Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Làm quen từ: Lá cờ, ngôi sao. Tạo hình Trang trí khung ảnh Bác Hồ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Văn Trường

docx 8 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Làm quen từ: Lá cờ, ngôi sao. Tạo hình Trang trí khung ảnh Bác Hồ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Văn Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_lop_choi_tang_cuong_lam_quen_tu_la_co_ngoi.docx

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Làm quen từ: Lá cờ, ngôi sao. Tạo hình Trang trí khung ảnh Bác Hồ - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Văn Trường

  1. Thứ tư, ngày 5 tháng 1 năm 2022 TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen từ: Lá cờ, ngôi sao I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ phát âm chuẩn, đúng từ: lá cờ, ngôi sao 2. Kĩ năng: - Rèn khả năng phát âm tiếng Việt. - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ ngoan, học giỏi. II. CHUẨN BỊ. - Lá cờ, ngôi sao. - Trang phục trẻ gọn gàng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Làm quen từ: Lá cờ - Thầy có gì đây? - Lá cờ - Cho trẻ quan sát lá cờ - Trẻ quan sát - Thầy phát âm mẫu 2 lần: lá cờ - Trẻ nghe - Thầy cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm theo các hình - Thầy chú ý sửa sai cho trẻ thức Giáo dục trẻ giữ gìn lá cờ. - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Ngôi sao - Cho trẻ quan sát ngôi sao - Trẻ quan sát - Thầy phát âm mẫu 2 lần: ngôi sao - Trẻ lắng nghe - Thầy cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. - Trẻ phát âm - Thầy chú ý sửa sai cho trẻ * Giáo dục: giữ gìn đồ dùng. - Trẻ nghe Kết thúc: Cho trẻ hát chú bộ đội - Trẻ hát HOẠT ĐỘNG HỌC PTTM: Tao hình Trang trí khung ảnh Bác Hồ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức -Trẻ biết ngày sinh nhật của Bác Hồ là ngày 19-5 -Trẻ biết nội dung, ý tưởng để trang trí khung ảnh Bác -Trẻ biết dán, trang trí khung ảnh Bác Hồ -Trẻ biết cáchnhận xét sản phẩm của mình và của bạn 2. Kỹ năng -Trẻ có kỹ năng, trang trí khung ảnh Bác Hồ -Trẻ có kỹ năng lựa chọn, sắp xếp các hình (hoa, lá, chấm tròn, ngôi sao, thanh que, kim sa...) để trang trí khung ảnh Bác theo ý thích
  2. 3. Thái độ -Trẻ thích được trang trí ảnh Bác -Trẻ hứng thú trong giờ học, tham gia các hoạt động theo sự hướng dẫn của thầy II. CHUẨN BỊ. - Khung ảnh Bác Hồ đã trang trí sẵn - Nhạc thiếu nhi - Mỗi trẻ một khung ảnh Bác chưa tang trí - Rổ đựng nguyên liệu (hoa, lá, ...), hồ dán cho mỗi bàn III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Thầy cho trẻ xem video bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”- Chúng mình vừa được xem video bài hát gì? Trẻ trả lời Chúng mình có biết ngày sinh của Bác Hồ là ngày nào không? - Ngày sinh của Bác Hồ là ngày 19-5 đấy. Vậy là sắp đến sinh nhật của Bác rồi. Và để tỏ lòng kính yêu đối Trẻ nghe với Bác thì hôm nay,thầy và các con sẽ trang trí khung ảnh Bác thật đẹp để mừng sinh nhật Bác nhé! Các con có đồng ý không? Có ạ 2. Hoạt động 2: Trang trí khung ảnh Bác Hồ Thầy giới thiệu sản phẩm và hỏi ý tưởng của trẻ - Thầy giới thiệu bức tranh 1 đã được trang trí cho trẻ quan sát và mời trẻ nhận xét về sản phẩm của thầy Trẻ nhận xét +Con có nhận xét gì về khung ảnh Bác mà thầy đã trang trí? +Thầy trang trí ảnh Bác như thế nào? +Ở bức tranh này thầy đã trang trí bằng những chất liệu gì? +À,bức tranh số 1 rất đẹp và được thầy trang trí bằng Trẻ trả lời các chất liệu như hoa giấy và kim sa đấy. Bây giờ thầy sẽ giới thiệu với các con bức tranh số 2, các con cùng quan sát nhé! - Thầy giới thiệu tranh 2 +Các con nhìn xem bức tranh này như thế nào? +Bố cục của bức tranh ra sao? - Thầy giới thiệu tranh 3 Các con tiếp tục nhìn xem thầy đã trang trí một khung Trẻ trả lời ảnh nữa, chúng mình nhìn xem thầy trang trí ảnh Bác như thế nào nhé! +Các con nhìn xem ở bức tranh này thầy đã trang trí bằng chất liệu gì? +Màu sắc của các nguyên vật liệu như thế nào? - Thầy hỏi ý tưởng của trẻ +Bây giờ các con có muốn trang trí khung ảnh Bác thật
  3. đẹp không nào? - Thầy giới thiệu các nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn trong rổ - Thầy đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều các nguyên vật liệu như: hoa, lá, chấm tròn, ngôi sao, thanh que...để chúng mình trang trí khung ảnh Bác đấy! (Thầy mời 3-4 trẻ nói ý tưởng, chú ý nhắc trẻ lựa chọn hình, màu sắc và sắp xếp dán sao cho cân đối khung ảnh) -Với các họa tiết đã có sẵn thì các con sẽ dán và trang trí khung ảnh Bác cho thật đẹp nhé! +Con sẽ trang trí khung ảnh Bác như thế nào? * Trẻ thực hiện - Thầy thấy mỗi bạn đều có ý tưởng riêng cho mình rồi đấy! Thầy chúc các con sẽ trang trí thật đẹp để có những sản phẩm đẹp chúc mừng sinh nhật Bác nhé! -Trong khi trẻ thực hiện thầy quan sát,gợi ý giúp trẻ lựa chọn các hình trang trí cho phù hợp, không dán vào phần ảnh Bác hay dán lệch ra ngoài *Hoạt động 3:Nhận xét sản phẩm,kết thúc Cho trẻ treo tất cả sản phẩm lên giá Trẻ thực hiện - Thầy gợi ý giúp trẻ nhận xét được sản phẩm của mình, của bạn (kỹ năng dán,bố cục sắp xếp các hình) Cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm Thầy gọi 3-4 trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn Trẻ nhận xét Thầy nhận xét bài của trẻ,chọn 1 vài sản phẩm đẹp và đúng bố cục cho cả lớp quan sát,chú ý đến sự sáng tạo của trẻ Trẻ hát Kết thúc Thầy động viên, khen ngợi trẻ - Cho trẻ hát và vận động tự do bài “Ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT: VƯỜN RAU TRÒ CHƠI: CHẠY TIẾP CỜ CHƠI TỰ DO: VỚI ĐỒ CHƠI NGOÀI TRỜI I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Trẻ quan sát nhận biết một số loại rau - Chơi đúng luật trò chơi. - 5 tuổi: Trẻ gọi tên cây và nói được đặc điểm nổi bật của một số loại rau 2. Kỹ năng:
  4. - Phát triển giác quan, ghi nhớ có chủ định của trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ chơi vui vẻ đoàn kết với nhau. II. CHUẨN BỊ: - Địa điểm quan sát. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát vườn rau - Cho trẻ xếp hàng ra ngoài quan sát . - Trẻ xếp hàng ra ngoài quan - Các con ơi hôm nay thầy con mình cùng sát. quan sát vườn rau nhé. + Bạn nào giỏi hãy gọi đúng tên một số loại - Trẻ gọi tên và phát âm rau trong vườn nào? (5 tuổi) + Cây rau có màu gì? - Có màu xanh + Cây rau có những phần nào? - gốc, thân, lá + Gốc cây như thế nào? (5 tuổi) - To ạ. + Trồng rau để làm gì? (4 tuổi) - Để ăn, bán. + Muốn cây phát triển tốt thì mọi người phải - - Chăm bón phân ạ. làm gì nhỉ? * Củng cố. + Hôm nay thầy vừa cho các con quan sát gì? - Vườn rau 2. Hoạt động 2: Trò chơi: chạy tiếp cờ Thầy nêu cách chơi, luật chơi Trẻ lắng nghe Thầy hỏi trẻ lại cách chơi, luật chơi. Trẻ nêu cách chơi, luật chơi Thầy tổ chức cho trẻ chơi Trẻ chơi Bao quát nhận xét trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Với đồ chơi ngoài trời. - Trẻ chơi tự do, chơi vui vẻ, Thầy tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài đoàn kết với nhau. trời, thầy bao quát trẻ chơi. Nhận xét trẻ chơi. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: ........trẻ /........trẻ. Vắng ........................................... ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
  5. 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Giải pháp thực hiện: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Thứ sáu, ngày 7 tháng 1 năm 2022 TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - Trẻ hiểu ý nghĩa các từ đã học và hiểu ý nghĩa các từ 2. Kỹ năng. - Rèn khả năng tư duy, ghi nhớ cho trẻ 3.Thái độ. - Giáo dục trẻ ngoan,yêu trường yêu lớp II. CHUẨN BỊ - Thầy hiểu rõ ý nghĩa của các từ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát “ Vui đến trường ” Trẻ hát - Đàm thoại về nội dung bài hát Trẻ trả lời => Giáo dục trẻ yêu trường lớp đi học ngoan biết Trẻ lắng nghe nghe lời thầy giáo
  6. 2.Hoạt động 2: Ôn các từ - Thầy gợi ý hỏi trẻ về các từ đã học trong tuần. - Trò chuyện cùng thầy - Cho trẻ nêu nội dung các từ - Cho trẻ quan sát vật mẫu và phát âm đúng các từ đó, giảng ý nghĩa các từ đó. - Thầy phát âm lại các từ cho trẻ nghe. - Trẻ nghe - Cho trẻ phát âm lại các từ bằng các hình thức, - Trẻ kể tập thể, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ quan sát - Thầy bao quát, động viên, sửa sai cho trẻ *Kết thúc: Chuyển hoạt động nhẹ nhàng - Trẻ nghe - Trẻ phát âm HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÁC HỒ KÍNH YÊU CỦA EM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, là chủ tịch nước đầu tiên của nước ta, biết được ngày sinh nhật, ngày mất của Bác, biết quê hương nơi Bác sinh ra và nơi Bác an nghỉ bây giờ. - Biết được tình cảm của Bác Hồ khi còn sống Bác rất thương yêu, quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng, mẫu giáo và quan tâm đến đồng bào cả nước và tất cả mọi người ai ai cũng yêu quý và kính trọng Bác Hồ. 2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng nghe và ghi nhớ cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý và nhớ ơn Bác Hồ II. CHUẨN BỊ. - Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ - 4 quyển ALBUM về Bác Hồ - Các hình ảnh về Bác Hồ - Bài hát " Nhớ ơn Bác, em mơ gặp Bác Hồ". III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú. - Cho trẻ cùng hát bài: Em mơ gặp Bác Hồ - Trẻ hát “Em mơ gặp Bác Hồ” + Bài hát nói về ai? * Hoạt động 2: Bác Hồ kính yêu của em - Chia lớp làm 4 nhóm nhỏ xem tranh và thảo luận về các cuốn tranh ảnh về Bác Hồ - Trẻ xem tranh ảnh về Bác Hồ - Thầy gợi ý để trẻ cùng thảo luận - Trẻ trả lời theo ý hiểu. + Con nhìn thấy gì trong tranh? Bức tranh này vẽ về ai? Bác đang làm gì? + Ngày sinh nhật Bác Hồ là ngày nào? + Bác Hồ là người như thế nào? Vì sao con - Trẻ xem một số hình ảnh, video
  7. biết? về Bác Hồ - Cho trẻ xem một số hình ảnh, video về Bác - Trẻ trả lời theo ý hiểu. Hồ + Khi còn sống Bác Hồ đối với mọi người như thế nào? Và mọi người dành tình cảm gì cho Bác? + Bác còn có những tên nào khác? Vì sao Bác lại có nhiều tên như vậy? + Chúng mình biết quê Bác Hồ ở đâu? Ai đã được về thăm quê hương Bác Hồ kể cho thầy và các bạn cùng nghe nào? + Bây giờ Bác Hồ có còn không? + Bác mất vào ngày nào? + Bác đang ở đâu? ( Thầy nói cho trẻ biết nơi Bác Hồ đang yên nghỉ ở lăng Bác tại quảng trường ba đình - Hà nội) + Tình cảm của chúng mình đối với Bác như thế nào? - Thầy giáo dục tư tưởng cho trẻ. - Để tỏ lòng kính yêu Bác các con sẽ phải làm gì? - Cho trẻ hát múa “Nhớ ơn Bác” - Sắp đến ngày sinh nhật Bác rồi chúng mình sẽ làm gì để chào mừng ngày sinh nhật Bác? - Hát múa bài “Nhớ ơn Bác” * Hoạt động 3: Vẽ quà tặng Bác - Cho trẻ vẽ quà theo ý thích của trẻ. - Thầy quan sát trẻ vẽ, gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo hơn - Trẻ vẽ quà theo ý thích của trẻ - Cho trẻ nhận xét sản phẩm . * kết thúc: Nhận xét và tuyên dương. - Trẻ nhận xét bài của bạn C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm nhặt lá Chơi tự do: Lá, sỏi, phấn I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. 1. Kiến thức: Trẻ 4 tuổi biết nhặt lá rơi trên sân trường để vào thùng rác. - Trẻ 5 tuổi biết nhặt lá rơi trên sân trường và đi đổ đúng nơi quy định. 2. Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định. 3.Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết với bạn. II.CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Xọt rác, túi bóng, chổi , phấn, sỏi, lá cây. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
  8. Hoạt động của thầy Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trải nghiệm nhặt lá rơi. - Chúng mình đang đứng ở đâu đây? - Các con nhìn xem sân trường hôm nay thế naò? - Sân trường. - Để cho khuôn viên trường sạch sẽ chúng mình làm gì? - Trẻ trả lời. - Trước khi nhặt lá rơi chúng mình phải làm gì? - Cần thêm đồ dùng gì để đựng lá? - Dọn dẹp, vệ sinh.... - Nhặt xong bỏ lá ở đâu? - Thầy và trẻ cùng nhặt lá rơi trên khuôn viên - Sẵn quần, sẵn tay áo... sân trường. - Xọt rác, túi bóng, Hố rác. => Giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Lá, sỏi, phấn - Cho trẻ chơi với lá, sỏi, phấn. - Thầy bao quát trẻ chơi. - Trẻ chơi tự do. * Kết thúc: Thầy tập trung trẻ lại nhận xét và cho trẻ rửa tay, vào lớp. - Trẻ vào lớp. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: ........trẻ /........trẻ. Vắng ........................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Giải pháp thực hiện: ................................................................................................................................. .................................................................................................................................