Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Cái ấm, đun nước. Ôn các từ đã học trong tuần - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm

doc 8 trang Bách Hải 17/06/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Cái ấm, đun nước. Ôn các từ đã học trong tuần - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_lop_nha_tre_tang_cuong_lam_quen_tu_cai_am.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Cái ấm, đun nước. Ôn các từ đã học trong tuần - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm

  1. TUẦN 33: Từ ngày 02 đến 06/05/2022 Chủ đề nhánh: Nước xung quanh bé _____________________________________________________ Thứ hai, ngày 02 tháng 05 năm 2022 NGHỈ BÙ 30/04 ____________________________________________________ Thứ tư, ngày 04 tháng 05 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Cái ấm, đun nước I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2t: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô - 3t: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ cái ấm, đun nước. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ không nghịch ấm nước khi có nước nóng, không tự ý lấy ấm cắm vào ổ điện. II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: Cái ấm thật III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ hát - Các con biết những nguồn nước nào? - Trẻ kể - Cô giáo dục trẻ góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Cái ấm, đun nước * Làm quen từ: Cái ấm. - Cho trẻ quan sát cái ấm và hỏi trẻ - Đây là cái gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm từ “cái ấm” - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Đun nước - Cái ấm dùng để làm gì? - Trẻ trả lời - Cô mời 1 trẻ phát âm từ “Đun nước” - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời.
  2. - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại * Kết thúc: Cho trẻ ra vệ sinh và chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: Mưa I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ đọc được vài câu thơ trong bài thơ. - 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc được bài thơ cùng cô từ đầu đến hết bài. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết đi mưa phải mang mũ, ô, không ra ngoài nghịch nước mưa khi trời mưa. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài thơ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề. - Cô cho trẻ hát bài “cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ hát. - Các con vừa hát bài gì? - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ biết đi mưa phải mang mũ, ô, không ra ngoài nghịch nước mưa khi trời mưa. - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Dạy thơ: Mưa. tác giả: Nguyễn Diệu. - Cô giới thiệu với trẻ: Có một bài thơ nói về mưa. Bạn nào biết bài thơ lên đọc cho cô và cả lớp cùng nghe nào? + Cô mời 1 trẻ lên đọc. - Trẻ đọc - Bạn vừa đọc bài thơ gì? - Trẻ trả lời. + Cô đọc diễn cảm kết hợp minh họa - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả? - Giảng nội dung: Bài thơ miêu tả về mưa rơi rất nhanh như đổ xô nước để rửa đi bụi bẩn, như tiếng nhạc để bạn nhỏ hát theo. - Trẻ nghe * Đàm thoại theo nội dung bài thơ. - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Mưa - Của tác giả nào? - Nguyễn Diệu - Mưa là gì của nhau? - Tí tách - Mưa to như thế nào? - Đổ xô nước “từ đầu .lần lượt” - Mưa như vẽ ở đâu? - Trên sân - Mưa rơi xuống có màu gì? - Màu trắng xoá “mưa vẽ....phập phồng”
  3. - Mưa như nâng gì? - Nâng cánh hoa - Mưa rửa sạch bụi như bạn nhỏ làm gì? - Lau nhà “mưa nâng...lau nhà” - Tác giả miêu tả mưa như gì? - Như nốt nhạc - Để bạn nhỏ làm gì? - Hát. - Giáo dục trẻ không ra ngoài mưa nghịch. - Trẻ nghe * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô cho trẻ đọc thơ theo các hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ thi đua đọc thơ - Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ - Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần. - Trẻ đọc * Kết thúc: - Cho trẻ hát “cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ hát C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây phát lộc Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ biết tên cây, một vài đặc điểm nổi bật của cây, hứng thú tham gia chơi trò chơi. - 2 tuổi: Phát âm được từ cây phát lộc theo cô. 2. Kỹ năng. Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây phát lộc, mũ mèo, mũ chim, khu vực chơi sạch sẽ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Cây phát lộc - Cô cùng trẻ ra sân quan sát: - Trong sân có những cây gì? - Trẻ kể - Đây là cây gì? - Cây phát lộc. - Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Cho tổ, nhóm phát âm. - Cá nhân trẻ phát âm. - 2 tuổi phát âm cùng cô. - Trẻ phát âm cùng cô. - Đây là phần gì của cây? - Cây phát lộc trồng ở đâu đây? - Trong chậu - Các con có biết trồng để làm gì không? - Trả lời. - Thân cây cây phát lộc như thế nào? - Thân thẳng - Đây là cây phát lộc cây được trồng ở trong chậu, cây có màu xanh rất là đẹp, vì vậy các con phải bảo vệ cây, chăm sóc cây phát lộc cũng như các cây xanh khác nhé và đặc biệt không - Trẻ nghe vặt lá bẻ cây các con nhé. 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Mèo và
  4. chim sẻ. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Trẻ nêu - Cô khái quát lại - Tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi hứng thú - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. - Trẻ chuyển hoạt động. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 11/13 (2 cháu nghỉ ốm) 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường, hứng thú tham gia các hoạt động. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có kiến thức đọc thơ to rõ ràng. Tuy nhiên còn cháu Hồng, Uy, Duyên còn ngọng. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý sửa ngọng cho trẻ mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động trong ngày. ______________________________________________________ Thứ sáu, ngày 06 tháng 05 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ phát âm cùng cô được những từ đã học trong tuần - 2 tuổi: Trẻ phát âm các từ đã học cùng anh chị 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang di chuyển. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Các đồ dùng, hoa cây chứa từ đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ đọc thơ “cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ đọc - Cô trò chuyện cùng trẻ: * Giáo dục trẻ biết đi mưa phải mang mũ, ô, không ra ngoài nghịch nước mưa khi trời mưa. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học.
  5. - Cô lần lượt cho trẻ phát âm các từ trẻ đã được học trong tuần - Trẻ hai tuổi phát âm cùng cô - Trẻ phát âm - Cho lớp, nhóm, cá nhân. - Trẻ phát âm cô bao quát sửa sai cho trẻ, quan - Trẻ phát âm các hình thức. tâm đến những trẻ hai tuổi chưa nói được cả câu - Tổ chức cho trẻ phát âm 2-3 lần - Cô bao quát trẻ chơi sửa sai phát âm cho trẻ => Cô giáo dục trẻ yêu quý vâng lời mẹ và cô. - Trẻ nghe * Kết thúc. - Cho trẻ đọc bài thơ “em đi chơi thuyền” - Trẻ đọc B. HOẠT ĐỘNG HỌC BÀI HỌC STEAM (5E) KPKH: TRỨNG CHÌM - TRỨNG NỔI I. MỤC TIÊU. 1. Các thành tố đạt được S (Khoa học): Dạy trẻ có hiểu biết về đặc điểm, tác dụng, một số tính chất của muối: + Trứng chìm xuống dưới nước do trứng nặng hơn nước + Trứng nổi lên trên do trứng nhẹ hơn nước muối T (Công nghệ): Cốc, thìa, muối, khay E (Kĩ thuật): Quy trình thực hiện thí nghiệm, kỹ thuật khuấy tan muối trong nước. A (Nghệ thuật): Dự đoán kết quả, tưởng tượng xem quả trứng như thế nào? M (Toán học): Trẻ học màu sắc, so sánh, trên dưới. 2. Kỹ năng - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng quan sát lắng nghe phân tích phán đoán 3. Thái độ. - Trẻ thi đua lên phát biểu bài - Trẻ chủ động tự tin vui vẻ, tham gia hoạt động II. CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng của cô - Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng - Nguyên liệu: Muối (lọ có gắn kí hiệu), chai nước lọc (2 chai), trứng chim cút (2 quả) 2. Đồ dùng của trẻ: cho 1 nhóm + Nguyên liệu: Muối (lọ có gắn kí hiệu), chai nước lọc (2 chai), trứng chim cút (2 quả) + Dụng cụ: Khay đựng, cốc nhựa (2 chiếc), khăn mặt (1 cái), thìa (1 cái) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gắn kết
  6. - Vào một buổi sáng đẹp trời cô Chim cút đưa những quả trứng của mình đi dạo chơi, sưởi nắng, - Trẻ nghe cô Chim cút vừa mới bê ổ trứng của mình lên thì lại bì trượt chân làm ổ trứng bị rơi vào chậu nước, cô loay hoay mãi mà không làm thế nào lấy được trứng lên. Các bạn ơi có cách nào giúp cô Chim cút lấy trứng lên mà trứng không bị vỡ không nhỉ? - Trẻ trả lời - Làm thế nào quả trứng có thể nổi lên được? - Trẻ trả lời - Vậy cô và các con cùng khám phá một giải pháp để giúp cô Chim cút nhé. - Trẻ nghe - Cho trẻ về nhóm. 2. Hoạt động 2: Khảo sát, khám phá. - Các con ơi để lấy quả trứng lên mà không bị vỡ các con cần những đồ dùng gì? Chỉ vào muối các con nhìn xem trong khay các con có gì những đồ dùng gì nào? 1 hộp có kí hiệu trên chai Trứng chim cút: 2 quả. Cốc có đánh số đánh vạch. Thìa, chai nước: 2 chai. Khăn lau - Từ các nguyên vật liệu này các con sẽ làm gì? - Trẻ trả lời - Các con có ý tưởng gì với nguyên liệu này? - Vậy bây giờ các con lấy cho cô chiếc cốc có vạch kẻ màu đỏ. Các con sẽ lấy chai nước đổ nước vào cốc, các con chỉ đổ nước đến vạch kẻ màu đỏ, các con đổ cẩn thận không đổ ra ngoài. - Nước trong cốc có màu gì? - Trẻ trả lời - Các con bê cốc lên ngửi xem có mùi gì không nhé. Các con nếm thử xem nước có vị gì không? - Cô có quả gì đây? - Quả trứng có đặc điểm gì? - Trẻ trả lời - Khi lấy các con cầm như thế nào?. - Nếu như thả quả trứng vào trong cốc nước có vạch màu đỏ điều gì xảy ra? - Trẻ trả lời - Các con quan sát quả trứng trong cốc nước của các con như thế nào? (Cho trẻ đặt cốc nước vào - Trẻ trả lời trong khay.) - Con có biết đây là gì? - Trẻ trả lời - Tại sao con biết nó là muối? - Sau đó cho trẻ nếm 1 hạt và nói kết quả. - Trẻ trả lời - Bạn nào biết muối được dùng để làm gì? - Cho 3 thìa muối vào cốc thứ 2 có vạch kẻ màu xanh nào dùng thìa và khuấy đều, các con đoán xem muối sẽ như thế nào? - Khi khuấy nước con nhìn thấy điều gì? - Hạt muối của cô đâu hết rồi? - Trẻ trả lời - Cho trứng vào cốc nước muối vừa pha. Con thấy
  7. có hiện tượng gì xảy ra? - Trẻ trả lời - Đặt 2 cốc cạnh nhau, cho trẻ so sánh hai quả trứng ở 2 cốc. Tại sao quả trứng khi cho vào cốc nước tinh khiết chìm, cho vào cốc nước muối thì nổi? - Trẻ trả lời - Cô giải thích (Trứng chìm xuống dưới nước do trứng nặng hơn nước vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc. Trứng nổi lên trên: do trứng nhẹ hơn - Trẻ nghe nước muối nên không thể chìm xuống được ) 3. Chia sẻ - Con sẽ chia sẻ về những gì các nhóm khám phá được: Trứng nổi- trứng chìm, dụng cụ khám phá, - Trẻ chia sẻ cách thức khám phá . - Các con khám phá được điều gì? - Trẻ trả lời - Các con khám phá như thế nào? - Các con sử dụng dụng cụ gì để khám phá? - Các con thấy kết quả ra sao? - Trẻ trả lời 4. Áp dụng, củng cố, mở rộng Cho trẻ làm trứng muối - Trứng rửa qua nước sạch, lấy giấy thấm khô sau đó để vào lọ, tiếp theo pha nước muối đổ vào lọ - Trẻ nghe cho 1 thìa rượu và dùng vật nén xuống. - Cho trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện. 5. Đánh giá - Hôm nay các con học được gì? - Con sẽ chia sẻ gì với cô và các bạn? - Trẻ trả lời - Các con cảm thấy như thế nào về buổi học ngày hôm nay? - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng. - Cho trẻ mang hộp trứng muối để vào góc khoa - Trẻ thực hiện học để tiếp tục theo dõi . C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Vườn rau ngót Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ biết tên cay rau ngót, một vài đặc điểm nổi bật của rau ngót, chơi đoàn kết với bạn. - 2 tuổi: Phát âm được từ rau ngót theo cô. 2. Kỹ năng. Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ rau. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Mũ, bao tay, đồ chơi ngoài trời. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát vườn rau ngót
  8. - Cô cùng trẻ ra vườn quan sát: - Trong vườn có những loại rau gì? - Trẻ kể - Đây là cây rau gì? - Rau ngót. - Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Cho tổ, nhóm phát âm. - Cá nhân trẻ phát âm. - 2 tuổi phát âm cùng cô. - Trẻ phát âm cùng cô. - Đây là phần gì của cây rau ngót? Lá rau ngót có màu gì? - Màu xanh - Rau ngót trồng ở đâu đây? - Ở vườn. - Các con có biết trồng để làm gì không? - Trả lời. - Các con được ăn rau ngót nấu những món gì? => Rau ngót được trồng để nấu canh cho các con ăn vì vậy các con thường xuyên chăm sóc tưới nước nhổ cỏ cho rau nhé. - Trẻ nghe - Cho trẻ nhổ cỏ ở luống rau ngót. - Trẻ nhổ 2. Hoạt động 2: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Trẻ chơi - Cho trẻ chơi theo ý thích - Cô bao quát trẻ chơi - Hết giờ tập chung điểm danh trẻ * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. - Trẻ chuyển hoạt động. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 13/13 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường, hứng thú tham gia các hoạt động. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có kiến thức thực hiện trứng chìm trứng nổi. Tuy nhiên còn cháu Tùng, Duyên còn làm đổ nước. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý sửa ngọng cho trẻ. ________________________________________________