Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Ca nô, thuyền buồm. Làm quen từ: Cái bè, mái chèo - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm

doc 10 trang Bách Hải 17/06/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Ca nô, thuyền buồm. Làm quen từ: Cái bè, mái chèo - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_lop_nha_tre_tang_cuong_lam_quen_tu_ca_no_t.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Nhà trẻ (Tăng cường) - Làm quen từ: Ca nô, thuyền buồm. Làm quen từ: Cái bè, mái chèo - Năm học 2021-2022 - Tòng Thị Đăm

  1. TUẦN 29: Từ ngày 04 đến 08/04/2022 Chủ đè nhánh: Thuyền buồm Thứ hai, ngày 04 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Ca nô, thuyền buồm I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2t: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô - 3t: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ ca nô, thuyền buồm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang di chuyển. II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: Ca nô, thuyền buồm thật hoặc hình ảnh III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “Rửa em đi chơi thuyền” - Trẻ hát - Cô giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang di chuyển. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Ca nô, thuyền buồm * Làm quen từ: Ca nô - Cho trẻ quan sát ca nô và hỏi trẻ - Trẻ trả lời. - Đây là cái gì? Đây là phần gì của ca nô? - Giáo dục trẻ - Trẻ phát âm. - Cô mời 1 trẻ phát âm từ “ca nô” - Cô phát âm cho trẻ nghe - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Thuyền buồm - Còn đây là phần gì của thuyền buồm? - Trẻ trả lời. - Thuyền buồm đi ở đâu? - Trẻ phát âm. - Cô mời 1 trẻ phát âm từ “thuyền buồm” - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm - Cô phát âm cho trẻ nghe - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Trẻ trả lời. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại - Trẻ thực hiện. * Kết thúc: Cho trẻ ra vệ sinh và chuyển hoạt động
  2. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) VĐCB: Bò trong đường hẹp Trò chơi: Thuyền về bến I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Trẻ thực hiện bò trong đường hẹp theo anh chị - 3 tuổi: Trẻ biết bò trong đường hẹp, khi bò phối hợp tay nọ chân kia, 2. Kỹ năng. - Trẻ có kỹ năng phối hợp tay nọ chân kia khi trườn, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, tuân thủ nội quy giờ học. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Phấn, sân bãi sạch sẽ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu - Trẻ đi thành vòng tròn, đi đi, rồi về đội hình hai hàng ngang thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, chuyển đội hình hai hàng ngang 2. Hoạt động 2: Trọng động: a. Bài tập phát triển chung - Động tác tay: Hai tay đưa trước, lên cao - 3 lần x 4 nhịp. - Động tác chân: Đứng co 1 chân. - 2 lần x 4 nhịp. - Động tác bụng: Đứng cúi gập người về phía trước. - 2 lần x 4 nhịp. - Động tác bật: Bật nhảy tại chỗ - 2 lần x 4 nhịp. b. Vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp - Cô Giới thiệu tên vận động X X X X X x x X X X X X - Lần 1: Cho một cháu lên tập mẫu. - 1 trẻ lên tập lần 1. - Lần 2: Cô cho 2 trẻ thực hiện lần lượt. - Trẻ 2 trẻ hai hàng thực hiện. - Cho trẻ thi đua thực hiện theo 2 tổ. - Hai tổ thi đua nhau thực hiện. - Cô bao quát, động viên và cho trẻ sửa sai - Trẻ chú ý sửa sai cho bạn. cho bạn. - Cô hỏi trẻ têm vận động - Con dùng kỹ năng gì để trườn - Trẻ nêu
  3. - Cô khuyến khích trẻ. c. Trò chơi: Bò trong đường hẹp - Cô giới thiệu tên trò chơi - Trẻ nghe - Cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi - Trẻ nêu cách chơi, luật chơi - Cô khái quát lại: - Cô cho trẻ chơi - Trẻ chơi 3 lần - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân - Trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây tùng Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi, lá cây I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ biết tên cây, một vài đặc điểm nổi bật của cây. - 2 tuổi: Phát âm được từ cây tùng theo cô. 2. Kỹ năng. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây tùng phấn, sỏi, lá cây. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát cây tùng - Cô cùng trẻ ra sân quan sát: - Trong sân có những cây gì? - Trẻ kể - Đây là cây gì? - Cây tùng. - Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Cho tổ, nhóm phát âm. - Cá nhân trẻ phát âm. - 2 tuổi phát âm cùng cô. - Trẻ phát âm cùng cô. - Đây là phần gì của cây cây? Lá cây có màu gì? - Màu xanh - Cây tùng trồng ở đâu đây? - Trong chậu - Các con có biết trồng cây để làm gì không? - Trả lời. - Cây tùng có dạng hình gì? - Hình tam giác - Đây là cây tùng được trồng ở trong sân, cây có dạng hình tam giác, vì vậy các con phải bảo vệ cây, chăm sóc cây tùng cũng như các cây xanh khác nhé và đặc biệt không vặt lá bẻ cành ngắt - Trẻ nghe hoa tươi nhé. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do với phấn, sỏi, lá cây - Cô cho trẻ lấy phấn, sỏi, lá cây cho trẻ chơi tự do trên sân.
  4. - Cho trẻ chơi theo ý thích - Trẻ chơi - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ tập chung điểm danh trẻ * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. - Trẻ chuyển hoạt động. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 12/13 (1 cháu nghỉ ốm) 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có kiến thức bò trong đường hẹp. Tuy nhiên còn cháu Tịch, Quốc còn chậm so với các bạn. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý rèn trẻ chậm mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động trong ngày. _________________________________________________ Thứ tư, ngày 06 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Cái bè, mái chèo I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 2t: Trẻ phát âm được một từ hoặc hai từ theo cô - 3t: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ cái bè, mái chèo. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang di chuyển. II. CHUẨN BỊ . - Đồ dùng: Cái bè, mái chèo thật hoặc tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “em đi chơi thuyền” - Trẻ hát - Cô giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang di chuyển. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Cái bè, mái chèo * Làm quen từ: Cái bè - Cho trẻ quan sát cái bè và hỏi trẻ: - Đây là cái gì? Cái bè là phương tiện giao thông
  5. đường gì? - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn từ “cái bè” - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi phát âm theo cô - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. * Làm quen từ: Mái chèo - Còn đây là gì? Mái chèo để làm gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn từ “mái chèo” - Trẻ phát âm. - Cô gọi 2 - 3 trẻ phát âm - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ hai tuổi cô phát âm trước trẻ nói theo sau. - Cô động viên, khuyến khích trẻ phát âm to rõ ràng. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ nào? - Trẻ trả lời. - Cô khái quát cho trẻ phát âm lại * Kết thúc: Cho trẻ ra vệ sinh và chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: Xe chữa cháy I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ đọc được vài câu thơ trong bài thơ. - 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc được bài thơ cùng cô từ đầu đến hết bài. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết nguy hiểm và thoát hiểm khi có cháy II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Hình ảnh xe chữa cháy. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề. - Cô cho trẻ hát bài “pí po pi po” - Trẻ hát. - Các con vừa hát bài gì? - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Dạy thơ: Xe chữa cháy. tác giả: Phạm Hổ - Cô giới thiệu với trẻ: Có một bài thơ nói về loại xe chuyên chữa các đám cháy đó là bài thơ “xe chữa cháy” của tác giả Phạm Hổ. Bạn nào biết bài thơ lên đọc cho cô và cả lớp cùng nghe nào? + Cô mời 1 trẻ lên đọc mẫu. - Trẻ đọc mẫu
  6. - Bạn vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Trẻ trả lời. + Cô đọc diễn cảm kết hợp minh họa - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả? - Giảng nội dung: Bài thơ miêu tả về xe chữa cháy có mình đỏ như lửa và chạy rất nhanh ở đâu có cháy gọi chữa cháy sẽ có ngay. - Trẻ nghe * Đàm thoại theo nội dung bài thơ. - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Xe chữa cháy - Của tác giả nào? - Phạm Hổ - Mình xe có màu gì? - Màu đỏ - Bụng thì chứa gì? - Nước ạ - Xe chạy thế nào? - Như bay - Nhà nào có lửa thì xe làm gì? - Giúp ngay - Nếu được gọi thì xe thế nào? - Có ngay - Giáo dục trẻ khi có cháy thì phải chạy để thoát hiểm. - Trẻ nghe * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô cho trẻ đọc thơ theo các hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ thi đua đọc thơ - Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ - Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần. - Trẻ đọc * Kết thúc: - Cho trẻ tham quan dạo chơi quanh sân trường. - Trẻ ra ngoài chơi C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm gieo hạt Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ Chơi tự do: Chơi với sỏi, phấn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Trẻ tham gia gieo hạt cùng anh chị. - 3 tuổi: Trẻ biết, hứng thú tham gia gieo hạt. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ luôn giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Hạt, mũ mèo, mũ chuột, sỏi, phấn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Trải nghiệm gieo hạt - Các con ơi hôm nay cô thấy thời tiết rất đẹp, cô cùng các con đi ra vườn để gieo hạt nhé. - Vâng ạ - Để gieo hạt lớp mình được vui vẻ và thoải mái, chúng mình cùng cô kiểm tra lại trang phục và sức khỏe của các con nhé. - Trẻ nghe
  7. - Chúng mình sẵn sàn để gieo hạt chưa? - Sẵn sàn ạ - Trong khi gieo các con không được chạy nhảy đùa nghịch... - Vâng ạ - Bây giờ chúng ta cùng nhau hát bài "Khúc hát dạo chơi" để đi ra vườn gieo hạt nào. - Trẻ hát cùng cô - Các con đang đứng ở đâu? - Ở vườn ạ - Các con thấy vườn rau thế nào? - Tốt ạ - Luống này đã có rau chưa? - Chưa ạ - Chúng mình cùng gieo hạt nào - Trẻ gieo - Cô bao quát hướng dẫn trẻ chưa biết gieo 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi. - Cô mời trẻ lấy rổ phấn, sỏi chơi tự do theo ý thích của mình. - Trẻ tự do - Cô bao quát trẻ chơi Kết thúc: Cho trẻ dọn đồ chơi, rửa tay vào lớp - Trẻ rửa tay chân D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 13/13 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có kiến thức đọc thơ, vui chơi cùng bạn và anh chị. Tuy nhiên còn cháu Tịch, Khôi còn đọc chưa rõ, chưa được câu dài. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý rèn phát âm cho trẻ mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động trong ngày. _________________________________________________ Thứ sáu, ngày 08 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ phát âm cùng cô được những từ đã học trong tuần - 2 tuổi: Trẻ phát âm các từ đã học cùng anh chị 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang di chuyển. II. CHUẨN BỊ:
  8. - Đồ dùng: Các đồ dùng, hoa cây chứa từ đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ đọc thơ “em đi chơi thuyền” - Trẻ đọc - Cô trò chuyện cùng trẻ: * Giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên - Trẻ nghe. các phương tiện giao thông đang di chuyển. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học. - Cô lần lượt cho trẻ phát âm các từ trẻ đã được học trong tuần - Trẻ phát âm - Trẻ hai tuổi phát âm cùng cô - Cho lớp, nhóm, cá nhân. - Trẻ phát âm các hình thức. - Trẻ phát âm cô bao quát sửa sai cho trẻ, quan tâm đến những trẻ hai tuổi chưa nói được cả câu - Tổ chức cho trẻ phát âm 2-3 lần - Cô bao quát trẻ chơi sửa sai phát âm cho trẻ => Cô giáo dục trẻ yêu quý vâng lời mẹ và cô. - Trẻ nghe * Kết thúc. - Cho trẻ đọc bài thơ “em đi chơi thuyền” - Trẻ đọc B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (TẠO HÌNH) Xé dán thuyền buồm I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ biết dùng tay xé tạo hình được hình thuyền buồm. - 2 tuổi: Trẻ xé dán thuyền buồm theo anh chị 2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng xé, dán. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang di chuyển. II. CHUẨN BỊ - Đồ dung: Giấy màu, keo dán. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “em đi chơi thuyền” - Trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao - Trẻ đọc và đi thông mà trẻ biết. => Giáo dục trẻ không đùa nghịch khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang di chuyển. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Xé dán thuyền buồm. * Quan sát đàm thoại. + Nhìn xem, cô có tranh gì?
  9. + Bố cục bức tranh như thế nào? - Trẻ trả lời + Cô đã làm gì để tạo thành bức tranh này? - Trẻ trả lời. + Con thấy bức tranh này như thế nào? + Con thấy thân thuyền cô xé giống hình gì? Xé bằng những nét gì? - Trẻ nói + Sau khi xé xong thân thuyền thì làm gì? + Cánh buồm cô xé giống hình gì? Xé bằng nét gì? - Hình tam giác + Sau khi xé xong thân thuyền và cánh buồm thì làm gì? - Dán ạ + Cô phết hồ vào mặt nào của tờ giấy? + Dán như thế nào? - Trẻ trả lời. * Cô cùng trẻ thực hiện: - Trẻ kể - Cô mời vài cháu nói ý định và cách xé. + Hôm nay, con sẽ xé dán cái gì? + Con xé thuyền như thế nào? - Cô mở nhạc cho trẻ thực hiện .. - Trẻ thực hiện - Cô quan sát và hỗ trợ trẻ bé, trẻ chậm. 3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm. - Các con hãy mang những sản phẩm các - Vâng ạ. con làm được trưng bày nhé. - Trẻ bày - Cho trẻ bày tranh ở góc tạo hình. - Cho trẻ cất dọn đồ dùng dụng cụ vào nơi - Trẻ cất. quy định. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây huệ tây Trò chơi vận động: Gieo hạt Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 3 tuổi: Trẻ biết tên cây, một vài đặc điểm nổi bật của cây, hứng thú tham gia chơi trò chơi. - 2 tuổi: Phát âm được từ cây huệ tây theo cô. 2. Kỹ năng. Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và ghi nhớ. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây huệ tây, đồ chơi ngoài trời, khu vực chơi sạch sẽ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Cây huệ tây - Cô cùng trẻ ra sân quan sát: - Trong sân có những cây gì? - Trẻ kể - Đây là cây gì? - Cây huệ tây. - Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Cho tổ, nhóm phát âm.
  10. - Cá nhân trẻ phát âm. - 2 tuổi phát âm cùng cô. - Trẻ phát âm cùng cô. - Đây là phần gì của cây? - Cây huệ tây trồng ở đâu đây? - Trong chậu - Các con có biết trồng để làm gì không? - Trả lời. - Thân cây cây huệ tây như thế nào? - Thân thẳng - Đây là cây huệ tây cây được trồng ở trong chậu, cây có màu xanh rất là đẹp, vì vậy các con phải bảo vệ cây, chăm sóc cây huệ tây cũng như các cây xanh khác nhé và đặc biệt không vặt lá - Trẻ nghe bẻ cành ngắt hoa tươi nhé. 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Gieo hạt. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Trẻ nêu - Cô khái quát lại - Tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi hứng thú - Cô bao quát khuyến khích trẻ. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời trên sân. - Trẻ chơi - Cho trẻ chơi theo ý thích - Cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ tập chung điểm danh trẻ - Trẻ chuyển hoạt động. * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp. D. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 12/13 (1 cháu nghỉ ốm) 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh bình thường 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ nhanh nhẹn, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ có kiến thức xé, dán trong giờ học tạo hình. Tuy nhiên còn cháu Tịch, Quốc, Tùng, Hồng xé còn chưa ra hình thù theo hướng dẫn. 3. Giải pháp thực hiện. Cô chú ý rèn trẻ mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động trong ngày.