Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Nước muối, nước đường. Dạy trẻ làm quen các từ: Cái rổ, cái mẹt - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Nước muối, nước đường. Dạy trẻ làm quen các từ: Cái rổ, cái mẹt - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_lop_choi_tang_cuong_day_tre_lam_quen_cac_t.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Nước muối, nước đường. Dạy trẻ làm quen các từ: Cái rổ, cái mẹt - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng
- TUẦN 30: Chủ đề nhánh: Nước xung quanh bé (Thực hiện: Từ ngày 11 đến 15/04/2022) Thứ ba, ngày 12 tháng 04 năm 2022. A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Nước muối, nước đường. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm từ: Nước muối, nước đường, biết được tác dụng của từng loại nước. - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm rõ ràng từ: Nước muối, nước đường 2. Kỹ năng. - 4 tuổi: Trẻ có kĩ năng nói rõ tiếng. - 5 tuổi: Trẻ phát âm tiếng việt chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: cốc nước muối, nước đường, III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với”? (4,5t) - Trẻ hát - Các con biết nước có ở những đâu? (4,5t) -> Giáo dục trẻ chỉ dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Nước muối, nước đường a. Làm quen từ: Nước muối - Cô có những gì đây? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Cô pha muối với nước thì đây gọi là nước gì? - Nước muối dùng để làm gì? - Cho 1 trẻ phát âm từ “Nước muối” (4,5 t) - Trẻ phát âm. - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: Nước đường - Cô pha nước với đường sẽ ra nước gì? (4,5 t) - Trẻ trả lời - Nước đường có vị gì?(4,5t) - Cho 1 trẻ phát âm từ “nước đường” (5t) - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm.
- - Cô khen và động viên trẻ. * Giáo dục trẻ góp phần bảo vệ nguồn nước - Trẻ nghe. * Kết thúc. Cho trẻ đi vệ sinh chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (VĂN HỌC) Truyện: Giọt nước tí xíu I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên câu truyện, nắm rõ được nội dung câu chuyện. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định. Biết trả lời các câu hỏi của cô mạch lạc, rõ ràng. 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý bạn,biết chia sẻ cùng bạn. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng : Tranh minh hoạ, băng nhạc, rối, cô và trẻ quần áo gọn gàng III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát: Cho tôi đi làm mưa với - Các con vừa hát bài gì? - Trẻ lắng nghe - Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước! 2. Hoạt động 2: Truyện: Giọt nước tí xíu - Cô biết một câu chuyện nói về bạn hạt mưa sống ở biển cả và câu chuyện tiếp theo như thế nào các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện: Giọt nước tí xíu nhé! * Kể truyện: - Lần 1: Cô kể diễn cảm. - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Lần 2: Cô kể kết hợp với tranh truyện. - Cô hỏi trẻ về nội dung câu truyện? - Trẻ trả lời = Câu chuyện nói về sự bay hơi của nước tạo thành những cơn mưa rào rơi xuống mặt đất giúp ích cho đời đấy các con ạ. + Trong câu chuyện có những ai? - Trẻ trả lời + Tí xíu sống ở đâu? - Biển cả ạ + Tí xíu nói thế nào với bố mẹ trước khi rời đi? + Đang đi tí xíu thấy gì? - Trẻ trả lời.
- + Bạn nhỏ đã làm gì với giọt nước tí xíu? + Tại sao tí xíu thấy lạnh? + Khi nghe được lời tâm sự của giọt nước tí - xíu chúng ta phải làm gì ? - Trẻ trả lời + Khi tí xíu về gặp lại mẹ tí xíu nói gì? - Lần 3: Cho trẻ kể lại câu chuyện theo ý hiểu của trẻ - Trẻ kể theo ý hiểu - Hỏi trẻ lại tên chuyện? - Cô giáo dục trẻ bảo vệ sông suối không vứt rác bừa bãi - Trẻ tả lời. * Cho trẻ thiết kế những chiếc cốc uống nước 3. Kết thúc . - Trẻ hát bài: Cho tôi đi làm mưa với. Chuyển sang hoạt động - Trẻ hát C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu qua chân Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi, lá. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức - 5 tuổi: Trẻ hứng thú chơi trò chơi và chơi đúng luật cách chơi, trò chơi: Chuyền bóng qua đầu qua chân, chơi tự do đoàn kết cùng bạn. - 4 tuổi: Trẻ hứng thú chơi cùng anh chị, biết chơi đoàn kết, chơi đúng cách chơi. 2. Kỹ năng - 4, 5 tuổi: Rèn cho trẻ kỹ năng cầm chắc bóng khi chuyền sao không rơi bóng, chơi đoàn kết. 3. Thái độ - 4,5 tuổi: Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn và giúp đỡ lẫn nhau. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Sỏi, phấn, lá đủ cho trẻ, 2 quả bóng to. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu qua chân - Cô cho trẻ làm đoàn tàu và ra sân và xếp 2 hàng dọc. - Trẻ ra sân. - Cô có gì đây? (4,5t) - Bóng ạ - Cô có mấy quả bóng? (4,5t) - 2 quả ạ. - Con sẽ chơi trò chơi gì? (4,5t) - Chuyền bóng qua đầu qua chân
- - Cho trẻ phát âm “Chuyền bóng qua đầu qua chân” - Trẻ phát âm. - Cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi (2-3 trẻ nêu) - Cô nhấn mạnh lại cách chơi và luật chơi. + Cách chơi: Lớp đứng 2 hàng dọc bạn đầu hàng cầm bóng chuyền qua đầu cho đứng sau bạn sau cầm lấy bóng và chuyền qua chân cho bạn tiếp theo cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. - Trẻ nêu. - Luật chơi: Đội nào chuyền xong trước là đội thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Trẻ chơi - Cô kết hợp động viên khuyến khích trẻ chơi. 2. Hoạt động 2. Chơi với phấn, sỏi, lá. - Đây là gì? - Trẻ trả lời - Hôm nay chúng mình cùng chơi với những đồ chơi này nhé? - Khi chơi phải chơi thế nào với nhau? - Đoàn kết ạ - Cô cho trẻ chơi. - Trẻ chơi - Cô động viên và bao quát trẻ khi chơi. * Kết thúc: Cho trẻ dọn đồ dùng, rửa tay và cho trẻ vào lớp. - Trẻ thực hiện D. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 12 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 24 trẻ /25 trẻ. Vắng: 1 - Cháu xuyến bị bệnh hen xuyễn xin nghỉ 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, tuy nhiên vẫn còn cháu Hào có biểu hiện bị xổ mũi 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Hầu hết các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ bên cạch đó vẫn còn cháu Phúc, Huyền tham gia hoạt động trong ngày còn uể oải chưa hoà đồng 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Đa số các cháu biết tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện tuy nhiên có cháu thiên Nhi, thư khi được gọi còn chưa trả lời được câu hỏi trong truyện. 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý đưa ra nhiều dạng khám phá câu truyện khác nhau để trẻ hiểu bài và trả lời được câu hỏi.
- Thứ năm, ngày 14 tháng 04 năm 2022. A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Cái rổ, cái mẹt. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm từ: Cái rổ, cái mẹt, biết được cái rổ, cái mẹt dùng để làm gì? - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm rõ ràng từ: Cái rổ, cái mẹt 2. Kỹ năng. - 4 tuổi: Trẻ có kĩ năng nói rõ tiếng. - 5 tuổi: Trẻ phát âm tiếng việt chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cái rổ, cái mẹt. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ ra góc địa phương quan sát: - Trẻ ra - Các con xem có những đồ dùng gì? (4,5t) -> Giáo dục trẻ sưu tầm nhiều đồ dùng để mang đến trưng bày. 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Cái rổ, cái mẹt a. Làm quen từ: Cái rổ - Cô có cái gì đây? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Cái rổ dùng để làm gì? - Cho 1 trẻ phát âm từ “Cái rổ” (4,5 t) - Cô phát âm cho trẻ nghe - Trẻ nghe - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: Cái mẹt - Còn đây là cái gì?(4,5t) - Trẻ trả lời - Cho 1 trẻ phát âm từ “cái mẹt” (5t) - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. * Giáo dục trẻ bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong lớp và trong gia đình và sử dụng cẩn thận không được phá hỏng. - Trẻ nghe.
- * Kết thúc. Cho trẻ đi vệ sinh chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Chữ viết) Ôn chữ cái p,q I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p,q thông qua các trò chơi. - 4 tuổi: Trẻ tham gia chơi trò chơi với chữ cái p,q. 2. Kỹ năng: - 5 tuổi: Rèn kĩ năng nhận biết, phát âm, luyện tai nghe, kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi tô cho trẻ. - 4 tuổi: Tập nhận dạng chữ cái p,q và tô màu chữ p,q. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, biết phối hợp và chờ đến lượt trong khi chơi II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Thẻ chữ cái p,q. Power point trò chơi chiếc nón kì diệu, lá cây có gắn gắn chữ p,q và hình cây không có lá trên 2 bảng từ, 2 phên tre, vở tập tô, bút chì, bút mầu đủ cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Chào mừng các bé đến với giờ học ôn chữ cái đã học ngày hôm nay. - Trẻ vỗ tay. 2. Hoạt động 2: Ôn chữ cái: p, q. - Tuần trước các con vừa học chữ gì? (4,5t) - p,q tiếng anh đọc thế nào? (4,5t) - Trẻ nói: p,q - Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Cô động viên sửa sai cho trẻ. - Trẻ phát âm. * Trò chơi 1: “Về đúng chữ” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nghe - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát khi cô có lệnh về đúng chữ gì thì trẻ chạy nhanh về vòng tròn chứa chữ cái đó. + Luật chơi: Bạn nào về nhầm thì phải nhảy lò cò về đúng chữ cô yêu cầu. - Cô nhấn mạnh lại
- - Tổ chức trẻ chơi. - Trẻ chơi: 3 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 2 “Chiếc nón kì diệu” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Khi chiếc nón quay - Cô nhấn mạnh lại dừng và kim chỉ vào chữ cái nào thì trẻ phát âm to chữ cái đó. - Tổ chức trẻ chơi. - Trẻ chơi 2 - 3 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 3: “Gắn lá cho cây” - Cô gới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi + Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành 4 hàng dọc xen kẽ bạn 4 tuổi với bạn 5 tuổi. Khi lệnh bắt đầu thì 1 bạn 4 tuổi và 1 bạn 5 tuổi bật qua tấm phên lên bạn 5 tuổi chọn lá có chữ p,q sau đó cùng bạn 4 tuổi gắn lên cho cây của đội mình rồi về cuối hàng đứng cứ như vây cho đến hết bạn. + Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào gắn được nhiều lá đúng hơn là đội thắng cuộc. - Tổ chức trẻ chơi. - Trẻ chơi 2 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 4: “Tô chữ” - Cô giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm các bạn 5 tuổi dùng bút chì tô chữ cái p,q in chấm mờ trên dòng kẻ. Nhóm các bạn 4 tuổi dùng bút - Trẻ nghe. màu để tô chữ p,q in rỗng trong vở tập tô. - Khi tô các con cầm bút bằng tay nào? Ngồi như thế nào? (4,5t) - Trẻ trả lời - Tổ chức cho trẻ tô, Cô bao quát trẻ - Trẻ tô * Kết thúc: Giờ học hôm nay cô thấy các bạn chơi rất giỏi cô khen lớp mình nào. Các con hãy cất đồ dùng vào nơi quy định hôm sau chúng mình tiếp tục hoàn thiện nhé. - Trẻ cất
- C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường. CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Trẻ biết gọi tên các đồ dùng đồ chơi, cây cối hứng thú tham gia trò chơi cùng anh chị. - 5 tuổi: Trẻ dạo chơi và biết được thời tiết, những đồ chơi, cây cối có trên sân trường, hứng thú tham gia trò chơi. 2. Kỹ năng: - 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định của trẻ. - 5 tuổi: Rèn phát triển vốn tiếng việt rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu thích trường học của mình, chơi đoàn kết với bạn. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Sân chơi bằng phẳng, đồ chơi cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường. - Cho trẻ xếp hàng đi ra ngoài quan sát. - Trẻ đi - Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về khung cảnh xung quanh trường - Các con có nhận xét gì về buổi dạo chơi? (5t) - Trẻ nhận xét. - Thời tiết ngày hôm nay như thế nào? Nắng hay mưa? (4,5 t) - Trẻ trả lời. - Chúng mình nhìn xem sân trường có những gì? (4, 5t) - Trẻ trả lời. - Có gì đây các con? (5 t) Cho trẻ đọc chữa cái - Còn đây quả gì? Tiếng anh đọc là gì? (4,5t) - Còn đây là gì? (4,5t) Mình con sâu có hình gì? Có nhứng màu gì? Cho trẻ đọc màu bằng tiếng anh. - Trẻ đọc - Có những đồ chơi gì? (4,5 t) - Để sân trường sạch đẹp ta phải làm gì? (4,5 t) * Giáo dục trẻ chơi an toàn, vui vẻ, đoàn kết. - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô hỏi trẻ về các đồ chơi ngoài trời? - Khi chơi các con chơi như thế nào? - Tổ chức cho trẻ chơi, Cô bao quát trẻ chơi - Trẻ chơi. - Tập chung trẻ kiểm tra sỹ số * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp - Trẻ thực hiện.
- D. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 14 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 24 trẻ /25 trẻ. Vắng: 1 - Cháu Nga xin nghỉ ốm 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Hầu hết các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ bên cạch đó vẫn còn cháu Phúc, còn nghịch trong giờ học 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Đa số các cháu biết nhận biết và phân biệt được chữ cái p,q, tuy nhiên còn cháu thiên nhi, quyên còn nhầm chữ, 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý đưa ra nhiều kiểu chữ khác nhau giúp trẻ nhận biết đúng chữ cái