớ tên bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” hứng thú nghe cô hát. 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường tiếng Việt cho trẻ _______________________________ Thứ năm, ngày 21 tháng 4 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Sấm chớp, mưa I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: Sấm chớp, mưa 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ nguồn nước II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Tranh chứa các từ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát: Cho... mưa với và trò chuyện với trẻ - Trẻ thực hiện 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Sấm chớp, mưa * Làm quen từ: Sấm chớp - Cho trẻ quan sát hình ảnh sấm chớp và hỏi trẻ - Khi trời sắp mưa hay xảy ra hiện tượng gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ trả lời. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ
  5. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Mưa - Trẻ phát âm. - Cho trẻ quan sát hình ảnh mưa và hỏi trẻ - Trời đang xảy ra hiện tượng gì đây? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ trả lời. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ trả lời. - Cho trẻ đọc thơ “Mưa” chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (TẠO HÌNH) Tô màu cầu vồng I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Trẻ biết cách cầm bút, biết di màu. - 3 tuổi: Trẻ biết cách cầm bút, biết tô màu tranh không chờm ra ngoài. 2. Kĩ năng: Rèn chú ý, ghi nhớ, trẻ biết cầm bút, biết tô màu. 3. Giáo dục: Biết giữ gìn sản phẩm chú ý trong giờ học. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Tranh mẫu của cô, tranh của trẻ, sáp màu đủ cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Gây hứng thú. - Cô cùng trẻ hát: “Trời nắng – trời mưa”. - Trẻ hát - Bài hát nói về trời như thế nào? - Trời nắng các con phải làm gì? Trời mưa phải làm gì? - Giáo dục trẻ không đi dưới trời nắng, đội mũ khi đi ra ngoài.... - Trẻ trả lời 2. Hoạt động 2. Tô màu cầu vồng * Quan sát - Đàm thoại mẫu. - Cô treo tranh lên và hỏi cô có bức tranh vẽ gì đây? Cô cho trẻ phát âm. - Trẻ nghe - Tranh cầu vồng tô mầu gì? Có mấy màu? - Cô tô như thế nào? Cô tô có chờm màu ra ngoài đường vẽ không? - Cô đã sử dụng kĩ năng gì? - Trẻ quan sát * Dạy trẻ tô - Cô tô mẫu và hướng dẫn trẻ tô - Cô nêu cách cầm bút và tư thế ngồi: Cô cầm bút - Trẻ tô bằng ba ngón tay cô tô màu không chờm ra ngoài đường vẽ.
  6. * Cho trẻ tô - Trẻ thực hiện - Cô bao quát và giúp đỡ trẻ trong khi tô. 3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm - Cho trẻ mang bài lên trưng bày. - Trẻ lên trưng bày sản - Cho trẻ nhận xét bài của bạn, và hỏi trẻ con phẩm. thích bài của bạn nào? vì sao? - Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ. - Trẻ thực hiện * Kết thúc: Cho trẻ làm đoàn tàu ra sân trường. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây Bàng Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột Chơi với phấn, nước I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức. Trẻ chú ý quan sát cây bàng, nhận xét được những đặc điểm của cây, ích lợi của cây. Trẻ biết chơi trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Giáo dục: Trẻ biết về tác dụng của cây xanh. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của trẻ: phấn, nước. 2. Đồ dùng của cô: Cây bàng, mũ mèo, mũ chuột, sắc xô III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Cây bàng - Cô cho trẻ hát bài đi chơi đi nhặt lá cây - Trẻ đi nhặt lá khô. trên sân trường. - Các bạn nhặt được lá gì? - Trẻ nói. - Bạn nào nhặt được lá bàng giống bạn? - Các con thấy lá bàng như nào? - Lá to ạ. - Cho trẻ đi tìm cây bàng. - Đây là cây gì? - Cây bàng. Thân cây bàng như nào? Cành cây như - Cây bàng có rễ, thân, cành, lá: nào? Lá màu gì? Thân cây to, sần sùi, có nhiều - Cây được trồng ở đâu? cành, lá to có màu xanh, - Trồng cây có tác dụng gì? - Lấy bóng mát. - Để cây luôn xanh tốt ta phải làm gì? - Chăm sóc cây không bứt lá, bẻ - Giáo dục trẻ biết về tác dụng của cây cành. phượng làm mát sân trường, trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây, không bứt lá bẻ cành. 2. Hoạt động 2: Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột - Cô gợi ý trẻ nêu cách chơi, luật chơi - Trẻ nêu cách chơi luật chơi - Cô nhấn mạnh lại + Cách chơi: Cô chọn 1 trẻ làm mèo, 1 trẻ làm chuột. Các trẻ khác đứng thành vòng tròn cầm tay
  7. nhau giơ lên cao và đọc bài đồng dao “mèo đuổi chuột”. Khi có hiệu lệnh của cô thì chuột chạy nhanh chui qua các lỗ, mèo phải đuổi theo chuột, chuột chui qua lỗ nào thì mèo phải chui qua lỗ ấy. + Luật chơi: Chuột chui qua lỗ nào thì mèo phải chui lỗ ấy. Chuột bị mèo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi. Hết bài đồn dao đổi vai chơi cho nhau. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. bao quát trẻ. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. 3. Hoạt động 3: Chơi với phấn, nước - Cô tổ chức cho cho trẻ chơi tự do với - Trẻ chơi tự do với với phấn, nước phấn nước theo ý thích của trẻ. theo ý thích của trẻ. * Kết thúc: Cô nhận xét chung. Cho trẻ - Trẻ thực hiện. rửa tay vào lớp. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 18/19 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ khi đến lớp, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ biết cách cầm bút, biết di màu 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường tiếng việt cho trẻ ___________________________________