Kế hoạch giáo dục Lớp chồi (Tăng cường) - Tuần 23, Chủ đề nhánh: Một số loại hoa - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp chồi (Tăng cường) - Tuần 23, Chủ đề nhánh: Một số loại hoa - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_lop_choi_tang_cuong_tuan_23_chu_de_nhanh_m.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp chồi (Tăng cường) - Tuần 23, Chủ đề nhánh: Một số loại hoa - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thu Thủy
- CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI HOA Tuần 23. Thực hiện từ 21/02 đến 25/02/2022 Thứ hai, ngày 21 tháng 2 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Hoa giấy, màu hồng. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ phát âm được rõ ràng các từ: Hoa giấy, màu hồng. 2. Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng quan sát, ghi nhớ và phát âm. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây xanh. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Hoa giấy. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trồng cây để làm gì? - Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây xanh. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Hoa giấy, màu hồng. * Làm quen từ: Hoa giấy. - Cô có gì đây? - Trẻ trả lời. - Hoa giấy có đặc điểm gì? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ * Làm quen từ: màu hồng. - Hoa giấy có màu gì? - Trẻ trả lời. - Xung quanh lớp có đồ dùng gì màu hồng không? - Cô mời 1 trẻ phát âm chuẩn phát âm - Trẻ phát âm. - Cô cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Cô lắng nghe trẻ phát âm và sửa sai cho trẻ - Trẻ phát âm. - Hôm nay chúng mình làm quen với từ gì? (5t) => Cô khái quát lại các từ - Trẻ trả lời. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Màu hoa” - Trẻ hát. - Và chuyển hoạt động B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) VĐ: Đập và bắt bóng bằng hai tay Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức. 4t:Trẻ biết tập các động tác của bài tập phát triển chung cùng cô. Trẻ bắt bóng bằng 2 tay khi được bạn chuyền bóng cho. - 5t: Trẻ tập tốt bài phát triển chung. Trẻ nói được tên vận động, thực hiện đúng vận động. 2. Kỹ năng: Trẻ có kĩ năng phối kết hợp tay mắt để thực hiện vận động. 3. Giáo dục: Trẻ có ý thức đoàn kết, không xô đẩy nhau. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Phấn, bóng, mũ mèo, mũ chuột. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ khởi động - Trẻ khởi động cùng cô. - Trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu ði: Ði thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. Về - Trẻ điểm số 1,2 đến hết đội hình 2 hàng ngang. 2. Hoạt động 2: Trọng động. * Trẻ tập bài tập phát triển chung. - Trẻ tập bài tập phát triển chung. - Tay: Đưa 2 tay lên cao sang 2 bên( 4lx8n) - Chân: Một chân làm trụ đứng giơ một chân lên trước. ( 3lx8n) - Bụng: Quay người sang 2 bên tay chống hông( 3lx8n) *Vận động cơ bản: Đập và bắt bóng bằng - Bật: Bật tiến về trước ( 3lx8n) hai tay - Cho một trẻ lên thực hiện. - Một trẻ lên thực hiện - Cô tập lần 2: Phân tích. Ở TTCB: Đứng tự nhiên tay cầm bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng. Khi có hiệu lệnh, cô dùng - Trẻ lắng nghe và quan sát cô. sức của tay đập mạnh bóng xuống sàn, bóng nảy lên cô bắt bóng bằng 2 tay và không làm rơi bóng. - Cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu. Cô sửa sai - Cho 2 trẻ khá lên thực hiện. cho trẻ kịp thời - Cho trẻ thực hiện vận động - Cho 2 tổ thực hiện lần lượt 3 - Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ. lần. *Trò chơi: Mèo đuổi chuột. - Cô gợi ý trẻ nêu cách chơi, luật chơi. - Trẻ nói cách chơi, luật chơi.
- - Cô nhấn mạnh lại - Cho trẻ chơi - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân. - Đi nhẹ nhàng 1 vòng sân. - Chuyền hoạt động khác. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường Trò chơi: Bịt mắt bắt dê Chơi tự do với Đồ chơi ngoài trời. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ hứng thú dạo chơi, trẻ kể được về buổi dạo chơi. - Trẻ biết chơi trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng: Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Giáo dục:Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng : Khăn bịt mắt. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường - Cho trẻ hát: Khúc hát dạo chơi - Trẻ hát - Cô cho trẻ đi dạo chơi sân trường và trò - Trẻ đi dạo cùng cô chuyện về sân trường. - Con có nhận xét gì về sân trường? - Sân trường rộng, bằng phẳng, có nhiều đồ chơi, có bồn hoa, cây xanh, cây cảnh... - Để sân trường luôn sạch đẹp chúng mình - Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, phải làm gì? không vức rác bừa bãi - Cô khái quát lại => Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, có ý - Trẻ nghe thức bảo vệ trường lớp sạch sẽ. 2. Hoạt động 2: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê. - Cô giới thiệu trò chơi, gợi ý trẻ nêu cách - Trẻ nêu cách chơi luật chơi chơi, luật chơi. Cô nhấn mạnh lại - Trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ 3. Hoạt động 3: Chơi tự do với ĐCNT - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi. - Trẻ chơi tự do. - Kết thúc cho trẻ rửa tay chân vào lớp. - Trẻ rửa tay chân. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học:
- 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Đa số trẻ thực hiện được vận động, (cháu nhân, thiện chưa thực hiện được), trẻ hứng thú tham gia học tập. 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường tiếng việt cho trẻ _______________________________ Thứ tư, ngày 23 tháng 2 năm 2022 HỌC SINH NGHỈ RÉT ĐẬM _______________________________ Thứ sáu, ngày 25 tháng 2 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học trong tuần. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ phát âm đúng các từ đã học trong tuần. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ Đồ dùng: Tranh ảnh, vật thật về các từ đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Trẻ trò chuyện với cô * Giáo dục trẻ: biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học: Cây bỏng, cây phát lộc, hoa ban, màu trắng.... - Cô cho trẻ xem lại lần lượt tranh các từ đã học - Trẻ quan sát. trong tuần và cho trẻ phát âm theo các hình - Trẻ xem tranh và trả lời. thức. Lớp. Nhóm, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm theo các hình - Cô nhấn mạnh, sửa sai cho trẻ. thức khác nhau. - Cô cho trẻ chơi trò chơi thi xem ai nhanh - Cho trẻ nói tên trò chơi, cách chơi. - Cách chơi: cô nói tên, đặc điểm, công dụng... nào trẻ sẽ phải chọn hình ảnh tương ứng giơ lên và phát âm theo yêu cầu của cô.
- - Luật chơi: nếu bạn nào chọn sai sẽ phải chọn và phát âm lại cho đúng. - Cô cho trẻ chơi 2,3 lần. - Trẻ chơi. - Nhận xét, khen ngợi trẻ. -> Cô giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng gia đình.... - Trẻ nghe. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” và chuyển - Trẻ hát và ra chơi. hoạt động nhẹ nhàng. B. HOẠT ĐỘNG HỌC. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Văn học) Thơ: Hoa cúc vàng. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kĩ năng ghi nhớ, đọc thơ diễn cảm. 3. Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ - Tranh, video về bài thơ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Trò chuyện. - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Trẻ trò chuyện với cô. - GD trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, cây - Trẻ nghe cô nói. hoa. 2. Hoạt động 2. Thơ: Hoa cúc vàng. - Cô đọc câu đố về hoa cúc vàng. - Trẻ trả lời. * Nghe đọc thơ. - Có một bài thơ rất hay nói về hoa cúc vàng, có bạn nào thuộc không đọc cho cô và các bạn cùng nghe. - Mời 1 trẻ đọc. - Trẻ đọc thơ. - Cô giới thiệu về bài thơ. Cô đọc 1 lần. - Giảng ND: Qua bài thơ” Hoa cúc vàng” nhà thơ đã nói lên sự thay đổi của thời tiết và sức - Trẻ lắng nghe. sống mãnh liệt của cây hoa cúc, mùa đông thời tiết rất rét, cây cối rụng hết lá nhưng cây hoa cúc vẫn phát triển tươi tốt để ra hoa chào đón xuân về. * Đàm thoại. - Mở đầu bài thơ tác giả nói đến mùa nào? - Trẻ trả lời. - Mùa đông trong bài thơ được tác giả miêu tả
- như thế nào? - Câu thơ nào nói lên điều đó? - Trẻ trả lời. - Trời đắp chăn bông có nghĩa là như thế nào? - Giải thích từ “Trời đắp chăn bông”: Vào mùa đông thời tiết rất lạnh, ngoài trời không có - Trẻ lắng nghe. nắng, trên bầu trời có nhiều đám mây mầu trắng giống như mầu của những chiếc chăn bông Vì vậy nhà thơ cảm thấy “ Trời như đắp chăn bông. - Bài thơ cho chúng ta biết hoa cúc nở vào khi - Trẻ trả lời. nào? - Những câu thơ nào tả hoa cúc nở khi tết đến - Nở bung có nghĩa là thế nào? - Trẻ trả lời. - “Nở bung” nghĩa là những bông hoa đã nở hết không chum vào như nụ hoa nữa - Thấy màu vàng của hoa cúc tác giả cảm thấy niềm vui hạnh phúc đang đến với mọi nhà, điều - Trẻ trả lời. đó được tác giả thể hiện ở câu thơ nào? - Các con ạ hoa cúc rất đẹp mang đến vẻ đẹp cho mọi người vì vậy chúng ta phải làm gì để - Trẻ trả lời. có nhiều loài hoa cúc? - GD trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh. * Trẻ đọc thơ. - Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình - Trẻ đọc thơ. thức. - Cô bao quát, sửa sai, khuyến khích trẻ đọc 3. Hoạt động 3. Kết thúc. - Cho cả lớp đọc thơ và nhẹ nhàng ra sân. - Trẻ đọc thơ và ra sân. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi dân gian: Mèo và chim sẻ Chơi tự do: Chơi với cát, sỏi. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên trò chơi, hiểu luật chơi, cách chơi. - Trẻ biết chơi trò chơi cùng các bạn. 2. Kỹ năng:Rèn kĩ năng nhanh nhẹn linh hoạt cho trẻ. 3. Giáo dục: Trẻ biết chơi đoàn kết với nhau. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Xắc xô. Mũ mèo, cát, sỏi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi: Mèo và chim sẻ
- - Cô nói tên trò chơi, hỏi trẻ luật - Trẻ nhắc lại. chơi, cách chơi. + Cách chơi: Chọn một bạn làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3- 4m. Các bạn khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện. + Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn. - Cô nhấn mạnh. - Trẻ nghe - Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao - Trẻ chơi 4,5 lần. quát động viên trẻ chơi. 2. Hoạt động 2: CTD: Chơi với cát, sỏi. - Cô cho trẻ chơi tự do với cát, sỏi - Trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ. theo ý thích của trẻ. - Cô bao quát trẻ. D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (LQCC) Trò chơi với chữ cái h, k I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái h, k. - Trẻ biết chơi trò chơi với chữ cái h, k. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phát âm đúng cho trẻ, rèn sự nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ có ý thức trong giờ học và biết nghe lời cô giáo II. CHUẨN BỊ - Thẻ chữ cái h, k. Tranh có từ chứa chữ cái h, k. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- - Trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Trẻ trò chuyện. - Giáo dục trẻ biết yêu mến, kính trọng Bác Hồ - Trẻ lắng nghe 2. Hoạt động 2: Ôn chữ h, k. a. Ôn các chữ cái: h, k - Cô đã chuẩn bị một món quà tặng cho các con. Mời 1 bạn lên mở hộp quà. - Lên mở hộp quà. - Cô tặng các con quà gì? - Có rất nhiều chữ cái - Cho trẻ phát âm lần lượt từng chữ cái: h, k - Trẻ phát âm theo lớp, tổ, theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhiều lần. nhóm, cá nhân. - Cô động viên trẻ. 2. Hoạt động 2.Trò chơi với chữ h, k. *Trò chơi 1: Ai tinh mắt + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, đội xanh và đội đỏ. Cô có bài thơ đặc biệt trong bài thơ chứa rất nhiều các chữ cái h, k. Nhiệm - Nghe cô phổ biến trò chơi. vụ của hai đội là chạy nhanh lên nhìn tinh mắt chọn và gạch chân chữ u, ư có trong bài thơ. Hết thời gian quy định, đội nào tìm gạch chân được nhiều chữ đúng theo yêu cầu là chiến thắng. + Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được tìm gạch chân một chữ, bạn chơi về cuối hàng bạn khác mới được lên chơi. - Cho trẻ thi đua chơi 2 lần. - Trẻ chơi 2 lần. - Cô kiểm tra, động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 2: Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô - Cách chơi: Cô phát âm hoặc nói đặc điểm - Trẻ lắng nghe cấu tạo của chữ cái, trẻ tìm nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm. - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Trẻ chơi: 3 – 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 3: Tìm về đúng cửa hàng + Cách chơi: Cô có 3 cửa hàng có gắn các chữ cái g, h, k. Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái cầm tay. Cho trẻ đi vòng quanh và hát. - Trẻ lắng nghe. Khi có hiệu lệnh “Tìm về đúng cửa hàng” thì trẻ có thẻ chữ cái nào sẽ tìm về đúng cửa hàng có gắn thẻ chữ cái đó. + Luật chơi: Ai về nhầm cửa hàng phải nhày lò cò một vòng về đúng cửa hàng của mình. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 4: Thi đội nào nhanh + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, đội xanh và đội đỏ. Cô có một cửa hàng bán các loại
- quả. Cho trẻ của 2 đội lần lượt bật liên tục vào vòng lên chọn 1 quả có gắn các chữ cái theo yêu cầu đem bỏ vào rổ của đội mình. - Nghe cô phổ biến trò chơi. Hết thời gian quy định, đội nào tìm được nhiều quả có gắn chữ đúng theo yêu cầu là chiến thắng. + Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được tìm một quả, bạn chơi về cuối hàng bạn khác mới được lên chơi. - Cho trẻ thi đua chơi 2 lần. - Trẻ chơi 2 lần. - Cô kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ ra hít thở không khí trong lành. - Ra hít thở không khí . ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 2. Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ, hình vi và kiến thức kỹ năng của trẻ. 2.1: Tình trạng sức khoẻ của trẻ: Trẻ khoẻ mạnh khi đến lớp. 2.2: Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi: Trẻ vui vẻ khi đến lớp, chơi đoàn kết với bạn. 2.3: Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng: Trẻ thuộc thơ, đọc còn chưa diễn cảm, trẻ hứng thú học tập. 3. Giải pháp thực hiện. tăng cường rèn trẻ đọc thơ diễn cảm.