Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Cây lưỡi hổ, lá lưỡi hổ. Dạy trẻ làm quen các từ: Quả ổi, quả me - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Cây lưỡi hổ, lá lưỡi hổ. Dạy trẻ làm quen các từ: Quả ổi, quả me - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_lop_nha_tre_tang_cuong_day_tre_lam_quen_ca.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Cây lưỡi hổ, lá lưỡi hổ. Dạy trẻ làm quen các từ: Quả ổi, quả me - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng
- TUẦN 22: Chủ đề nhánh: Quả đu đủ ( Thực hiện: Từ ngày 14/02 đến 18/02/2022. Thứ hai, ngày 14 tháng 02 năm 2022. A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Cây lưỡi hổ, lá lưỡi hổ. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm từ : Cây lưỡi hổ, lá lưỡi hổ. - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm rõ ràng từ: Cây lưỡi hổ, lá lưỡi hổ 2. Kỹ năng. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nói rõ tiếng cho trẻ. - 5 tuổi: Rèn phát âm tiếng việt chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây lưỡi hổ thật. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ hát “dạo chơi ra ngoài lớp học quan sát 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Cây lưỡi hổ, lá - Trẻ ra lưỡi hổ a. Làm quen từ: Cây lưỡi hổ - Đây là cây gì? (4,5t) - Cây lưỡi hổ trồng để làm gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Cho 1 trẻ phát âm từ “Cây lưỡi hổ” (5 t) - Cô phát âm cho trẻ nghe - Trẻ phát âm. - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: Lá lưỡi hổ - Còn đây là gì của cây lưỡi hổ? (4,5 t) - Lá lưỡi hổ - Cho 1 trẻ phát âm từ “lá lưỡi hổ” (5t) - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. * Giáo dục trẻ chăm sóc tưới nước cho cây cảnh. - Trẻ nghe. * Kết thúc. Cho trẻ đi vệ sinh chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) Trèo lên xuống 7 gióng thang Trò chơi: Ném bóng vào rổ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ biết trèo lên xuống 7 gióng thang một cách thuần thục, biết chơi trò chơi ném bóng vào rổ. - 4 tuổi: Trẻ biết trèo lên xuống 7 gióng thang, biết chơi trò chơi ném bóng vào rổ. 2. Kĩ năng. - 4,5 tuổi: Rèn kỹ năng trèo thang bước chân, thu chân và bước tiếp, kỹ năng khéo léo tự tin cho trẻ khi trèo. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỉ luật tốt trong khi tập. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Bóng, rổ. - Địa điểm: Nhà phụ huynh gần trường học. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ nhảy tự do trên nền nhạc bài hát “Thể dục buổi sáng” để đi ra nhà bạn Phúc - Trẻ nhảy tự do theo nền nhạc. học. 2. Hoạt động 2: Trọng động. a. Bài tập phát triển chung: - Trẻ tập bài tập phát triển chung theo nhạc. - 2 trẻ lên tập mẫu - Động tác tay: Hai tay dang ngang đưa cao - Trẻ tập. ( 2Lx8N) - Động tác chân 2: Đứng, 1 chân đưa lên - Trẻ tập. trước, khuỵu gối. ( 3Lx8N) - Động tác bụng 1: Cúi gập người về phía - Trẻ tập. trước. (2Lx8N ) - Động tác bật 2: Bật tại chỗ ( 2Lx8N) - Trẻ tập. b. Vận động cơ bản: Trèo lên xuống 7 gióng thang - Để lên nhà được các con thấy phải lên bằng gì đây? (4,5t) - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Đây gọi là gì? (4,5t) Nhà con có cầu thang không? Cho đếm số gióng thang. - Trẻ nói - Cho 2 trẻ trèo lên 7 gióng thang rồi trèo - Trẻ đếm xuống mẫu. - Cô khuyến khích trẻ. - Trẻ tập. - Cho 2 trẻ tập lần lượt. - Trẻ tập - Cô cho trẻ về đứng thành 2 hàng theo độ - Trẻ thi đua nhau. tuổi và trèo lên xuống 7 gióng thang. - Trong khi trẻ tập cô chú ý sửa sai. - Chú ý xem cô tập. c, Trò chơi: Ném bóng vào rổ - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi - Trẻ nói - Cô khái quát lại: Chia lớp thành 2 đội đứng 2 hàng dọc khi có lệnh, bạn đầu hàng lên
- ném bóng vào rổ rồi về cuối hàng đứng bạn tiếp lên cứ như vậy đến khi bản nhạc kết - Trẻ nghe thúc. Luật chơi: Đội nào ném được nhiều bóng hơn là đội thắng cuộc - Cho trẻ chơi - Trẻ chơi - Cô khuyến khích trẻ. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhành. - Trẻ đi nhẹ nhàng C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức - 5 tuổi: Trẻ hứng thú chơi trò chơi và chơi đúng luật cách chơi của trò chơi: Mèo đuổi chuột - 4 tuổi: Hứng thú chơi trò chơi, chơi với đồ chơi đoàn kết. 2. Kỹ năng: - Phát triển ở trẻ khả năng kiên trì dẻo dai khi chơi trò chơi. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú chơi, chơi đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Mũ mèo, mũ chuột. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột - Cô cho trẻ làm đoàn tàu và ra sân. - Trẻ ra sân. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi - Trẻ nêu: Cách chơi: 1 bạn làm mèo, 1 (2-3 trẻ) bạn làm chuột, cả lớp đứng vòng tròn nắm tay nhau bạn làm chuột chạy bạn làm mèo đuổi bắt khi có lệnh. Khi mèo bắt được chuột thì đổi cho các bạn khác chơi. + Luật chơi: Chuột chui lỗ nào mèo - Cô nhấn mạnh lại chui lỗ ấy - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. 2. Hoạt động 2. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời - Cô hỏi trẻ về những đồ chơi ngoài trời - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài - Trẻ chơi trời.
- - Cô bao quát trẻ hết giờ tập trung trẻ - Trẻ thực hiện rửa tay vào lớp. D. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 14 tháng 02 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 24 trẻ /25 trẻ. Vắng: 1 - Thời Bưu xin nghỉ ốm 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, tuy nhiên vẫn còn cháu Hào, Dương có biểu hiện bị xổ mũi 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Hầu hết các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ bên cạch đó vẫn còn cháu Nguyên, Phúc tham gia hoạt động trong còn ngày uể oải chưa hoà đồng, cháu Dương chưa kiểm soát hành vi còn đánh bạn 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Các cháu 5t đạt yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Phúc, Nguyên, Thư còn chậm chạp trong các hoạt động. 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý dạy trẻ mọi lúc mọi nơi và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất Thứ tư, ngày 15 tháng 02 năm 2022. A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Quả ổi, quả me. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm từ : Quả ổi, quả me. - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm rõ ràng từ: Quả ổi, quả me 2. Kỹ năng. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nói rõ tiếng cho trẻ. - 5 tuổi: Rèn phát âm tiếng việt chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Quả ổi, quả me thật. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ ra góc sản phẩm địa phương quan sát và hỏi trẻ có những gì? (4,5t) - Trẻ nói 2. Hoạt động 2: Làm quen từ: Quả ổi, quả me
- a. Làm quen từ: Quả ổi - Đây là quả gì? (4,5t) - Quả ổi để làm gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Cho 1 trẻ phát âm từ “Quả ổi” (5 t) - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: Quả me - Còn đây là quả gì? (4,5 t) - Cho 1 trẻ phát âm từ “quả me” (5t) - Quả me - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. * Giáo dục trẻ chăm sóc tưới nước cho cây cảnh. - Trẻ nghe. * Kết thúc. - Cho trẻ đi vệ sinh chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (CHỮ VIẾT) Thơ: Cây đu đủ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ - 5 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ hiểu được nội dung bài thơ. Đọc thuộc thơ diễn cảm 2. Kĩ năng: - 4 tuổi: Rèn kỹ năng đọc thơ, ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - 5 tuổi: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm. Phát triển ở trẻ khả năng tư duy 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ ăn quả đu đủ tốt cho sức khoẻ. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Cây đu đủ thật III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề. - Cô đọc câu đố về quả đu đủ - Trẻ nghe 2. Hoạt động 2: Dạy thơ: Cây đu đủ tác giả: Minh Khoa - Cô giới thiệu với trẻ: Có một bài thơ nói về một cây đu đủ và đó là bài thơ “Cây đu đủ” của tác giả Minh Khoa. Bạn nào biết bài thơ lên đọc cho cô và cả lớp cùng nghe nào? (4,5t) + Cô mời 1 trẻ lên đọc mẫu. - Trẻ đọc mẫu - Bạn vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? (4,5t)
- + Cô đọc diễn cảm kết hợp minh họa - Trẻ trả lời. - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả? - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Giảng nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của mẹ là cây đu đủ vì yêu thương các con luôn cõng các con trên người nên còng hết lưng. - Trẻ nghe => Cũng giống như bố mẹ các con vì muốn các con khoẻ mạnh nên chịu nhiều vất vả các con phải biết yêu thương bố mẹ các con nhé. - Vâng ạ * Đàm thoại theo nội dung bài thơ. - Cô vừa đọc bài thơ gì? (4,5t) - Cây đu đủ ạ - Của tác giả nào? (4,5t) - Minh Khoa - Ai trồng cây đu đủ? (4,5t) - Anh - Khi cây nhú hoa non thì làm sao? (4,5t) - Không biết ai ngắt ngọn - Cây đang thẳng thì ra thế nào? (4,5t) - Hoá còng. - Hoa non thành gì? (4,5t) - Thành quả non - Quả từ màu xanh thành màu gì? (4,5t) - Màu vàng rựng - Vì sao em thương cây đu đủ? (4,5t) - Vì bế con còng cả lưng - Nhà con có trồng cây đu đủ không? (4,5t) - Đu đủ chín cung cấp chất gì cho cơ thể chúng mình? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ ăn đu đủ chín cung cấp vitamin cho cơ thể giúp chúng mình cao lớn và khoả mạnh. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô cho trẻ đọc thơ theo các hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ thi đua đọc thơ - Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ - Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần. - Trẻ đọc * Kết thúc: - Cho trẻ ra ngoài tham quan dạo chơi quanh sân trường. - Trẻ ra ngoài chơi C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm nhặt lá cây Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - 5 Tuổi: Trẻ biết thực hiện trải nghiệm việc nhặt lá cây và phân loại lá đẹp để làm đồ chơi, đoàn kết khi chơi tự do. - 4 tuổi: Trẻ biết thực hiện trải nghiệm việc nhặt lá cây, đoàn kết khi chơi tự do. 2. Kĩ năng - 4,5 tuổi: Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt, nhanh nhẹn cho trẻ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sân trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ
- - Sọt đựng lá cây, bao tay. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trải nghiệm nhặt lá cây - Cô cho trẻ hát “dạo chơi” và đi ra khu vui chơi. - Đây là khu vực gì các con? - Trẻ trả lời - Các con thấy trong khu vui chơi có những gì? - Trẻ nói - Bây giờ cô con mình cùng ra nhặt lá cây cho sạch sẽ khu vui chơi của mình nhé? - Vâng ạ - Khi nhặt các con hãy phân loại ra lá đẹp chúng mình để riêng mang vào làm đồ chơi, lá xấu để riêng đổ ra hố rác nhé - Vâng ạ => Giáo dục trẻ nhặt cẩn thận nhé. - Cô cho trẻ cùng nhặt lá. - Trẻ nghe - Giáo dục trẻ thường xuyên giúp bố mẹ ông bà dọn dẹp nhà cửa những công việc vừa sức. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời theo ý thích của trẻ. - Trẻ chơi tự do - Cô bao quát trẻ chơi * Kết thúc: - Cô nhận xét chung nhắc nhở động viên trẻ và cho trẻ đi vệ sinh. - Trẻ thực hiện D. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 16 tháng 02 năm 2022) 1. Tổng số trẻ đi học: 24 trẻ /25 trẻ. Vắng: 1 - Thời tiết thay đổi cháu bị bệnh hen xuyễn tái phát 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Hầu hết các cháu nhanh nhẹn khoẻ mạnh, tuy nhiên vẫn còn cháu Dương có biểu hiện bị xổ mũi 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi - Hầu hết các cháu ngoan ngoãn, đoàn kết, vui vẻ bên cạch đó vẫn còn nhàn, Huyền, Nguyên tham gia hoạt động chưa tích cực. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kỹ năng - Cháu Nhi vượt mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động trong ngày rất tốt tuy nhiên còn các cháu Phúc, Nguyên, Thiên Nhi chưa đạt được hết mục tiêu yêu cầu của các hoạt động trong ngày 3. Giải pháp thực hiện: - Cô chú ý dạy trẻ mọi lúc mọi nơi và trao đổi với phụ huynh để tìm ra biện pháp cùng cô chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.
- Thứ sáu, ngày 18 tháng 02 năm 2022. Ôn các từ đã học trong tuần. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Phát âm được theo anh chị các từ đã học trong tuần - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm chính xác rõ ràng, các từ đã học trong tuần. 2. Kỹ năng: - 4 tuổi: Rèn kĩ năng phát âm rõ tiếng cho trẻ. - 5 tuổi: Rèn kỹ năng phát âm chuẩn xác, khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm đi học, nghe lời cô, lễ phép với người lớn. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng dụng cụ, quả chứa các từ đã học. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ. 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cùng trẻ hát bài: Quả đi tham quan góc sản phẩm địa phương - Trẻ hát và đi. - Con vừa hát bài gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Giáo dục trẻ cùng cô sư u tầm nhiều đồ dùng địa phương 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học trong tuần - Các con xem ở đây có những gì? (4,5t) - Trẻ trả lời - Đây là gì ? cho trẻ phát âm. - Cho trẻ phát âm lại các từ đã học. - Cho trẻ phát âm theo các hình thức: Cả lớp, theo tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ phát âm - Cô bao quát sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ chơi trò chơi thi ai đọc nhanh. - Trẻ chơi. - Cô động viên khuyến khích trẻ. - Kết thúc: Cho trẻ ra chăm sóc vườn rau. - Trẻ chăm sóc B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (TẠO HÌNH) Tạo hình quả đu đủ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ biết dùng bút vẽ quả đu đủ và tô màu quả đu đủ - 4 tuổi: Trẻ biết dùng gạo màu để bồi để tạo thành hình quả đu đủ 2. Kỹ năng: - 4,5 tuổi: Rèn cho trẻ kỹ năng tạo hình. Kỹ năng cầm bút vẽ, tô màu, bồi. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp
- II. CHUẨN BỊ - Đồ dung: Gạo nhuộm màu, bút chì, sáp màu, mẹt. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ đọc thơ “Cây đu đủ” đi quan sát góc sản phẩm địa phương. - Trẻ đọc và đi 2. Hoạt động 2: Tạo hình quả đu đủ. * Quan sát đàm thoại. - Ở đây bày những đồ dùng gì? (4,5t) - Cho trẻ phát âm tên gọi của đồ dùng có trong góc địa phương. - Trẻ phát âm - Đây là quả gì? Quả đu đủ màu gì? Đây là phần gì? Vỏ đu đủ có màu gì? - Chúng mình tạo hình quả đu đủ nhé. - Vâng ạ. => Giáo dục trẻ chăm học. - Cho trẻ ra góc tạo hình có những nguyên vật liệu tạo hình gì (4,5t) Cho trẻ gọi tên - Trẻ gọi tên. - Cho trẻ tự lấy nguyên liệu mà trẻ thích về nhóm tạo hình. - Trẻ lấy. - Nhóm 5 tuổi: Vẽ, tô màu quả đu đủ. - Nhóm 4 tuổi: Bồi tranh quả đu đủ. - Trẻ thực hiện. - Cô bao quát hỏi và hỗ trợ trẻ * Nêu ý tưởng sau khi tạo hình. - Con làm được sản phẩm gì? (4,5t) Con làm thế nào? Dùng kỹ năng gì để tạo ra sản phầm này? (4,5t) - Bạn nào làm được sản phẩm giống bạn? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Cho nhiều cá nhân trẻ kể. - Trẻ kể - Cô nhận xét chúng khuyến khích trẻ. 3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm. - Các con hãy mang những sản phẩm các con làm được trưng bày ở góc tạo hình để chiều các con mang về tặng cho bố mẹ chúng mình nhé. - Vâng ạ. - Cho trẻ bày tranh ở góc tạo hình. - Trẻ bày - Cho trẻ cất dọn đò dùng dụng cụ vào nơi quy định. - Trẻ cất. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây thông
- Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ quan sát và nói được tên, đặc điểm nổi bật và tác dụng của cây thông. Trẻ tham gia chơi đoàn kết. - 4 tuổi: Trẻ quan sát và nói được tên, đặc điểm nổi bật cùng anh chị. 2. Kĩ năng: - 4, 5 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết cho trẻ. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quí chăm sóc, bảo vệ cây. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Mũ cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt đông 1: Quan sát: Cây thông - Cho trẻ hát bài: Khúc hát dạo chơi đi ra ngoài - Trẻ hát - Các con vừa hát bài gì? (4,5t) - Hàng ngày đến lớp các con có vui không? (4,5t) - Các con quan sát xem trường chúng ta có những cây gì? (4,5t) - Trẻ trả lời - Đây là cây gì? (4,5t) - Cho trẻ phát âm “Cây thông” 3 lần. - Cho trẻ phát âm dưới nhiều hình thức: Cả lớp, tổ, - Trẻ phát âm nhóm, cá nhân. - Cây thông có đặc điểm gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Lá thông có màu gì? (4,5t) - Trẻ nói. - Trồng cây thông để làm gì? (4,5t) => Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây thông. - Trẻ lắng nghe 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời. - Cô hỏi trẻ về tên các đồ chơi ngoài trời - Trẻ chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết - Hết giờ tập trung trẻ dọn dẹp vào lớp. - Trẻ vào lớp. D. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày...... tháng ...... năm........) 1. Tổng số trẻ đi học: ........trẻ /........trẻ. Vắng ...................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2. Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2.2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi