Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Ngã tư, Bên phải. Dạy trẻ làm quen các từ: Bên trái, Mũ bảo hiểm - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Vân Anh

doc 9 trang Bách Hải 17/06/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Ngã tư, Bên phải. Dạy trẻ làm quen các từ: Bên trái, Mũ bảo hiểm - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_lop_choi_tang_cuong_day_tre_lam_quen_cac_t.doc

Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Ngã tư, Bên phải. Dạy trẻ làm quen các từ: Bên trái, Mũ bảo hiểm - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Vân Anh

  1. TUẦN 29 Từ ngày 04/04/2022–> 08/04/2022 Chủ đề nhánh: An toàn giao thông Thứ ba, ngày 05 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Ngã tư, Bên phải I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Ngã tư, Bên phải” bằng tiếng việt; nói được câu với các từ “Ngã tư, Bên phải”. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. - 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Ngã tư, Bên phải” bằng tiếng việt 2. Kỹ năng. - 5 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc. - 4 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác 3. Thái độ: Trẻ chấp hành tốt luật lệ giao thông. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng của trẻ: Ngã tư, Bên phải. - Đồ dùng của cô: Sắc xô, que chỉ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài đi dạo và đi đến địa - Trẻ hát đi cùng cô. điểm có Ngã tư * Giáo dục trẻ: Trẻ chấp hành tốt luật lệ - Trẻ lắng nghe giao thông. 2. Hoạt động 2: Làm quen các từ: Ngã tư, Bên phải a. Làm quen từ: Ngã tư - Cô cho trẻ quan sát Ngã tư và thảo luận - Trẻ quan sát Ngã tư, thảo luận theo nhóm - Cho trẻ phát âm và dịch ra tiếng thái. - Trẻ 4-5 tuổi phát âm và dịch ra tiếng thái. - Cô giới thiệu và phát âm 3 - 4 lần. - Trẻ lắng nghe - Cho trẻ phát âm theo các hình thức - Trẻ phát âm theo các hình thức: Lớp, tổ, cá nhân. (cho trẻ 5 tuổi trước, rồi cho trẻ 4 tuổi phát âm theo sau) - Cho trẻ hỏi đáp. - Trẻ hỏi đáp và tập phát âm theo - Cô khen và động viên trẻ cặp, nhóm, theo độ tuổi b. Làm quen với từ: Bên phải - Đây là tranh các bạn đi bên nào đây? - Bên phải ạ (5 tuổi) - Cho trẻ phát âm và dịch sang tiếng thái - Trẻ 5 tuổi phát âm, dịch ra tiếng thái - Cô giới thiệu từ “Bên phải” phát âm - Trẻ lắng nghe.
  2. - Cho trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân - Trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân (cho trẻ 5 tuổi trước, rồi cho - Cho trẻ hỏi đáp. trẻ 4 tuổi phát âm theo sau) - Cô khen và động viên trẻ - Trẻ hỏi đáp theo cặp, nhóm, theo 3. Hoạt động 3: Kết thúc. độ tuổi - Cho trẻ cùng thu dọn đồ dùng và chuyển - Trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động hoạt động B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (VĂN HỌC) Thơ: Cô dạy con I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ - 5 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ hiểu được nội dung bài thơ. Đọc thuộc thơ diễn cảm 2. Kĩ năng: - 4 tuổi: Rèn kỹ năng đọc thuộc thơ, ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 5 tuổi: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm. Phát triển ở trẻ khả năng tư duy 3. Thái độ: Giáo dục trẻ tuân thủ luật lệ giao thông và bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng của trẻ: Tâm thế vui vẻ thoải mái - Đồ dùng của cô: Giáo án PowerPoint. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát: Em đi qua ngã tư đường phố - Trẻ hát. - Các con vừa hát bài gì? - Trẻ trả lời. - Bài hát nói về gì? - Trẻ trả lời - Giáo dục trẻ tuân thủ luật lệ giao thông và bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông 2. Hoạt động 2: Dạy thơ: Cô dạy con-Bùi Thị Tình - Cô giới thiệu với trẻ tên bài thơ tên tác giả + Cô mời 1 trẻ lên đọc. - Trẻ nghe - Bạn vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Trẻ đọc mẫu + Cô đọc diễn cảm kết hợp minh họa - Trẻ trả lời. - Hỏi trẻ nội dung Bài thơ Cô dạy con - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Bài thơ Cô dạy con Nói về các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng, bé luôn ghi nhớ lời cô giáo * Đàm thoại theo nội dung bài thơ. dạy về luật giao thông. 5t + Các con vừa đọc bài thơ gì nhỉ? - Cô dạy con 4t + Do ai sáng tác? - Của tác giả Bùi Thị Tình 5t
  3. + Trong bài thơ có nhắc đến các phương tiện gì? - Máy bay, ô tô, tàu thuyền, ca nô ạ + Các PTGT đó chạy ở đâu? - Trẻ 5t trả lời + Máy bay bay ở đâu? - Trẻ 5t trả lời + Ô tô là phương tiện giao thông đường gì? - Đường bộ ạ + Tàu thuyền và ca nô chạy ở đâu? - Trẻ 5t trả lời + Cô giáo đã dạy bạn nhỏ những gì? - Trẻ 5t trả lời + Cô giáo dạy bạn nhỏ khi đi bộ thì đi ở đâu? - Không được thò đầu ra cử + Khi ngồi trên tàu xe thì không được làm gì? sổ ạ (5t) + Đến ngã tư đường phố con phải chú ý điều gì? - Đèn xanh được đi, đèn đỏ + Khi tham gia giao thông chúng mình phải chú ý dừng lại đèn vàng đi chậm ạ điều gì? * Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao - Trẻ nghe. thông phải chú ý chấp hành đúng luật giao thông như khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩy nhau, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ, khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường phía tay phải, biết tránh trâu bò, cống giãnh... *. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc theo cô 2 lần - Cả lớp đọc theo cô 2 lần - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ - 3 tổ, 4 nhóm, 6 cá nhân đọc - Cho cả lớp đọc theo hình thức to - nhỏ, đọc nối - Cả lớp đọc theo hình thức - Cô chú ý sửa sai cho trẻ to - nhỏ, đọc nối *. Trò chơi: Đội nào nhanh nhất - Cô giới thiệu tên trò chơi - Lắng nghe - Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi? - Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội. Có 2 mô hình là môi trường hoạt động của các loại PTGT. Nhiệm vụ của các con là sẽ chọn và gắn các PTGT đúng nơi hoạt động của chúng. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Kết thúc một bản nhạc, đội nào gắn được đúng và nhiều PTGT nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng. - Cho trẻ chơi, cô quan sát, nhận xét trẻ chơi - Trẻ ra ngoài chơi * Kết thúc: - Trẻ hát “bạn ơi có biết” ra - Cho trẻ hát “bạn ơi có biết” ra ngoài tham quan ngoài tham quan dạo chơi dạo chơi quanh sân trường. quanh sân trường. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm tưới rau I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức.
  4. - 5 Tuổi: Trẻ biết tên dụng cụ tưới nước, tên rau và được trải nghiệm chăm sóc vườn rau tưới nước cho rau - 4 Tuổi: Trẻ biết nói theo tên dụng cụ tưới nước, tên rau và được trải nghiệm chăm sóc vườn rau tưới nước cho vườn rau theo anh chị 2. Kỹ năng: - 5 Tuổi: Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, phân biệt, lấy nước, tưới nước - 4 Tuổi: Phát triển cho trẻ ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng chú ý quan sát, ghi nhớ, tập chăm sóc rau 3. Thái độ: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ bảo vệ môi trường luôn xanh sạch đẹp II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng của cô: Thùng giác, sân bể sạch để trẻ rửa tay, vườn rau - Đồ dùng của trẻ: Ô doa, chai tưới cây, nước... II. CHUẨN BỊ. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trải nghiệm tưới rau - Cô cho trẻ đi thăm vườn rau - Trẻ đi thăm rau - Trong vườn có loại rau gì? - Trẻ trả lời - Trồng rau để làm gì? - Ăn ạ (5 tuổi) - Để rau luôn xanh tốt chúng ta phải làm - Phải chăm sóc ạ (4 tuổi) gì? - Ở nhà các con ai là người chăm sóc rau? - Trẻ 5t trả lời - Giáo dục: Việc chăm sóc rau ai cũng làm được các con về bảo bố cũng chăm sóc vườn rau nhặt cỏ, tưới nước hàng ngày giúp mẹ - Trẻ nghe cô giáo dục. - Cô cho trẻ quan sát và nói tên những - Trẻ quan sát và nói tên những dụng cụ tưới cây dụng cụ tưới cây “4,5t” - Những dụng cụ này dùng để làm gì? - Trẻ 5t trả lời - Cho trẻ chia làm 2 nhóm và giao nhiệm - Trẻ chia làm 2 nhóm và nhận vụ nhóm 5 tuổi tưới rau bằng ô doa, 4 tuổi nhiệm vụ nhóm 5 tuổi tưới rau tưới bằng chai bằng ô doa, 4 tuổi tưới bằng chai - Cho trẻ lấy dụng cụ về nhóm cùng nhau - Trẻ lấy dụng cụ về nhóm cùng trải nghiệm tưới rau nhau trải nghiệm tưới rau - Cô bao quát động viên đảm bảo an toàn cho trẻ 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Tập trung trẻ lại nhận xét rửa tay và cho - Trẻ tập trung lại nghe cô nhận trẻ đi vào lớp học. xét rửa tay và đi vào lớp học D. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 05 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 25 trẻ /25 trẻ. Vắng: 0 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ
  5. 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu đi học nhanh nhẹn khoẻ mạnh 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Hầu hết các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ bên cạch đó vẫn còn cháu Nguyên tham gia hoạt động trong còn ngày uể oải chưa hoà đồng 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Cháu Bảo, cháu Nhi vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Phúc, Nguyên chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày, còn bị ngọng 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý rèn trẻ và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất Thứ năm, ngày 07 tháng 04 năm 2022 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Bên trái, Mũ bảo hiểm I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 5 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Bên trái, Mũ bảo hiểm” bằng tiếng việt; nói được câu với các từ “Bên trái, Mũ bảo hiểm”. Trẻ biết sử dụng đúng các từ vào đúng hoàn cảnh giao tiếp. - 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ “Bên trái, Mũ bảo hiểm” bằng tiếng việt 2. Kỹ năng. - 5 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm và sử dụng tiếng việt chính xác cho trẻ và phát trển ngôn ngữ mạch lạc. - 4 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, phát âm tiếng việt chính xác 3. Thái độ: Giáo dục trẻ tuân thủ luật lệ giao thông và bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng của trẻ: Bên trái, Mũ bảo hiểm. - Đồ dùng của cô: Sắc xô, que chỉ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài Đường em đi - Trẻ hát đi cùng cô. * Giáo dục trẻ: tuân thủ luật lệ giao thông và bảo đảm an toàn khi tham gia giao - Trẻ lắng nghe thông 2. Hoạt động 2: Làm quen các từ: Bên trái, Mũ bảo hiểm a. Làm quen từ: Bên trái - Bên trái chúng mình đâu? - Trẻ trả lời - Cho trẻ phát âm và dịch ra tiếng thái. - Trẻ 4-5 tuổi phát âm và dịch ra tiếng thái.
  6. - Cô giới thiệu và phát âm 3 - 4 lần. - Trẻ lắng nghe - Cho trẻ phát âm theo các hình thức - Trẻ phát âm theo các hình thức: Lớp, tổ, cá nhân. (cho trẻ 5 tuổi trước, rồi cho trẻ 4 tuổi phát âm theo sau) - Cho trẻ hỏi đáp. - Trẻ hỏi đáp và tập phát âm theo - Cô khen và động viên trẻ cặp, nhóm, theo độ tuổi b. Làm quen với từ: Mũ bảo hiểm - Đây là gì? - Mũ bảo hiểm ạ (5 tuổi) - Cho trẻ phát âm và dịch sang tiếng thái - Trẻ 5 tuổi phát âm, dịch ra tiếng thái - Cô giới thiệu từ “Mũ bảo hiểm” phát âm - Trẻ lắng nghe. - Cho trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân - Trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân (cho trẻ 5 tuổi trước, rồi cho trẻ 4 tu ổ i phát âm theo sau) - Cho trẻ hỏi đáp. - Trẻ hỏi đáp theo cặp, nhóm, theo - Cô khen và động viên trẻ độ tuổi 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cho trẻ cùng thu dọn đồ dùng và chuyển - Trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động hoạt động B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (TOÁN) Ôn số lượng từ 1- 10 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Trẻ biết đếm đến các nhóm đối tượng có số lượng từ 1 đến 10 và nhận biết nhóm có số lượng từ 1 đến 10, nhận dạng được số từ 1 đến 5 - 5 tuổi: Trẻ biết đếm đến các nhóm đối tượng có số lượng từ 1 đến 10 và nhận biết nhóm có số lượng từ 1 đến 10, nhận dạng được số từ 1 đến 10 2. Kĩ năng: - 4,5 tuổi: Rèn cho trẻ kỹ năng đếm, nhận dạng, ghi nhớ có chủ định và ngôn ngữ mạch lạc. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú trong giờ học, tham gia tích cực vào trò chơi. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng của trẻ: Tâm thế vui vẻ thoải mái, thẻ số 10 có hình toa tàu, thẻ số 9 có hình bánh tàu, thẻ số 8 có hình cửa sổ, 20 toa tàu, 18 bánh tàu, 16 cửa sổ, 2 bảng từ, 2 cổng chui, đồ dùng đồ chơi có số lượng từ 1 đến 10, thẻ số từ 1 đến 10, bút sáp màu, 1 tranh số lượng có dán thẻ số chưa tô màu, tranh có số hình số lượng và chữ số cho trẻ nối, đất nặn,... - Đồ dùng của cô: Giáo án PowerPoint, thước chỉ, sắc xô III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Đọc câu đố “xình xịch xình xịch - Trẻ lắng nghe. Rú còi tu tu Khói tỏa mịt mù
  7. Lao đi vùn vụt” - Đố trẻ là cái gì? - Trẻ trả lời. 1 Hoạt động 2: Ôn số lượng từ 1- 10 * Trò chơi: Lắp ghép tàu hoả - Cô giới thiệu tên trò chơi và hỏi trẻ về đồ dùng - Trẻ lắng nghe và trả lời dùng để chơi trò chơi - Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi? - Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi có hiệu lệnh “bắt đầu” 2 bạn đầu hàng bò chui qua cổng lên lấy 1 toa tàu gắn lên bảng rồi về cuối hàng đứng và bạn tiếp theo lại lên gắn sao cho số lượng toa tàu tương ứng với chữ số ở bên phải đội nào gắn nhanh và đúng nhất đội đó chiến thắng. Luật chơi: Mỗi 1 lần lên chỉ được lấy 1 toa tàu (5t) - Cho trẻ chơi - Trẻ chơi - Cho trẻ kiểm tra kết quả của đội bạn - Trẻ kiểm tra kết quả của - Cô bao trẻ chơi và gợi ý cho trẻ nêu yêu cầu của đội bạn lần 2, lần 3 của trò chơi và cô khái quát lại - Trẻ nêu yêu cầu của lần 2, - Lần 2: cô yêu cầu 2 đội gắn bánh cho tàu sao cho lần 3 của trò chơi theo gợi ý số bánh tương ứng với chữ số bên phải có chứa của cô hình bánh tàu - Trẻ nghe - Lần 3: cô yêu cầu 2 đội gắn cửa sổ cho tàu sao cho số cửa sổ tương ứng với thẻ chữ số bên phải có chứa hình cửa sổ * Trò chơi: Tiếng còi tàu - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ lắng nghe - Hỏi trẻ cách chơi luật chơi? - Cách chơi: Chia lớp thành - Cho trẻ chơi. 2 đội khi có hiệu lệnh “bắt - Cô bao quát trẻ chơi đầu” bạn đội trưởng đội 1 * Trò chơi “Đội nào thông minh hơn” giơ chữ số 1 hoặc 2, 3...10 - Cô giới thiệu tên trò chơi. lên, đội 2 phải bắt chước1 - Hỏi trẻ cách chơi luật chơi? hoặc 2, 3, 4...10 tiếng xe lửa tương ứng và đổi lại, đội nào đúng nhiều hơn, đội đó chiến thắng. Luật chơi: Nếu sai thì phải nhảy lò cò (5t) - Cô cho trẻ chơi - Trẻ chơi - Cô bao quát động viên trẻ * Chia trẻ thành 3 nhóm và thực hiện theo yêu cầu - Trẻ chia thành 3 nhóm và của cô thực hiện theo yêu cầu của cô + Nhóm 1: Tô màu số lượng tương ứng với chữ số + Nhóm 1: Tô màu số lượng
  8. bên cạnh tương ứng với chữ số bên cạnh + Nhóm 2: Nối các thẻ số với số lượng tương ứng + Nhóm 2: Nối các thẻ số với số lượng tương ứng + Nhóm 3: Nặn số lượng đồ vật và đặt thẻ số tương ứng + Nhóm 3: Nặn số lượng đồ vật 3 Hoạt động 3: Kết thúc và đặt thẻ số tương ứng - Cô nhận xét chung và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ - Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi sạch sẽ chơi sạch sẽ C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Dạo chơi sân trường CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ 4 tuổi: Trẻ được dạo chơi thăm xung quanh sân trường biết gọi đúng tên, đặc điểm nổi bật các đồ dùng đồ chơi và quang cảnh sân trường theo anh chị và tham gia chơi cùng anh chị - Trẻ 5 tuổi: Trẻ được dạo chơi thăm xung quanh sân trường biết gọi đúng tên, đặc điểm nổi bật các đồ dùng đồ chơi và quang cảnh sân trường khi được cùng cô đi dạo biết chơi trò chơi với đồ chơi ngoài trời . 2. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định phát triển ngôn ngữ và vận động. 3. Thái độ: Trẻ yêu quý chơi đoàn kết với bạn, giữ gìn và bảo vệ sân trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô: Que chỉ, sắc xô, sân sạch sẽ - Đồ dùng của trẻ: Tâm thế vui vẻ thoải mái, đồ chơi ngoài trời sạch sẽ an toàn III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường. - Hôm nay thời tiết rất đẹp cô con mình cùng - Trẻ hát bài “Khúc hát dạo đi dạo chơi ngoài trời nhé hát bài “Khúc hát chơi” đi dạo cùng cô dạo chơi” để đi ra sân - Cô và trẻ ra ngoài cùng làm động tác (hít - Trẻ cùng làm động tác (hít thở không khí trong lành 2 – 3 lần) thở không khí trong lành - Các con đang đứng ở đâu? - Trẻ trả lời “4t” - Chúng mình quan sát xem ở sân trường có - Trẻ quan sát và kể tên những gì những gì? trẻ thấy “5t kể trước 4t nói theo - Cô gợi ý hướng trẻ quan sát một số hiện - Trẻ quan sát nói những phát tượng đang diễn ra và 1 số đối tượng trên hiện của mình sân trường như: Đu quay, cầu trượt, cây cảnh, vườn hoa => Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, yêu quý trường - Trẻ lắng nghe. lớp, không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp
  9. 2. Hoạt động 2: CTD: Đồ chơi ngoài trời - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Trẻ chơi tự do theo ý thích. cô chú ý bao quát đảm bảo an toàn, giúp đỡ trẻ kịp thời. * Kết thúc: Cô cho trẻ nhận xét chung, nhắc - Trẻ nghe, thu dọn, vệ sinh nhở động viên trẻ, Cho trẻ vệ sinh, vào lớp sạch sẽ, vào lớp PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 07 tháng 04 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 25 trẻ /25 trẻ. Vắng: 0 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, tuy nhiên vẫn còn cháu Hào, Xuyến có biểu hiện bị xổ mũi, 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Hầu hết các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ bên cạch đó vẫn còn cháu Nguyên tham gia hoạt động trong còn ngày uể oải chưa hoà đồng, 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Cháu Nhi vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Nguyên, Phúc chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý dạy trẻ mọi lúc mọi nơi và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất