Kế hoạch giáo dục Lớp chồi (Tăng cường) - Tuần 25, Chủ đề: Ngày hội của bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp chồi (Tăng cường) - Tuần 25, Chủ đề: Ngày hội của bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_lop_choi_tang_cuong_tuan_25_chu_de_ngay_ho.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp chồi (Tăng cường) - Tuần 25, Chủ đề: Ngày hội của bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy
- CHỦ ĐỀ: NGÀY HỘI CỦA BÀ, MẸ, CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI Tuần 25. Thực hiện từ 07/3 đến 11/03/2022 TRẺ NGHỈ DỊCH, GIÁO VIÊN QUAY VIDEO GỬI PHỤ HUYNH HƯỚNG DẪN CON HỌC TẠI NHÀ Thứ hai, ngày 07 tháng 3 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Viên phấn, màu trắng. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: Viên phấn, màu trắng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát âm cho trẻ 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Viên phấn trắng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Giáo dục trẻ ăn nhiều loại rau củ để cơ thể được - Trẻ nghe. khỏe mạnh. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Viên phấn, màu trắng. * Làm quen từ: Viên phấn. - Cô có gì đây? - Trẻ trả lời. - Viên phấn dùng để làm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: Màu trắng. - Viên phấn cô cầm có màu gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Trẻ phát âm. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ gì? (5t) => Cô khái quát lại các từ - Trẻ trả lời. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài “quả” và chuyển hoạt động - Trẻ hát. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) VĐ: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát Trò chơi: Chuyền bóng I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
- 1. Kiến thức. 4t:Trẻ biết tập các động tác của bài tập phát triển chung cùng cô. Trẻ biết đi trong đường hẹp đầu đội túi cát dưới sự hướng dẫn của cô. - 5t: Trẻ nói được tên vận động, thực hiện đúng vận động. Biết phối hợp tay, chân, đầu để thực hiện vận động. - Trẻ chơi tốt trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng: Phát triển cơ chân cho trẻ. 3. Giáo dục: Trẻ có ý thức đoàn kết, không xô đẩy nhau. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Phấn, bóng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ khởi động - Trẻ khởi động cùng cô. - Trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu ði: Ði thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. Về - Trẻ điểm số 1,2 đến hết đội hình 2 hàng ngang. 2. Hoạt động 2: Trọng động. * Trẻ tập bài tập phát triển chung. - Trẻ tập bài tập phát triển chung. - Tay: Đưa 2 tay lên cao sang 2 bên( 3lx8n) - Chân: Một chân làm trụ đứng giơ một chân lên trước. ( 4lx8n) - Bụng: Quay người sang 2 bên tay chống hông( 3lx8n) *Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp - Bật: Bật tiến về trước ( 3lx8n) đầu đội túi cát. - Cho một trẻ lên thực hiện. - Một trẻ lên thực hiện - Cô tập lần 2: Phân tích ở TTCB cô đứng trước vạch xuất phát, để túi cát trên đầu hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh: “đi” - Trẻ lắng nghe và quan sát cô. thì cô đi nhẹ nhàng, khéo léo trong đường hẹp, mắt nhìn thẳng về phía trước, không dẵm vào vạch hai bên đường, đầu giữ thẳng không làm rơi túi cát, đi hết đường hẹp thì bỏ túi cát vào rổ, bạn tiếp theo lên thực hiện. - Cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu. Cô sửa sai - Cho 2 trẻ khá lên thực hiện. cho trẻ kịp thời
- - Cho trẻ thực hiện vận động - Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ. - Cho 2 tổ thực hiện lần lượt 3 lần. *Trò chơi: Chuyền bóng. - Cô gợi ý trẻ nêu cách chơi, luật chơi. - Trẻ nói cách chơi, luật chơi. - Cô nhấn mạnh lại - Cho trẻ chơi - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân. - Đi nhẹ nhàng 1 vòng sân. - Chuyền hoạt động khác. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường Trò chơi: Bịt mắt bắt dê Chơi tự do với lá cây, sỏi I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ hứng thú dạo chơi, trẻ kể được về buổi dạo chơi. - Trẻ biết chơi trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Giáo dục:Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô: 2 khăn bịt mắt, sỏi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường - Cho trẻ hát: Khúc hát dạo chơi - Trẻ hát - Cô cho trẻ đi dạo chơi sân trường và trò - Trẻ đi dạo cùng cô chuyện về sân trường. - Con có nhận xét gì về sân trường? - Sân trường rộng, bằng phẳng, có nhiều đồ chơi, có bồn hoa, cây xanh, cây cảnh... - Để sân trường luôn sạch đẹp chúng mình - Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, phải làm gì? không vức rác bừa bãi - Cô khái quát lại => Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, có ý - Trẻ nghe thức bảo vệ trường lớp sạch sẽ. 2. Hoạt động 2: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - Cô giới thiệu trò chơi, gợi ý trẻ nêu cách - Trẻ nêu cách chơi luật chơi chơi, luật chơi Cô nhấn mạnh lại + Cách chơi, luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô bao quát trẻ, viên khuyến khích trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do với lá cây, sỏi
- - Cho trẻ chơi tự do với lá cây và sỏi. - Trẻ chơi tự do. - Kết thúc cho trẻ rửa tay chân vào lớp. - Trẻ rửa tay chân. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY - Phụ huynh đã cho con xem, và hướng dẫn con thực hiện vận động, quay video gửi lên nhóm lớp. __________________________ Thứ tư, ngày 09 tháng 3 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Rau cải, màu xanh. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: Rau cải, màu xanh 2. Kĩ năng: Trẻ có kĩ năng phát âm. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết ăn các loại rau củ. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: rau cải. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Giáo dục trẻ ăn nhiều loại rau củ để cơ thể được - Trẻ nghe. khỏe mạnh. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Rau cải, màu xanh. * Làm quen từ: Rau cải. - Cô có gì đây? - Trẻ trả lời. - Rau cải được trồng để làm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: màu xanh. - Rau cải có màu gì? - Trẻ trả lời. - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Hôm nay chúng mình làm quen với từ gì? (5t) - Trẻ trả lời. => Cô khái quát lại các từ 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Bắp cải xanh” và chuyển hoạt động - Trẻ hát. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
- DH: Bông hoa mừng cô NH: Mẹ yêu TC: Bao nhiêu bạn hát I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: 4 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc bài hát. - 5 tuổi: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, thuộc bài hát, nhún nhảy theo nhịp bài hát. 2. Kỹ năng: Trẻ có kĩ năng lắng nghe, quan sát và biết vận động theo nhịp điệu của bài hát. 3 Thái độ: Giáo dục trẻ yêu mến thầy cô, bạn bè. II. CHUẨN BỊ. - Xắc xô, nhạc bài hát - Lớp học sạch sẽ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Trẻ trò chuyện với cô - Lớp con có thầy cô nào? - Hàng ngày đến lớp thì thầy cô dạy con gì? - Dạy chữ, dạy hát ạ. - GD trẻ yêu mến, kính trọng thầy cô. - Trẻ lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Dạy hát “Bông hoa mừng cô” của Trần Thị Duyên - Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc - Trẻ nghe - Mời 1 trẻ 5 tuổi lên thể hiện bài hát. - Trẻ hát. - Bạn vừa hát bài gì?(4t) Do ai sáng tác? (5t) - Trẻ trả lời => Bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ dành - Trẻ lắng nghe cho cô giáo, bạn đã tặng cô những bông hoa nhân ngày 8/3 để thể hiẹn tình cảm của mình với cô đấy. - Trẻ hát - Cho cả lớp hát. - Cho trẻ hát luân phiên theo tổ - Tổ nhóm, cá nhân hát - Cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân. - Cô bao quát sửa sai khuyến khích trẻ hát 3. Hoạt động 3: Nghe hát: “Mẹ yêu” của tác giả Phương Uyên. - Ngày 8/3 còn là ngày của mẹ nữa, có 1 bài - Trẻ lắng nghe hát rất hay nói về tình cảm của con dành cho mẹ, mẹ đã vì con mà hy sinh rất nhiều. đó là bài hát mẹ yêu. - Cô hát lần 1. - Trẻ nghe - Lần 2 mở đĩa ca nhạc cho trẻ nghe.
- - Lần 3 cho trẻ thể hiện cùng cô. - Trẻ hưởng ứng cùng cô 4. Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất” - Cô giới thiệu trò chơi: - Trẻ lắng nghe - Nêu cách chơi và luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi. - Trẻ chơi - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ * Kết thúc: Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng - Trẻ nhẹ nhàng ra chơi C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Củ su hào Chơi tự do: với ĐCNT I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ quan sát nhận xét được điểm nổi bật của củ su hào và tác dụng lợi ích . - Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật 2. Kĩ năng: Trẻ có kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định. Phát triển thính giác cho trẻ. 3. Giáo dục: Trẻ đoàn kết với nhau khi chơi, không xô dẩy nhau II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: củ su hào.. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Củ su hào - Cô cho trẻ tham quan vườn - Củ su hào. trường và quan sát nhận xét về củ su hào. - Đây là rau gì? Bạn nào có - Đây là củ su hào có gốc rễ, phần củ, có nhận xét gì về củ su hào? cuống lá dài, lá to có màu xanh. Củ su hào là rau ăn lá và ăn củ. - Cô nhấn mạnh, động viên trẻ - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: với ĐCNT - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi - Trẻ chơi theo ý thích. ngoài trời theo ý thích, cô bao quát trẻ chơi - Cho trẻ thu dọn đồ chơi, vệ - Trẻ thu dọn đồ chơi, rửa chân tay sạch sẽ sinh sạch sẽ. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY - Phụ huynh đã cho con xem, và hướng dẫn con thực hiện bài học, quay video gửi lên nhóm lớp.
- Thứ sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ phát âm đúng các từ đã học trong tuần. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu mến trường lớp, thầy cô và các bạn. II. CHUẨN BỊ Đồ dùng: Tranh ảnh, vật thật về các từ đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề (4,5t) - Trẻ trả lời. * Giáo dục trẻ yêu mến, kính trọng bà, mẹ, cô - Trẻ nghe. giáo và các bạn. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học trong tuần - Cô cho trẻ xem lại lần lượt tranh các từ đã học - Trẻ xem tranh và trả lời. trong tuần: củ su hào, củ cà rốt, rau cải, củ khoai lang, củ khoai tây..... và cho trẻ phát âm theo - Trẻ phát âm theo các hình các hình thức: Lớp, nhóm, tổ, cá nhân. thức khác nhau. - Cô nhấn mạnh, sửa sai cho trẻ. - Cô cho trẻ chơi trò chơi tìm bạn thân. - Cho trẻ chơi 2, 3 lần. Nhận xét, khen ngợi trẻ. - Trẻ chơi. -> Cô giáo dục trẻ yêu mến người thân, bạn bè, - Trẻ nghe. thầy cô. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cho trẻ hát bài “Bông hoa mừng cô” và - Trẻ đọc thơ và ra chơi. chuyển hoạt động nhẹ nhàng. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: Bó hoa tặng cô I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU. 1. Kiến thức. Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm bài thơ Bó hoa tặng cô của tác giả Ngô Quân Miện. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ dành tặng cho cô giáo nhân ngày mùng tám tháng ba. 2. Kĩ năng. Trẻ có kĩ năng đọc thơ diễn cảm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Thái độ. Giáo dục trẻ biết ơn, kính trọng cô giáo.
- II. CHUẨN BỊ. - Giáo án điện tử III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát: Quà mùng tám tháng ba. - Trẻ hát cùng cô - Các con vừa hát bài hát gì? - Bạn nhỏ trong bài hát đã tặng bà, mẹ, cô giáo - Trẻ trả lời. món quà gì nhân ngày mùng tám tháng ba? - Đúng rồi bạn đã đem lời ca tiếng hát để tặng cho bà, mẹ cô giáo đấy. Còn có bài tặng cho cô - Vâng ạ giáo món quà khác, chúng mình cùng nghe xem bạn dành tặng cho cô giáo món quà gì nhé. 2. Hoạt động 2. Thơ “Bó hoa tặng cô” - Mời 1 trẻ đọc bài thơ. - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ đọc - Cô đọc 1 lần kết hợp hình ảnh minh hoạ. - Giảng ND bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ - Trẻ nghe cô đọc thơ. dành cho cô giáo nhân ngày 8/3. * Đàm thoại và trích dẫn. + Cô vừa đọc cm nghe bài thơ gì? Do nhà thơ nào sáng tác? - Trả lời câu hỏi. + Ngày 8/3 các bạn đã làm gì để tặng cô giáo? + Bó hoa của bạn có những loại hoa gì? - Trẻ trả lời + Khi tặng hoa cho cô giáo các bạn thấy thế nào? + Tình cảm của cô đối với các bạn ntn? + Bông hoa nói giúp bạn điều gì? - Trẻ trả lời + Qua bài thơ các con học tập bạn điều gì? - Cô giáo dục trẻ: * Dạy trẻ đọc thơ: - Vâng ạ - Cho trẻ đọc thơ theo cô cả bài 3- 4 lần - Các tổ thi đua nhau đọc - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Mời nhóm, cá nhân đọc. - Các tổ, nhóm, cá nhân thi - Cho trẻ đọc nối tiếp nhau đua nhau đọc - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. *Trò chơi ôn luyện - Trò chơi: Dán hoa tặng cô. + Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 tổ, mỗi tổ sẽ lên dán 1bức tranh hoa. Khi lên dán phải chạy theo - Trẻ nghe cô giới thiệu đường díc dắc. Trong thời gian 1 bản nhạc tổ nào cách chơi và tham gia chơi dán được nhiều bông hoa hơn thì tổ đó thắng cuộc. 3. Hoạt động 3. Kết thúc. - Trẻ đem tranh lên tặng cô và đọc: Bó hoa tặng cô và kết thúc. - Trẻ đem tranh tặng cô và
- đọc: Bó hoa tặng cô. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ Chơi tự do: với sỏi, cát. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi của trò chơi. 2. Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ. Có kĩ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. Phát triển thính giác cho trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ đoàn kết với nhau khi chơi, không xô dẩy nhau II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Mũ mèo, mũ chim, sỏi, phấn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ - Cô giới thiệu trò chơi. - Trẻ nghe. + Cách chơi: Chọn một bạn làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3-4m. Các bạn khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện. + Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn. - Tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát, nhận - Trẻ tham gia chơi trò chơi cùng xét trẻ chơi. các bạn 4-5 lần. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do với cát, sỏi. - Cô cho trẻ chơi với cát, sỏi theo ý thích, cô - Trẻ chơi theo ý thích. bao quát trẻ chơi - Cho trẻ thu dọn đồ chơi, vệ sinh sạch sẽ - Trẻ thu dọn đồ chơi. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
- - Phụ huynh đã cho con xem, và hướng dẫn con thực hiện bài học, quay video gửi lên nhóm lớp. _______________________________