Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Hoa mười giờ, màu vàng. Làm quen từ: Vỉa hè, bên phải - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Hoa mười giờ, màu vàng. Làm quen từ: Vỉa hè, bên phải - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_lop_nha_tre_tang_cuong_lam_quen_tu_hoa_muo.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Hoa mười giờ, màu vàng. Làm quen từ: Vỉa hè, bên phải - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm
- TUẦN 32: Từ ngày 25/04/2022 đến 29/04/2022 Chủ đề nhánh: Xe đạp Thứ ba, ngày 26 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Hoa mười giờ, màu vàng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2T: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô và anh chị. - 3T: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ hoa mười giờ, màu vàng. 2. Kĩ năng: Trẻ biết cách phát âm các từ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm sóc tưới nước cho hoa, không hái, vặt hoa tươi. II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: Hoa mười giờ trước cửa lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ ra ngoài cửa lớp hít thở không khí trong lành buổi sáng. - Trẻ ra - Ngoài cửa lớp mình có những gì? - Trẻ trả lời - Hoa được trồng để làm gì? - Giáo dục trẻ chăm sóc tưới nước cho hoa, không hái, vặt hoa tươi. - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Hoa mười giờ, màu vàng * Làm quen từ: Hoa mười giờ - Cho trẻ quan sát hoa mười giờ và hỏi trẻ - Đây là hoa gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe. Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Màu vàng - Hoa mười giờ có màu gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm từ “màu vàng” - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại 3: Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài vệ sinh. - Trẻ thực hiện.
- B. HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển thẩm mĩ (âm nhạc) Dạy hát: Em tập lái ô tô Nghe hát: Bác đưa thư vui tính Trò chơi: Ai đoán giỏi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát và hát được cả bài cùng cô. Trẻ hứng thú nghe cô hát. Biết cách chơi trò chơi. - 2 tuổi: Trẻ tham gia hát cùng anh chị và cô giáo. 2. Kĩ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng hát đúng lời, đúng giai điệu, chơi trò chơi. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ đi bên phải đường, đi sát mép bên trong khi đi đường có vực sâu, qua đường quan sát 2 bên đường. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Mũ âm nhạc, nhạc cho trẻ, mũ chóp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô tạo tình huống lái xe ô tô đi vào. - Đố các bạn cô đang tập đi xe gì? - Trẻ trả lời - Khi ngối trên các phương tiện các con phải thế nào? - Trẻ trả lời => Giáo dục trẻ cách đi đường. 2. Hoạt động 2: Dạy hát: Em tập lái ô tô - Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý - Có 1 bài hát nói về bạn nhỏ tập lái xe ô tô bạn nào biết về bài hát này hát cho cô và các bạn cùng nghe nào? - Trẻ hát - Bạn vừa hát bài hát gì? - Trẻ trả lời - Đó là bài hát em tập lái ô tô của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Bài hát nói về ước mơ cuẩ bạn nhorsau này lớn lên sẽ lái xe ô tô để đón cô giáo đi chơi, đi làm đấy các con ạ - Trẻ nghe - Cô hát lần 2: Cô hát - Cô cho cả lớp, các tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát. - Trẻ hát theo các hình thức - Cô tích hợp toán đếm số trẻ bằng tiếng anh, màu sắc quần áo của trẻ. - Trong khi dạy trẻ hát cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ kịp thời - Trẻ nghe 3. Hoạt động 3: Nghe hát: Bác đưa thư vui tính nhạc sĩ: Hoàng Lân - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ nghe. - Cô hát cho trẻ nghe:
- - Lần 1: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát của tác giả nào? - Trẻ trả lời - Cô hát lần 2: - Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? - Giảng nội dung: Bài hát nói về xe đạp có còi kêu kính koong nghe rất hay khi đến nhà bạn nhỏ đưa thư đấy. - Trẻ lắng nghe. - Giáo dục trẻ khi ngối xe đạp cùng anh chị ngồi cẩn thận không sẽ kẹp chân. - Cô hát lần 3: Mời trẻ đứng lên hát cùng cô - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời. 4. Hoạt động 4: Trò chơi: Ai đoán giỏi - Cô giới thiệu trò chơi. - Cô cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi. - Trẻ nêu - Cô khái quát lại - Cách chơi: Cô mời một bạn lên chơi đội mũ chóp, mời một bạn bất kỳ ở dưới hát, khi bạn ở dưới hát song mời bạn ngồi xuống, bạn đội mũ - Trẻ nghe. chóp bỏ mũ ra và phải đoán bạn vừa hát tên là gì hoặc hát bài hát gì - Luật chơi: Bạn chơi ai đoán giỏi sai phải hát tặng cả lớp một bài hát. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần cô động viên, - Trẻ tham gia chơi. khuyến khích trẻ kịp thời. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi. *. Kết thúc: - Cho trẻ ra sân chơi trò chơi qua ngã tư đường. - Trẻ đi cùng cô. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi vận động: Kéo co Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi, tham gia chơi đoàn kết với bạn. - 2 tuổi: Trẻ tham gia chơi cùng anh chị. 2. Kỹ năng. Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi chơi. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Dây kéo, phấn, sỏi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi vận động: Kéo co. - Cô gợi ý trẻ nêu cách chơi, luật chơi (3t) - Trẻ nêu + Cách chơi: Chia lớp thành
- 2 đội bám 2 đầu dây, ở giữa có vạch giới hạn khi nào có lệnh thì 2 đội kéo manh về phía mình. + Luật chơi: Đội nào kéo được đội bạn qua vạch giới - Cô nhấn mạnh lại hạn là đội thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô bao quát trẻ, viên khuyến khích trẻ. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do với phấn, sỏi - Cô cho trẻ lấy phấn, sỏi cho trẻ chơi tự do trên sân. - Trẻ chơi - Cho trẻ chơi theo ý thích - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ tập chung điểm danh trẻ - Trẻ chuyển hoạt động. * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 12/13 (1 cháu nghỉ ốm) 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có kiến thức về âm nhạc, thuộc bài hát, có kiến thức bài trong ngày. Tuy nhiên còn cháu Quốc, Tịch chưa hát được hết câu vì chưa nói được câu dài. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý rèn phát âm cho trẻ. __________________________________________________________ Thứ năm, ngày 28 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Vỉa hè, bên phải I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2T: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô và anh chị. - 3T: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ vỉa hè, bên phải. 2. Kĩ năng: Trẻ biết cách phát âm các từ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ đi đúng bên phải đường, ra phố đi trên vỉa hè bên phải. II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: Hình ảnh vỉa hè trên phố. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ ra quan sát mô hình đường phố - Trẻ quan sát - Trò chuyện về hiểu biết của trẻ về đường phố - Giáo dục trẻ cách đi đường phố, đi trên vỉa hè bên phải - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Vỉa hè, bên phải * Làm quen từ: Vỉa hè - Cho trẻ quan sát hình ảnh đường phố và hỏi trẻ - Đây là đâu của con đường? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm “vỉa hè” - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe. Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Bên phải - Khi đi đường thì các con đi bên nào của đường? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm từ “bên phải” - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại 3: Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài vệ sinh. - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển nhận thức (kpkh) Khám phá xe đạp I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng của xe đạp. - Trẻ biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ không bám víu theo xe đạp, không tự lái xe ra đường. Khi ngồi trên xe đạp phải ngồi im, không đùa nghịch. Khi đi xe đạp trên đường thì đi ở bên phải đường. II. CHUẨN BỊ. - 1 Xe đạp lớn, 3-4 xe đạp nhỏ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
- 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô đóng làm Cuội đi xe đạp xuất hiện trước các bé - Trẻ trò chuyện với a - Anh Cuội xin chào tất cả các em. Cuội - Anh Cuội đố các e nhé: Anh Cuội vừa đi xe gì xuống đây chơi với các em? - Có em nào muốn đi chơi với anh không? 2. Hoạt động 2: Khám phá xe đạp. - Các em ơi? Chiếc xe đạp của anh có đẹp không? - Trẻ trả lời Bây giờ các em cùng ngắm chiếc xe của anh và trả lời cho anh những câu hỏi sau nhé: + Xe đạp của anh có màu gì? - Trẻ trả lời + Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? - Trẻ trả lời + Vừa nãy anh Bảo chở xe đạp hay xe đạp chở anh Bảo nhỉ? - Trẻ trả lời + Xe đạp còn chở ai nữa đây các em? - Trẻ trả lời + Ngoài chở anh Bảo chở a Cuội, xe đạp còn chở gì đây? - Trẻ trả lời -> Xe đạp có tác dụng chở người, chở hàng hóa đấy các em ạ. - Theo các em xe đạp chở được mấy người? - Các em có biết đây là bộ phận gì không nào? - Trẻ trả lời - Khung xe là bộ phận chính của xe đạp, tất cả các - Trẻ trả lời bộ phận khác đều liên kết với khung xe. - Khung xe được làm từ chất liệu gì? - Sắt ạ - Anh Bảo vừa ngồi ở đâu? - Trẻ trả lời - Cả lớp đọc lại từ “Gác – ba – ga” - Anh Cuội vừa ngồi ở đâu? Anh mời 1 bạn lên chỉ chính xác chỗ a ngồi nào? - Yên xe ạ - Đố các em biết yên xe được làm từ chất liệu gì? - Trẻ trả lời + Đồ dùng của a Cuội để ở đâu? - Ngoài khung xe, gác – ba – ga, yên xe, giỏ xe còn những bộ phận nào của xe đạp chưa được nhắc đến vậy các em? - Trẻ trả lời - Vừa rồi a thấy các em đã kể được nhiều bộ phận - Trẻ trả lời của xe đạp rồi đấy, a mời các em khám phá tiếp nhé - Muốn xe đạp đi được cần có gì đây? - Bàn đạp ạ - Còn 1 bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu được đó là gì đây? - Có mấy bánh xe? Cho trẻ đếm - 2 bánh ạ - Theo các em bánh xe có dạng hình gì? - Hình tròn ạ ( Anh Cuội giới thiệu: bánh xe gồm có lốp xe, vành xe và nan hoa nữa đấy.) - Để lốp xe căng tròn, a Cuội phải làm gì? (Cho
- trẻ làm động tác bơm xe) - Trẻ thực hiện. Cảm ơn các em đã bơm xe giúp Anh Cuội. - Bộ phận nào của xe đạp dùng để điều khiển xe? - Trẻ trả lời - Cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi của anh: Vì sao xe đạp đứng được mà không bị đổ? - Trẻ trả lời - Vậy chân chống xe có tác dụng gì? - Các em vừa được quan sát chiếc xe gì? - Trẻ trả lời - Anh thấy các em trả lời rất là giỏi a sẽ thưởng cho chúng mình 1 trò chơi. Trước khi chơi anh mời các em đừng lên và nhắm mắt lại ( Đũa thần xuất hiện) - Anh sẽ dùng chiếc đũa thần này chỉ vào bất kì bộ phận nào của xe đạp, nhiệm vụ của các em là - Trẻ chơi quan sát thật kĩ và nêu tên bộ phận đó nhé. - Chiếc xe đạp của a Cuội to như thế này thì các em có đi được không? Vì sao - Trẻ trả lời - Vì chiếc xe đạp của anh to lớn nên chỉ dành cho người lớn anh Cuội và các anh chị học tiểu học trở lên thì mới đi được - Thế còn các em đi xe đạp như thế nào? - Anh Cuội cho xe đạp nhỏ ra. - Trẻ trả lời * Cho trẻ quan sát và so sánh: + Điểm giống nhau (đều có tay lái, yên xe, gác – ba – ga, bàn đạp ) + Điểm khác nhau: ( xe đạp con: có bánh phụ để giữ thăng bằng khi đi xe, còi xe ) - Trẻ so sánh => GD: xe đạp lớn dành cho người lớn đi, còn xe đạp nhỏ dành cho các em đấy. Khi đi xe đạp các em chỉ đi ở trong sân, khu vui chơi, không được đi ra ngoài đường rất dễ bị tai nạn đấy các em ạ. Khi người lớn trở chúng mình đi bằng xe đạp các - Trẻ lắng nghe em nhớ phải ngồi ngay ngắn và ôm vào người lớn. Các em không được bấu víu và chạy theo xe không là sẽ bị ngã đấy. *MR: Ngoài xe đạp xe đạp lớn của anh Cuội, xe đạp nhỏ này thì các em còn biết những loại xe đạp - Trẻ trả lời nào nữa? - Mời các em hướng lên màn hình với anh để xem có những loại xe đạp gì đây? (Xe đạp điện, xe đạp địa hình ) - Các loại xe đạp này đều là phương tiện giao thông đường gì? - Ngoài xe đạp ra còn có những loại xe gì là PTGT đường bộ nữa? - Trẻ kể * Trò chơi trải nghiệm đi xe đạp:
- - Cô giáo dục trẻ ngồi cẩn thận - Trẻ lắng nghe - Cho trẻ trải nghiệm đi xe. - Trẻ đi - Cô hỗ trợ trẻ đi. 3. Kết thúc: - Anh Cuội chào tất cả các bé nhé, hom o sau lịa xuống chơi. - Trẻ chào anh Cuội. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Trẻ biết và phát âm được một vài cây xanh, cây hoa trên sân trường cùng cô. - 3 tuổi: Trẻ biết một số nét nổi bật ở sân trường. Tò mò thích thú khám phá những sự vật hiện tượng trong sân trường, hứng thú tham gia chơi đồ chơi 2. Kỹ năng. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Mũ cho trẻ, mũ mèo mũ chim để trẻ chơi trò chơi, phấn, sỏi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường. - Cô cho trẻ đi dạo chơi sân trường và trò - Trẻ đi dạo cùng cô chuyện về những sự vật hiện tượng có trên sân trường. + Sân trường chúng mình có những gì? ( 2t, 3 t) - Có sân chơi, hoa.... - Cho trẻ phát âm - Bây giờ chúng mình cùng đi dạo tiếp nhé. - Trẻ đi cùng cô. + Đây là cây gì nhỉ? ( 2t, 3t) - Trẻ trả lời. + Cây có những phần nào? ( 3t) - Có rễ, thân, cành, lá. + Trồng cây xanh để làm gì? - Lấy bóng mát. - Phía trước các con là vườn gì? (Cho trẻ đến vườn rau) - Vườn rau. + Con thấy vườn rau có những loại rau gì? - Trẻ trả lời. - Cho trẻ phát âm => Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, yêu quý trường lớp, có ý thức bảo vệ cảnh vật xung quanh sân trường. - Trẻ lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ.
- - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Cô khái quát lại - Trẻ nêu - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô động viên khuyến khích trẻ. - Trẻ chơi hứng thú 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Chơi tự do với phấn, sỏi. - Cô cho trẻ chơi tự do với phấn, sỏi trên sân. - Cho trẻ chơi theo ý thích - Trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ tập chung điểm danh trẻ * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. - Trẻ chuyển hoạt động. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 11/13 (2 cháu nghỉ ốm) 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường, hứng thú tham gia các hoạt động. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có kiến thức hiểu biết về xe đạp, biết được cách đi xe đạp sao cho an toàn. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý rèn phát âm, ôn tập từ tiếng anh đơn giản đã học cho trẻ.