Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Con mèo, con lợn. Làm quen từ: Con trâu, con bò - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm

doc 8 trang Bách Hải 17/06/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Con mèo, con lợn. Làm quen từ: Con trâu, con bò - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_lop_nha_tre_tang_cuong_lam_quen_tu_con_meo.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Con mèo, con lợn. Làm quen từ: Con trâu, con bò - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm

  1. TUẦN 28: Từ ngày 28/03/2022 đến 01/04/2022 Chủ đề nhánh: Con gà Thứ ba, ngày 29 tháng 03 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Con mèo, con lợn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2T: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô và anh chị. - 3T: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ con mèo, con lợn. 2. Kĩ năng: - Trẻ biết cách phát âm các từ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ ăn cua ăn ốc rất nhiều can xi tốt cho cơ thể. II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: Con mèo con lợn thật hoặc tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài hát con gà trống - Trẻ hát theo cô. - Giới thiệu với trẻ các con vật sống dưới nước - Giáo dục trẻ yêu quý vật nuôi - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Con mèo, con lợn * Làm quen từ: Con mèo - Cho trẻ quan sát Con mèo và hỏi trẻ - Đây là con gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe. Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Con lợn - Cho trẻ quan sát con lợn và hỏi trẻ - Đây là con gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại 3: Kết thúc: - Cho trẻ ra ngoài chơi - Trẻ thực hiện.
  2. B. HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển thẩm mĩ (âm nhạc) Dạy hát: Con gà trống Nghe hát: Gà trống mèo con và cún con Trò chơi: Tai ai tinh I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và biết hát cùng cô. Trẻ hứng thú nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu của bài hát. Biết cách chơi trò chơi. - 2 tuổi: Trẻ tham goa hát cùng anh chị và cô giáo. 2. Kĩ năng: - Trẻ biết hát bài hát, chơi được trò chơi. 3. Thái độ: - Trẻ yêu quý và chăm sóc vật nuôi. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Mũ âm nhạc, nhạc cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động1: Trò chuyện về chủ đề. - Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Gà tơ đi học” - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Các con vừa đọc bài gì? - Bài thơ nói về con gì? - Con gà sống ở đâu? Nuôi gà để làm gì? - Trẻ trả lời => Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc vật nuôi 2. Hoạt động 2: Dạy hát: Con gà trống - Nhạc và lời: Nguyến Hà Hải. - Cô cho 1 trẻ lên hát lần 1 - Trẻ hát - Cô hát lần 2: Cô hát - Cô vừa hát bài gì? Của nhạc sĩ nào? - Trẻ trả lời - Giảng nội dung: Bài hát nói về vẻ đẹp của con gà trống có mào đỏ, có cựa và gáy nghe rất hay - Giáo dục: Yêu quý các con vật nuôi - Cô cho cả lớp, các tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát. - Trẻ hát - Trong khi dạy trẻ hát cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ kịp thời 3. Hoạt động 3: Nghe hát: Gà trống mèo con và cún con - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát cho trẻ nghe : - Trẻ nghe - Lấn 1: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát của tác giả nào? - Cô hát lần 2: - Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào ? - Trẻ trả lời - Giảng nội dung: Bài hát nói về các con vật nuôi
  3. mỗi con vật đều có ích lợi cho gia đình chúng ta. - Trẻ nghe - Giáo dục: Trẻ yêu quý các con vật sống dưới nước - Trẻ nghe. - Cô hát lần 3: Mời trẻ đứng lên hát cùng cô - Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời. - Trẻ hát 4. Hoạt động 4: Trò chơi: Tai ai tinh - Cô giới thiệu trò chơi. - Cô cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi. - Cô khái quát lại - Cách chơi: Cô mời một bạn lên chơi đội mũ chóp, mời một bạn bất kỳ ở dưới hát, khi bạn ở dưới hát song mời bạn ngồi xuống, bạn đội mũ - Trẻ lắng nghe. chóp bỏ mũ ra và phải đoán bạn vừa hát tên là gì - Luật chơi: Bạn chơi tai ai tinh sai phải hát tặng cả lớp một bài hát. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. - Trẻ tham gia chơi. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Cho trẻ làm đoàn tàu đi thăm quan ao cá - Trẻ đi cùng cô. C. CHƠI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây dừa cạn Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Biết gọi tên cây dừa cạn theo cô. Tham gia chơi tự do. - 3 tuổi: Biết tên gọi một số đặc điểm nổi bật của cây dừa cạn. Chơi được trò chơi cùng cô. 2. Kỹ năng. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, chăm sóc cây xanh. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây dừa cạn, vòng thể dục, mũ chim đồ chơi ngoài trời. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Cây dừa cạn. - Cô cùng trẻ ra sân đi đến địa điểm quan sát. - Trẻ ra sân. - Cô cho trẻ đến gần cây dừa cạn quan sát và trò chuyện. - Chúng mình đang đứng ở đâu đây? - Cô giới thiệu: Cây dừa cạn và cho trẻ phát - Trẻ phát âm. âm?
  4. - Trong khu vui chơi có mấy cây dừa cạn? Cho trẻ đếm - Trẻ đếm. - Ngoài cây dừa cạn còn có cây gì nữa? - Cây dừa cạn được trồng để làm gì? - Muốn cây dừa cạn tươi tốt hàng ngày chúng mình cần phải làm gì? - Trẻ trả lời. => Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ tưới nước cho cây - Trẻ lắng nghe 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi - trẻ nêu - Tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời. - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Trẻ chơi tự do. - Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi. * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay, vệ sinh sạch sẽ vào lớp, chuyển hoạt động - Hết giời trẻ vào lớp. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 11/13 (2 cháu nghỉ ốm) 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có có kiến thức hát, chú ý nghe hát. Tuy nhiên còn cháu Tịch, Quốc còn chưa hát được câu dài. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý rèn cho trẻ bé tập nói câu dài mọi lúc mọi nơi _____________________________________________ Thứ năm, ngày 31 tháng 03 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Con trâu, con bò I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2T: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô và anh chị. - 3T: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ con trâu, con bò. 2. Kĩ năng: - Trẻ biết cách phát âm các từ 3. Thái độ:
  5. - Giáo dục trẻ ăn cua ăn ốc rất nhiều can xi tốt cho cơ thể. II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: Con trâu con bò thật hoặc tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài hát con gà trống - Trẻ hát theo cô. - Giới thiệu với trẻ các con vật sống dưới nước - Giáo dục trẻ yêu quý vật nuôi - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Con trâu, con bò * Làm quen từ: Con trâu - Cho trẻ quan sát Con trâu và hỏi trẻ - Đây là con gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe. Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Con bò - Cho trẻ quan sát con bò và hỏi trẻ - Đây là con gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại 3: Kết thúc: - Cho trẻ ra ngoài chơi - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển nhận thức (MTXQ) TRÒ CHUYỆN VỀ CON GÀ I. MUC ĐICH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ nhận biết gọi tên con gà, nêu được những bộ phận chính bên ngoài của gà: đầu, mình, chân. - 2 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi, bộ phận cùng anh chị 2. Kỹ năng: - Trẻ biết quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định. Nói rõ một số đặc điểm trên cơ thể con gà. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý vật nuôi. II. CHUẨN BỊ:
  6. - Con gà thật hoặc tranh con gà III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài con gà trống - Trẻ hát theo cô. - Trò chuyện với trẻ về con gà - Giáo dục trẻ yêu quý bảo vệ chăm sóc vật nuôi. 2. Hoạt động 2: Trò chuyện về con gà - Trẻ nghe - Cô dẫn trẻ đi tham quan trang trại nhà bạn Tịch - Cho cả lớp cùng nhau trò chuyện về con gà - Các con nhìn thấy gì trong lồng đây? cho trẻ - Trẻ trả lời. phát âm con gà - Gà đang làm gì? Gà ăn gì? - Trẻ phát âm. - - Con gà có gì đây? ở đầu có những gì? - Gà có mấy mắt ? - Trẻ nói - Đây là gì đây? Chân để làm gì? - - Con gà nuôi để làm gì? - Trẻ trả lời - Lần lượt cho trẻ phát âm các bộ phận của con gà. - Giáo dục trẻ chăm sóc cho con gà, thường xuyên ch cho gà ăn để gà nhanh lớn - Gà đẻ gì? - Trẻ trả lời. - Ngoài những con gà ra còn có những con gì được nuôi trong gia đình nữa? - Cô mở rộng, khái quát giáo dục trẻ - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Trẻ trải nghiệm cho gà ăn - Cô chuẩn bị thức ăn cho trẻ trải nghiệm - Cho trẻ cho gà ăn - Trẻ trải nghiệm - Cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ cho gà ăn 3: Kết thúc: Cho trẻ đi thăm chuồng gà - Trẻ thực hiện. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi vận động: Nhảy qua suối nhỏ Chơi tự do: Chơi với cát, sỏi, nước. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Biết chơi trò chơi cùng cô. - 3 tuổi: Biết chơi trò chơi theo luật theo hướng dẫn của cô 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Cát, sỏi, nước đủ cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
  7. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi vận động: Nhảy qua suối nhỏ - Cô cho trẻ làm đoàn tàu và ra sân. - Trẻ ra sân. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ phát âm trò chơi “nhảy qua suối nhỏ” - Trẻ phát âm. - Cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi (2-3 trẻ) - Trẻ nêu: + Cách chơi: Cô vẽ 1 con suối có chiều rộng 30->35cm Một bên suối để các bông hoa rải rác, co trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa rừng. Khi nghe lệnh nước suối tràn về trẻ nhảy qua suối về nhà. + Luật chơi: Ai hái được nhiều hoa là người thắng cuộc, ai thua sẽ phải hát một bài theo yêu cầu của các bạn trong nhóm - Cô khái quát lại. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ chơi. - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. 2 Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với cát, sỏi, nước. - Cô cho trẻ chơi tự do với cát, sỏi, nước cô đã chuẩn bị - Trẻ chơi. - Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ chơi đoàn kết. * Kết thúc: Cô tập trung trẻ lại, cho trẻ - Trẻ thực hiện. rửa tay, xếp hàng, điểm lại sĩ số và cho trẻ vào lớp. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 12/13 (1 cháu nghỉ ốm) 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ nhận biết tên gọi, thức ăn, nơi sống của con gà. Tuy nhiên còn cháu Hồng, Tịch 2 tuổi còn nói chưa được rõ từ. 3. Giải pháp thực hiện. Cô luyện từ và câu dài cho trẻ mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động trong ngày.