Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Hoa hồng, hoa huệ. Ôn các từ đã học trong tuần - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Hoa hồng, hoa huệ. Ôn các từ đã học trong tuần - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_lop_nha_tre_tang_cuong_lam_quen_tu_hoa_hon.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Hoa hồng, hoa huệ. Ôn các từ đã học trong tuần - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm
- TUẦN 25: Từ ngày 07/03 đến 11/03/2022 Chủ đề nhánh: Ngày quốc tế phụ nữ 8-3 HỌC SINH NGHỈ DỊCH, GIÁO VIÊN QUAY VIDEO HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH HỌC BÀI Thứ hai, ngày 07 tháng 03 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Hoa hồng, hoa huệ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2t: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô - 3t: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ hoa hồng, hoa huệ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ăn nhiều rau tốt cho sức khoẻ, thực hiện tốt 5k II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: hoa hồng, hoa huệ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “màu hoa” - Trẻ hát - Cô giáo dục trẻ chăm sóc vườn hoa, không ngắt hoa tươi, ăn nhiều rau tốt cho sức khoẻ - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Hoa hồng, hoa huệ * Làm quen từ: Hoa hồng - Cho trẻ quan sát hoa hồng và hỏi trẻ - Đây là hoa gì? Hoa hồng cải có màu gì? - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Hoa huệ - Cho trẻ quan sát hoa huệ và hỏi trẻ - Còn đây là hoa gì? Hoa huệ trồng để làm gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau.
- - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại * Kết thúc: Cho trẻ ra vệ sinh và chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) VĐCB: Trèo lên xuống ghế TC: Ô tô và chim sẻ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ biết tập vận động theo cô. - 3 tuổi: Trẻ biết Trèo lên xuống ghế, biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Trẻ cho trẻ kỹ năng Trèo lên xuống ghế, kỹ năng chuyền bóng không làm rơi bóng. 3. Thái độ: Trẻ chú ý trong giờ học. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Sân bằng phẳng, đường kẻ dích dắc trên sân, 2 quả bóng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cô cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc cùng trẻ đi đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. - Trẻ đi, chạy theo cô. - Cho trẻ về 2 hàng. 2. Hoạt động 2: Trọng động. a. Bài tập phát triển chung: - Trẻ thực hiện theo cô. + Động tác tay-vai : Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao (2lx4n) + Động tác lườn: Đứng cúi người về trước - Trẻ tập theo cô (2lx4n) + Động tác chân : Đứng, khuỵu gối (3lx4n) + Động tác bật nhảy: Bật chụm tách chân - Trẻ tập theo cô (3lx2n) b. Vận động cơ bản: Trèo lên xuống ghế - Giới thiệu tên vận động. - Tập mẫu lần 1 không giải thích. X x x x x x x x x + Lần 2 giải thích cách tập: Đi từ đầu hàng ra đưnga cạnh ghế. Tay cầm ghế giữ 1 chân trò lên ghế sau đó thu chân kia lên và bước từng X x x x x x x x x x chân xuống tiếp đất nẹ nhàng và đi về cuối hàng đứng. - Cô cho 1 trẻ lên tập mẫu. - Trẻ tập mẫu. - Lần lượt cô cho cá nhân trẻ lên tập.
- - Cho trẻ tập theo nhóm - Cô giúp đỡ trẻ 2 tuổi thực hiện vận động - Cô bao quát và động viên và sửa sai cho trẻ - 2 trẻ lên tập/3 lượt. sau mỗi lần trẻ tập. - Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động. c. Trò chơi: Ô tô và chim sẻ - Cô giới thiệu trò chơi. - Cho trẻ nêu lại cách chơi, luật chơi - Trẻ chú ý. - Cô khái quát lại cách chơi, luật chơi. * Trẻ chơi: + Cô bao quát và cho trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ chơi + Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân * Kết thúc: Cho trẻ cất đồ dùng vào lớp và - Trẻ thực hiện chuyển hoạt động. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây phát lộc Trò chơi vận động: Kéo co Chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ biết tên cây, một vài đặc điểm nổi bật của cây. - 2 tuổi: Phát âm được từ cây phát lộc theo cô. 2. Kỹ năng. Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây phát lộc, phấn, lá cây, khu vực chơi sạch sẽ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi vận động: Kéo co. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Trẻ nêu: Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội bằng nhau. Bám 2 bên đầu dây ở giữa có vạch giới hạn. Khi có lệnh kéo thì 2 đội kéo mạnh đội bạn về phía đội của mình. Luật chơi: Đội nào kéo đội bạn qua vạch giới hạn là đội đó thắng cuộc - Cô khái quát lại - Tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi hứng thú - Cô động viên khuyến khích trẻ.
- 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Cho trẻ chơi theo ý thích - Trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ tập chung điểm danh trẻ * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. - Trẻ chuyển hoạt động. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Phụ huynh đã cho con xem, và hướng dẫn con học bài, quay video gửi lên nhóm lớp. ______________________________________________ Thứ tư, ngày 09 tháng 03 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Hoa cúc, hoa đồng tiền I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2t: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô - 3t: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ hoa cúc, hoa đồng tiền. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ăn nhiều rau tốt cho sức khoẻ, thực hiện tốt 5k II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: hoa cúc, hoa đồng tiền. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “màu hoa” - Trẻ hát - Cô giáo dục trẻ chăm sóc vườn hoa, không ngắt hoa tươi, ăn nhiều rau tốt cho sức khoẻ - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Hoa cúc, hoa đồng tiền * Làm quen từ: Hoa cúc - Cho trẻ quan sát hoa cúc và hỏi trẻ - Đây là hoa gì? Hoa cúc cải có màu gì? - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Hoa đồng tiền - Cho trẻ quan sát hoa đồng tiền và hỏi trẻ
- - Còn đây là hoa gì? Hoa đồng tiền trồng để làm gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại * Kết thúc: Cho trẻ ra vệ sinh và chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: Quà mùng 8-3 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ đọc được vài câu thơ trong bài thơ. - 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc được bài thơ cùng cô từ đầu đến hết bài. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành hái hoa tươi. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Tranh minh hoạ thơ: Quà mùng 8-3. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề. - Cô cho trẻ hát: Màu hoa - Trẻ hát. - Các con vừa hát bài gì? - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Dạy thơ: Quà mùng 8-3. tác giả: Lê Kiên - Cô giới thiệu với trẻ: Bạn nào biết về bài thơ nói đến ngày 8-3 đọc cho cô và các bạn cùng nghe nào. + Cô mời 1 trẻ lên đọc mẫu. - Trẻ đọc mẫu - Bạn vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Trẻ trả lời. - Đó là bài thơ “Qùa mùng 8-3” của tác giả Lê Kiên + Cô đọc diễn cảm kết hợp minh họa - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả? - Giảng nội dung: Bài thơ nói về ngày mùng 8-3 các bạn nhỏ rất vui vì được cô giáo dạy làm hoa để - Trẻ nghe tặng mẹ. * Đàm thoại theo nội dung bài thơ. - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Quà mùng 8-3 - Của tác giả nào? - Lê Kiên
- - Bạn nhỏ dấn được cái gì? - Cái hoa ạ - Cô cho bạn làm gì? - Trẻ trả lời - Bạn nhỏ nói điều gì? - Con tặng mẹ - Khi nhận quà mẹ đã làm gì? - Xoa đầu con - Và mẹ bảo thế nào? - Mẹ cảm ơn cô giáo tặng hoa. - Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi để mẹ luôn vui * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô cho trẻ đọc thơ theo các hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ thi đua đọc thơ - Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ - Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần. - Trẻ đọc * Kết thúc: - Cho trẻ làm hoa đẻ về tặng mẹ - Trẻ thực hiện C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Hoa ngọc thảo Chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ biết tên hoa, một vài đặc điểm nổi bật của hoa. - 2 tuổi: Phát âm được từ hoa ngọc thảo theo cô. 2. Kỹ năng. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Hoa ngọc thảo phấn, lá cây. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát hoa ngọc thảo - Cô cùng trẻ ra sân quan sát: - Trong sân có những cây gì? - Trẻ kể - Đây là cây hoa gì? - Hoa ngọc thảo. - Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Cho tổ, nhóm phát âm. - Cá nhân trẻ phát âm. - 2 tuổi phát âm cùng cô. - Trẻ phát âm cùng cô. - Đây là phần gì của cây hoa? Lá có màu gì? - Màu xanh - Hoa ngọc thảo trồng ở đâu đây? - Trong chậu - Các con có biết trồng để làm gì không? - Trả lời. - Hoa ngọc thảo màu gì? - Màu đỏ - Đây là hoa ngọc thảo được trồng ở trong chậu, cây có hoa màu đỏ rất là đẹp, vì vậy các con phải bảo vệ cây, chăm sóc hoa ngọc thảo cũng như các cây xanh khác nhé và đặc biệt không - Trẻ nghe
- vặt lá bẻ cành ngắt hoa tươi nhé. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do với phấn, lá cây - Cô cho trẻ lấy phấn, lá cây cho trẻ chơi tự do trên sân. - Cho trẻ chơi theo ý thích - Trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ tập chung điểm danh trẻ * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. - Trẻ chuyển hoạt động. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Phụ huynh đã cho con xem, và hướng dẫn con học bài, quay video gửi lên nhóm lớp. _____________________________________________ Thứ sáu, ngày 11 tháng 03 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ phát âm cùng cô được những từ đã học trong tuần - 2 tuổi: Trẻ phát âm các từ đã học cùng anh chị 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý vâng lời cô và mẹ II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Các đồ dùng, hoa cây chứa từ đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ đọc thơ “Quà mùng 8-3” - Trẻ đọc - Cô trò chuyện cùng trẻ: * Giáo dục trẻ yêu quý vâng lời mẹ và cô. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học. - Cô lần lượt cho trẻ phát âm các từ trẻ đã được học trong tuần - Trẻ phát âm - Trẻ hai tuổi phát âm cùng cô - Cho lớp, nhóm, cá nhân. - Trẻ phát âm các hình thức. - Trẻ phát âm cô bao quát sửa sai cho trẻ, quan tâm đến những trẻ hai tuổi chưa nói được cả câu - Tổ chức cho trẻ phát âm 2-3 lần - Cô bao quát trẻ chơi sửa sai phát âm cho trẻ => Cô giáo dục trẻ yêu quý vâng lời mẹ và cô. - Trẻ nghe * Kết thúc.
- - Cho trẻ đọc bài thơ “Quà mùng 8-3” - Trẻ đọc B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ (BÀI HỌC STEAM (5E) Chấm màu bông hoa I. MỤC TIÊU 1. S (Khoa học): Trẻ biết dùng tăm bông để chấm màu vào bông hoa. 2. T (Công nghệ): - Trẻ biết sử dụng các nguyện liệu để tạo được bức tranh ( màu nước, tăm bông). - xem video chấm màu bông hoa. 3. E (Kĩ Thuật): Trẻ biết sử dụng màu nước để tạo ra sản phẩm.Trẻ biết sử dụng kĩ năng chấm màu, để tạo ra bức tranh đẹp, nhiều màu, và đơn giản. - Khuyến khích trẻ sáng tạo khi thực hiện. 4. A (Nghệ thuật): Trẻ thích hát theo nhạc. Trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. 5. M (Toán): Trẻ nhận biết màu sắc: đỏ, vàng, xanh II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: nhạc các bài hát, máy tính, tivi, điện thoại 2. Đồ dùng của trẻ: - bàn, Màu nước, tăm bông, hoa để chấm màu khăn lau tay thảm cỏ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gắn kết - Cho trẻ hát múa theo nhạc bài “ hoa bé ngoan” - Trẻ trai và trẻ gái cùng hát - Cô muốn nhờ các bạn làm những bông hoa để múa theo nhạc trang trí cho phòng thư viện - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tạo ra những bông hoa thật đẹp để trang trí cho phòng thư viện - Vâng ạ nhé 2. Khám phá - Cô cho trẻ quan sát nguyên liệu, đồ dùng - Trẻ quan sát - Cho trẻ phát âm: tăm bông, màu đỏ, màu - Trẻ phát âm vàng, màu xanh - Cô khái quát chung. - Cho trẻ xem video các anh chị lớp lớn chấm - Trẻ xem video màu bông hoa - Cho trẻ về nhóm. - Trẻ trai và trẻ gái cùng về ( Trong nhóm có cả trẻ gái và trẻ trai) nhóm và cử đại diện lấy - Nhắc trẻ không được bôi màu bẩn ra mặt và nguyên liệu. 4 nhóm quần áo của bạn 3. Giải thích, chia sẻ - Cho trẻ lên lấy nguyên liệu về nhóm - Cho các nhóm chia sẻ cách trang trí bông hoa - Từng nhóm chia sẻ cách - Đầu tiên các con làm gì? Làm như thế nào, chấm màu cho hoa
- làm bằng nguyên liệu gì? - Lấy tăm bông, nhúng đầu - Bông hoa của con được trang trí bằng những tăm bông vào màu nước, rồi màu gì? chấm nhẹ đầu tăm bông vào - Con có gặp khó khăn gì không? các cánh hoa - Con có cần cô giúp đỡ gì không? - Trẻ trả lời theo ý thích của 4. Áp dụng trẻ. - Cho trẻ trưng bày sản phẩm ( Cô mở nhạc nhẹ) - Trẻ mang tranh lên trưng bày. - Cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình,nhận xét - Trẻ giới thiệu sản phẩm của sản phẩm của bạn. mình - Mở rộng: Ngoài cách trang trí chấm bông tăm ra các con có thể dùng cách nào trang trí cho bông hoa thật đẹp? - Trẻ trả lời 5. Đánh giá - Cô nhận xét chung sản phẩm đẹp, gần đẹp, - Trẻ quan sát tuyên dương trẻ. * Kết thúc: - Cho trẻ cất dọn đồ dùng và nhặt - Thu dọn đồ dùng rác bỏ đúng nơi quy định. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Hoa bỏng Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ biết tên hoa, một vài đặc điểm nổi bật của hoa bỏng, chơi đoàn kết với bạn. - 2 tuổi: Phát âm được từ hoa bỏng theo cô. 2. Kỹ năng. Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Hoa bỏng, dây kéo, đồ chơi ngoài trời. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát hoa bỏng - Cô cùng trẻ ra sân quan sát: - Trong sân có những cây gì? - Trẻ kể - Đây là cây hoa gì? - Hoa bỏng. - Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Cho tổ, nhóm phát âm. - Cá nhân trẻ phát âm. - 2 tuổi phát âm cùng cô. - Trẻ phát âm cùng cô. - Đây là phần gì của cây hoa? Lá có màu gì? - Màu xanh - Hoa bỏng trồng ở đâu đây? - Trong chậu - Các con có biết trồng để làm gì không? - Trả lời. - Hoa bỏng màu gì? - Màu đỏ - Đây là hoa bỏng được trồng ở trong chậu, cây
- có hoa màu đỏ rất là đẹp, vì vậy các con phải bảo vệ cây, chăm sóc hoa bỏng cũng như các cây xanh khác nhé và đặc biệt không vặt lá bẻ - Trẻ nghe cành ngắt hoa tươi nhé. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Cô cho trẻ lấy đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi tự do trên sân. - Cho trẻ chơi theo ý thích - Trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ tập chung điểm danh trẻ * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. - Trẻ chuyển hoạt động. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY - Phụ huynh đã cho con xem, và hướng dẫn con học bài, quay video gửi lên nhóm lớp.