Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Rau cải, cây cỏ. Dạy trẻ làm quen các từ: Cây thông, lá thông - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng

doc 9 trang Bách Hải 17/06/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Rau cải, cây cỏ. Dạy trẻ làm quen các từ: Cây thông, lá thông - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_lop_choi_tang_cuong_day_tre_lam_quen_cac_t.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Rau cải, cây cỏ. Dạy trẻ làm quen các từ: Cây thông, lá thông - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng

  1. TUẦN 32: Chủ đề nhánh 1: Cây ngô Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ ngày 25/04/2022–> 29/04/2022) Thứ ba, ngày 26 tháng 04 năm 2022. A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Rau cải, Cây cỏ. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm từ: Rau cải, Cây cỏ - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm rõ ràng từ: Rau cải, Cây cỏ. 2. Kỹ năng. - 4 tuổi: Trẻ có kĩ năng nói rõ tiếng. - 5 tuổi: Trẻ phát âm tiếng việt chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Rau cải, Cây cỏ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ đi ra vườn rau - Trẻ thực hiện - Trò chuyện với trẻ về các loại rau trong vườn 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Rau cải, Cây cỏ a. Làm quen từ: Rau cải - Đố các con đây là cây rau gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Rau cải có màu gì? - Cho 1 trẻ phát âm từ “Rau cải” (4,5 t) - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: Cây cỏ - Đố các con đây là cây gì? (4,5 t) - Trẻ trả lời - Cây cỏ ở đâu đây? - Cho 1 trẻ phát âm từ “Cây cỏ” (5t) - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. * Giáo dục trẻ chăm sóc rau, nhổ cỏ cho rau - Trẻ nghe. * Kết thúc. - Cho trẻ đi rửa tay vào lớp. - Trẻ thực hiện
  2. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ (ÂM NHẠC) DH: Lý cây xanh NH: Lý cây bông TC: Ai đoán giỏi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 5 tuổi: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả hiểu nội dung và hát đúng lời và giai điệu của bài hát “Lý cây xanh”. Biết chơi trò chơi - 4 tuổi: Trẻ biết bài hát “Lý cây xanh”. Biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng. - 4, 5 tuổi: Trẻ có kỹ năng hát đúng nhạc, rõ lời lời bài hát. 4. Thái độ. - Trẻ biết yêu cây xanh chăm sóc cây xanh. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Micro, nhạc không lời, mũ chóp kín. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Trò chuyện với trẻ về một số loại cây xanh? - Trẻ kể (4,5t) - Có bạn nào biết có bài hát nào nói về cây - Vâng ạ xanh không? - Cô giới thiệu tên bài hát làn điệu dân ca 2. Hoạt động 2: Dạy hát: Lý cây xanh - Cô mời một bạn thuộc hát bài hát cho cả lớp nghe. - Bạn vừa hát bài hát gì? - Trẻ hát. - Cô cùng trẻ hát cùng nhạc. - Trẻ trả lời. - Hỏi trẻ tên bài hát. Tên tác giả? - Bài hát nói những cây xanh, có rất nhiều lá màu xanh và những chú chim rất yêu cây mà - Nghe nội dung bài hát. đậu trên cành hát líu lo - Giáo dục trẻ biết yêu, chăm sóc, bảo vệ cây... - Dạy trẻ hát: - Cả lớp hát lần. - Vâng ạ - Từng tổ hát. Nhóm. Cá nhân trẻ hát. - Lớp hát. - Cô bao quát sửa sai cho trẻ và động viên khuyến khích trẻ hát. - Trẻ hát 3. Hoạt động 3: Nghe hát: Lý cây bông - Có một làn điệu dân ca nói về những cây
  3. bông có rất nhiều màu sắc khác nhau, bài dân ca rất hay chúng mình hát cùng cô và chúng mình học hát dân ca để về hát cho bố mẹ chúng mình nghe nhé. - Trẻ nghe - Hát cho trẻ nghe lần 1. - Trẻ nghe cô hát. - Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? - Trẻ trả lời. - Lần 2 cho trẻ nghe ca sĩ hát. - Lần 3. Cho trẻ hưởng ứng bài hát cùng cô. - Trẻ đứng dậy múa cùng cô. 4. Hoạt động 4: Trò chơi: Ai đoán giỏi - Cô gợi ý cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi. - Trẻ nêu cách chơi, luật chơi. - Cô nêu khái quát lại: Một bạn đội mũ chóp kín cô chỉ 1 bạn dưới lớp hát. Khi hát xong bạn đội mũ chóp phải đoán đúng tên bài hát bạn vừa hát. - Lắng nghe. - Cho trẻ chơi 2 - 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. - Trẻ cùng chơi 2 – 4. * Kết thúc: Hát em đi qua ngã tư đường phố ra ngoài - Trẻ ra ngoài. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Hoa hải đường Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ quan sát và nói được tên, đặc điểm nổi bật và tác dụng của hoa hải đường. Trẻ tham gia chơi đoàn kết - 4 tuổi: Trẻ quan sát và nói được tên, đặc điểm nổi bật của hoa. 2. Kĩ năng: - 4, 5 tuổi: Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quí chăm sóc, bảo vệ cây. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Hoa hải đường ở trước cửa lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt đông 1: Quan sát: Hoa hải đường. - Cho trẻ hát bài: Khúc hát dạo chơi đi ra ngoài - Trẻ hát - Các con vừa hát bài gì? (4,5t) - Các con ơi đây là đâu đây? (4,5t)
  4. - Trên hè có những loại cây, hoa gì? (4,5t) - Đây là cây hoa gì? (4,5t) - Trẻ trả lời - Cho trẻ phát âm “Hoa hải đường” - Cho trẻ phát âm dưới nhiều hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ phát âm - Hoa hải đường có màu gì? (4,5t) tiếng anh đọc là gì? (4,5t) - Cánh hoa hải đường như thế nào? Có màu gì? - Trẻ trả lời. - Đây là phần gì? Thân cây hoa hải đường thế nào? (4,5t) - Trẻ nói. - Lá có màu gì? Màu xanh tiếng anh gọi là gì (4,5t) => Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ, tưới nức cho hoa - Trẻ lắng nghe 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô giới thiệu tên đồ chơi. - Trẻ nêu - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết - Tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi - Cô bao quát trẻ. - Hết giờ tập trung điểm danh trẻ rồi vào lớp. - Trẻ vào lớp. D. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 26 tháng 4 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 24 trẻ /25 trẻ. Vắng: 1 - Thời tiết thay đổi cháu bị bệnh hen xuyễn tái phát 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, tuy nhiên vẫn còn cháu Hào, Huyền, Dương có biểu hiện bị xổ mũi 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Hầu hết các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ bên cạch đó vẫn còn cháu Nguyên tham gia hoạt động trong ngày còn uể oải chưa hoà đồng 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu hát được bài hát, tham gia vào các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Phúc, Nguyên, Thiên Nhi chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày
  5. 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý ra nhiều dạng bài tập cho trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Thứ năm, ngày 28 tháng 04 năm 2022. A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Cây thông, Lá thông I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm từ: Cây thông, Lá thông - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm rõ ràng từ: Cây thông, Lá thông 2. Kỹ năng. - 4 tuổi: Trẻ có kĩ năng nói rõ tiếng. - 5 tuổi: Trẻ phát âm tiếng việt chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây thông, Lá thông III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ đi ra vườn cây - Trẻ thực hiện - Trò chuyện với trẻ về các loại cây trong vườn 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Cây thông, Lá thông a. Làm quen từ: Cây thông - Đố các con đây là cây gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Cho 1 trẻ phát âm từ “Cây thông” (4,5 t) - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: Lá thông - Đố các con đây là cây gì? (4,5 t) - Trẻ trả lời - Cho 1 trẻ phát âm từ “Lá thông” (5t) - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. * Giáo dục trẻ bảo vệ cây xanh. - Trẻ nghe. * Kết thúc. - Cho trẻ đi rửa tay vào lớp. - Trẻ thực hiện
  6. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ÔN NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG VÀ CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 9 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức : - Trẻ đếm đến 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9, tạo nhóm và viết được số trong phạm vi 9. 2. Kỹ Năng : - Rèn kỹ năng đếm, so sánh, tạo nhóm, nghe và phán đoán chính xác hóa bằng các con số tương ứng,viết số, dán, vẽ và khả năng phối hợp trong nhóm. 3.Thái độ : - GD trẻ biết yêu quý bảo vệ ,chăm sóc các loại cây II. CHUẨN BỊ: - Một số hình ảnh cây xanh trên máy có các số lượng khác nhau - Một số cây to, cây nhỏ bằng xốp có gắn số lượng trong phạm vi 9 - 3 tờ giấy Tôki, thẻ số trong phạm vi 9, rổ đựng, bút, hồ dán, các loại cây bằng xốp - Một số loại cây thật (cây cam, đào, ổi), thẻ số, giỏ đựng quả, đàn, 9 vòng thể dục. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú - Ca hát vận động bài: ‘ Lá xanh” ổn định trẻ. Trẻ hát - Trong bài hát nói về điều gì? - Để biết được nhiều loại cây, chúng ta hãy đến với góc thiên nhiên của lớp mình nhé. - Các con nhìn xem có những loại cây nào? + Các con đếm xem mỗi loại có bao nhiêu cây? - Cho trẻ đếm số lượng các loại cây ( trong phạm vi 9) - Trẻ gọi tên cây + Giáo dục trẻ bảo vệ cây xanh, để làm bóng mát, và làm không khí trong lành. 2. Hoạt động học: Ôn nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 9 * Trò chơi: “ Họ hàng của tôi” - Cách chơi: Cô mời 3 bạn tổ trưởng của 3 đội cầm cây cỡ lớn có gắn số trong phạm vi 9 (9,8,7). Cô phát cho các bạn khác trong các tổ cây cỡ nhỏ gắn số trong phạm vi 9. Các con vừa đi vừa hát, khi nghe cô lắc trống lắc các bạn tổ trưởng cầm cây cỡ lớn có gắn số nói “Ai là họ hàng của tôi” thì những bạn ở trong tổ cầm cây cỡ nhỏ có gắn số là họ hàng của bạn tổ
  7. trưởng thì chạy về chỗ bạn đứng. - Trẻ lăng nghe - Luật chơi: Khi nghe bạn tổ trưởng nói xong mới được chạy về phía của bạn. Nhóm nào tìm đúng họ hàng của mình và về nhóm nhanh nhất được thưởng 3 bông hoa, nhóm nào chậm hơn được thưởng 2 bông hoa, nhóm nào chậm nhất được thưởng 1 bông hoa - Tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét các trẻ chơi. * Trò chơi: “kết nhóm” - Trẻ chơi - Chia trẻ làm 3 nhóm, mỗi nhóm 1 tờ giấy tô ki và mỗi trẻ một rổ đồ dùng (bút, hồ dán, các loại quả bằng xốp). Cô yêu cầu mỗi trẻ trong nhóm phải tạo được nhóm có số lượng trong phạm vi 9 bằng cách dán, vẽ các nhóm số lượng và viết số tương ứng với nhóm đồ dùng của mình. Thời gian cho các đội là một bản Trẻ thực hiện nhạc. - Cho trẻ thực hiện. Cô bao quát trẻ - Nhận xét các nhóm chơi. Nhóm nào làm đúng theo yêu cầu của cô và nhanh nhất được thưởng 3 bông hoa, nhóm nào chậm hơn được thưởng 2 bông hoa, nhóm nào chậm nhất được thưởng 1 bông hoa. * Trò chơi: “Ai giỏi hơn” + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi tập trung. Cô yêu cầu trẻ “Nghe cô vỗ tay, có bao nhiêu tiếng vỗ thì bật lên lấy bấy nhiêu “cây” xếp vào giỏ. Sau khi nghe cô vỗ tay thì cô mời 3 bạn lên sẽ bật qua các vòng thể dục lấy đúng số lượng cây xếp vào 3 giỏ theo đúng số lần tiếng nốt nhạc nghe được. - Tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi - Nhận xét kết quả chơi - tuyên dương cá nhân trẻ. - Nhận xét các đội chơi trong phần trò chơi: - Cô tổng kết số hoa của các đội được thưởng (cho trẻ đếm và gắn số), trao quà cho các đội chơi. - Giáo dục trẻ về nhà tập đếm số, đồng thời giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ vườn cây để có nhiều hoa thơm quả ngọt. 3.Kết thúc - Lớp hát : "Cây xanh » ra chơi - Lớp hát C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
  8. Dạo chơi sân trường Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ 4 tuổi: Trẻ dạo chơi và nhận biết gọi tên các đồ chơi cây cảnh có xung quanh sân trường. - Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết kể tên các đồ dùng đồ chơi và quang cảnh sân trường khi được cùng cô đi dạo. Nêu được cách chơi, luật chơi và chơi đúng luật. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, ngôn ngữ, ghi nhớ cho trẻ. 3. Thái độ: Trẻ yêu quý, giữ gìn và bảo vệ sân trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Mũ cho trẻ, đồ chơi ngoài trời. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường. - Cô cho trẻ đi dạo chơi sân trường và trò - Trẻ đi dạo cùng cô chuyện về những sự vật hiện tượng có trên sân trường. - Sân trường chúng mình có những gì? - Trẻ trả lời - Cho trẻ quan sát hiện tượng đang diễn ra - Trẻ quan sát cùng cô và kể tên trên sân trường và kể những gì mà trẻ quan những gì trẻ thấy. sát thấy? - Các con có yêu quý trường lớp không? - Có ạ. - Yêu quý trường lớp các con phải làm gì? - Trẻ trả lời. => Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, yêu quý trường lớp, có ý thức bảo vệ trường lớp sạch sẽ. - Trẻ lắng nghe. 2. Hoạt động 2 Chơi tự do: Với đồ chơi ngoài trời. - Cô hỏi trẻ về các đồ chơi ngoài trời - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Trẻ chơi tự do theo ý thích. cô chú ý bao quát giúp đỡ trẻ kịp thời. * Kết thúc: Cô cho trẻ nhận xét. - Trẻ nghe. D. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 28 tháng 4 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 24 trẻ /25 trẻ. Vắng: 1 - Cháu kiều xin nghỉ ốm 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ
  9. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, tuy nhiên vẫn còn cháu Hào, Huyền, Dương có biểu hiện bị xổ mũi 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Hầu hết các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ bên cạch đó vẫn còn cháu Duyên, xuyến tham gia hoạt động trong ngày còn uể oải. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu nhận biết được số 9, tham gia vào các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Phúc, xuyến, T hiên Nhi chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý ra nhiều hình thức cho trẻ hoạt động và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.