Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Bánh xe, hình tròn. Dạy trẻ làm quen các từ: Biển số, Yên xe - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Bánh xe, hình tròn. Dạy trẻ làm quen các từ: Biển số, Yên xe - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_giao_duc_lop_choi_tang_cuong_day_tre_lam_quen_cac_t.doc
Nội dung text: Kế hoạch giáo dục Lớp Chồi (Tăng cường) - Dạy trẻ làm quen các từ: Bánh xe, hình tròn. Dạy trẻ làm quen các từ: Biển số, Yên xe - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Hồng
- TUẦN 26: Chủ đề nhánh: Xe máy (Thời gian thực hiện: 01 tuần từ ngày 14/03/2022–> 18/03/2022) Thứ hai, ngày 14 tháng 03 năm 2022. A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Bánh xe, hình tròn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm từ bánh xe, hình tròn - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm to, rõ ràng từ bánh xe, hình tròn 2. Kỹ năng. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nói rõ tiếng cho trẻ. - 5 tuổi: Rèn phát âm tiếng việt chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Bánh xe, hình tròn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ quan sát xe máy - Cô khái quát lại về chiếc xe máy. - Trẻ trả lời. 2. Hoạt động 2: Làm quen các từ: Bánh xe, hình tròn. a. Làm quen từ: Bánh xe - Đây là cái gì? (4,5t) - Bánh xe dùng để làm gì? (4,5t) - Trẻ trả lời - Cho 1 trẻ phát âm từ “Bánh xe” (5 t) - Trẻ phát âm. - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: Hình tròn. - Đây là hình gì? (4,5 t) - Cho 1 trẻ phát âm từ “hình tròn” (5t) - Cô phát âm cho trẻ nghe - Trẻ phát âm. - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Cô khen và động viên trẻ. * Giáo dục trẻ khi đi xe phải ngồi ngay ngắn, bám vào người lớn, ngồi ô tô phải ngồi ngay ngắn. - Trẻ nghe. * Kết thúc. Cho trẻ đi vệ sinh chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện.
- B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (THỂ DỤC) Đi trên ghế thể dục đầu mang vật TC: Ô tô vào bến. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ biết cầm túi cát cho lên đầu và đi trên ghế thể dục khéo léo không bị rơi túi cát, biết chơi trò chơi. - 5 tuổi: Trẻ đi khéo léo trên ghế thể dục không rơi túi cát trên đầu, biết cách chơi, luật chơi và chơi trò chơi. 2. Kỹ năng. - 4,5 tuổi: Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, tuân thủ nội quy giờ học. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Xắc xô, sân tập bằng phẳng, túi cát, ghế thể dục. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu - Trẻ đi thành vòng tròn, đi đi, rồi về đội hình hai hàng ngang thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, chuyển đội 2. Hoạt động 2: Trọng động hình hai hàng ngang a. Bài tập phát triển chung - Động tác tay: Hai tay đưa trước, lên cao - 3 lần x 8nhịp. - Động tác chân: Đứng co 1 chân. - 3 lần x 8 nhịp. - Động tác bụng: Đứng cúi gập người về - 2 lần x 8 nhịp. phía trước. - Động tác bật: Bật nhảy tại chỗ - 2 lần x 8 nhịp. b. Vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dụcđầu mang vật - Cô Giới thiệu tên vận động - Cho một cháu lên thực hiện - 1 trẻ lên tập lần 1. - Cô thực hiện cho trẻ quan sát kèm phân tích động tác: Khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô đặt bao cát lên đầu, có hiệu lệnh đi cô bước đi nhẹ nhàng, cô đi thẳng người, bước cao chân sao cho bao cát không bị rơi xuống.đi
- hết ghế thì cầm túi cát bỏ vào rổ và đi về cuối hàng. - Trẻ 2 trẻ hai hàng thực hiện. - Cô cho 2 trẻ thực hiện lần lượt. - Hai tổ thi đua nhau thực hiện. - Cho trẻ thi đua thực hiện theo 2 tổ. - Cô bao quát, động viên và cho trẻ sửa sai - Trẻ chú ý sửa sai cho bạn. cho bạn. - Trẻ nêu - Cô hỏi trẻ tên vận động - Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ. c. Trò chơi: Ôtô và chim sẻ - Trẻ nghe - Cô giới thiệu tên trò chơi - Trẻ nêu cách chơi, luật chơi - Cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi - Cô khái quát lại cách chơi luật chơi - Trẻ chơi 3 lần - Cô cho trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh: - Trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây bằng lăng. Tc: Kéo co I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 4,5 tuổi: Trẻ quan sát và nói được tên, đặc điểm nổi bật và tác dụng của cây bằng lăng, biết chơi trò chơi. 2. Kĩ năng: - 4,5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Hứng thú chơi trò chơi 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quí chăm sóc, bảo vệ cây. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Dây thừng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt đông 1: Quan sát: Cây bằng lăng - Cho trẻ hát bài: Khúc hát dạo chơi đi ra ngoài - Trẻ hát - Các con vừa hát bài gì? (4,5t) - Hàng ngày đến lớp các con có vui không? (4,5t) - Các con quan sát xem trường chúng ta có những
- cây gì? (4,5t) - Trẻ trả lời - Đây là cây gì? (4,5t) - Cho trẻ phát âm “Cây bằng lăng” 3 lần. - Trẻ phát âm - Cho trẻ phát âm dưới nhiều hình thức. - Cây bằng lăng có đặc điểm gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Thân cây bằng lăng như thế nào? Có màu gì? - Trẻ nói. (4,5t) - Trên thân cây có những gì? (4,5t) - Trẻ lắng nghe - Lá cây có màu gì? Trồng cây bằng lăng để làm gì? (4,5t) => Giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cành. 2. Hoạt động 2: TC: Kéo co - Cô giới thiệu tên trò chơi - Hỏi trẻ cách chơi luật chơi - Trẻ trả lời - Cô khái quát lại cách chơi, luật chơi - Trẻ nghe - Cho trẻ chơi trò chơi - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi * Kết thúc: Cho trẻ rửa tay vào lớp - Trẻ thực hiện. D. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 14 tháng 03 năm 2022.) Phụ huynh đã cho các con xem vi deo trong nhóm zalo lớp và học bài. Thư tư, ngày 16 tháng 03 năm 2022. A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Dạy trẻ làm quen các từ: Biển số, Yên xe I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm từ biển số, yên xe - 5 tuổi: Trẻ nhận biết tên gọi và phát âm to, rõ ràng từ biển số, yên xe. 2. Kỹ năng. - 4 tuổi: Rèn kĩ năng nói rõ tiếng cho trẻ. - 5 tuổi: Rèn phát âm tiếng việt chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ yêu thích tiếng việt. Hứng thú với hoạt động. II. CHUẨN BỊ. - Đồ dùng: Biển số, Yên xe. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
- 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho trẻ quan sát xe máy - Cô khái quát lại về chiếc xe máy. 2. Hoạt động 2: Làm quen các từ: Biển số, Yên xe a. Làm quen từ: Biển số - Đây là cái gì? (4,5t) - Biển số - Bánh xe dùng để làm gì? (4,5t) - Trẻ trả lời. - Cho 1 trẻ phát âm từ “Biển số” (5 t) - Cô phát âm cho trẻ nghe - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô khen và động viên trẻ. b. Làm quen với từ: Yên xe - Đây là cái gì? (4,5 t) - Yên xe - Cho 1 trẻ phát âm từ “Yên xe” (5t) - Cô phát âm cho trẻ nghe - Trẻ phát âm. - Cho trẻ phát âm cả lớp, tổ, cá nhân. - Cô khen và động viên trẻ. * Giáo dục trẻ khi đi xe phải ngồi ngay ngắn, bám vào người lớn, ngồi ô tô phải ngồi ngay ngắn. - Trẻ nghe. * Kết thúc. Cho trẻ đi vệ sinh chuyển hoạt động - Trẻ thực hiện. B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Chữ viết) Ôn chữ chữ cái v,r I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - 5 tuổi: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái v, r thông qua các trò chơi. - 4 tuổi: Trẻ tham gia chơi trò chơi với chữ cái v, r cùng anh chị. 2. Kỹ năng: - 5 tuổi: Rèn kĩ năng nhận biết, phát âm, luyện tai nghe, kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi tô cho trẻ. - 4 tuổi: Tập nhận dạng chữ cái v, r và tô màu chữ v, r. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, biết phối hợp và chờ đến lượt trong khi chơi II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Thẻ chữ cái v, r. Power point trò chơi chiếc nón kì diệu, lá cây có gắn gắn chữ v, r và hình cây không có lá trên 2 bảng từ, 2 phên tre, vở tập tô, bút chì, bút mầu đủ cho trẻ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Chào mừng các bé đến với giờ học ôn chữ cái đã học ngày hôm nay. - Trẻ vỗ tay. 2. Hoạt động 2: Ôn chữ cái: v, r - Tuần trước các con vừa học chữ gì? (4,5t) - Trẻ nói: v,r - v, r tiếng anh đọc thế nào? (4,5t) - Trẻ phát âm - Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm. - Cô động viên sửa sai cho trẻ. * Trò chơi 1: “Về đúng chữ” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ nghe - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát khi cô có lệnh về đúng chữ gì thì trẻ chạy nhanh về vòng tròn chứa chữ cái đó. + Luật chơi: Bạn nào về nhầm thì phải nhảy lò cò về đúng chữ cô yêu cầu. - Cô nhấn mạnh lại - Tổ chức trẻ chơi. - Trẻ chơi: 3 4 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 2 “Chiếc nón kì diệu” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Khi chiếc nón quay dừng và kim chỉ vào chữ cái nào thì trẻ phát - Cô nhấn mạnh lại âm to chữ cái đó. - Tổ chức trẻ chơi. - Trẻ chơi 2 - 3 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 3: “Gắn lá cho cây” - Cô gới thiệu tên trò chơi. - Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi + Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành 4 hàng dọc xen kẽ bạn 4 tuổi với bạn 5 tuổi. Khi lệnh bắt đầu thì 1 bạn 4 tuổi và 1 bạn 5 tuổi bật qua tấm phên lên bạn 5 tuổi chọn lá có chữ v, r sau đó cùng bạn 4 tuổi gắn lên cho cây của đội mình rồi về cuối hàng đứng cứ như vây cho đến hết bạn. + Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào gắn được nhiều lá đúng hơn là
- đội thắng cuộc. - Tổ chức trẻ chơi. - Trẻ chơi 2 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. * Trò chơi 4: “Tô chữ” - Cô giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm các bạn 5 tuổi dùng bút chì tô chữ cái v, r in chấm mờ trên dòng kẻ. Nhóm các bạn 4 - Trẻ nghe. tuổi dùng bút màu để tô chữ p,q in rỗng trong vở tập tô. - Khi tô các con cầm bút bằng tay nào? Ngồi như thế nào? (4,5t) - Trẻ trả lời - Tổ chức cho trẻ tô, Cô bao quát trẻ - Trẻ tô * Kết thúc: Giờ học hôm nay cô thấy các bạn chơi rất giỏi cô khen lớp mình nào. Các con hãy cất đồ dùng vào nơi quy định hôm sau chúng mình tiếp tục hoàn thiện nhé. - Trẻ cất C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm nhặt lá cây I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - 5 Tuổi: Trẻ biết thực hiện trải nghiệm việc nhặt lá cây và phân loại lá đẹp để làm đồ chơi. - 4 tuổi: Trẻ biết thực hiện trải nghiệm việc nhặt lá cây, đoàn kết khi trải nghiệm. 2. Kĩ năng - 4,5 tuổi: Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt, nhanh nhẹn cho trẻ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sân trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ - Sọt đựng lá cây, bao tay. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trải nghiệm nhặt lá cây - Cô cho trẻ hát “dạo chơi” và đi ra khu vui chơi. - Đây là khu vực gì các con? - Trẻ trả lời
- - Các con thấy trong khu vui chơi hôm nay đã được nhặt sạch lá cây chưa? - Trẻ nói - Bây giờ cô con mình cùng ra nhặt lá cây cho sạch sẽ khu vui chơi nhé. - Vâng ạ - Khi nhặt các con hãy phân loại ra lá đẹp chúng mình để riêng mang vào làm đồ chơi, lá xấu để riệng đổ ra hố rác nhé - Vâng ạ => Giáo dục trẻ nhặt cẩn thận. - Cô cho trẻ cùng nhặt lá. - Trẻ nghe - Giáo dục trẻ thường xuyên giúp bố mẹ ông bà dọn dẹp nhà cửa những công việc vừa sức. - Trẻ chơi tự do * Kết thúc: - Cô nhận xét chung nhắc nhở động viên trẻ và cho trẻ đi vệ sinh. - Trẻ thực hiện D. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY (Ngày 16 tháng 3 năm 2022) Phụ huynh đã cho các con xem vi deo trong nhóm zalo lớp và học bài Thứ sáu, ngày 18 tháng 03 năm 2022. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ôn các từ đã học I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức. - Trẻ 4- 5 tuổi phát âm chính xác các từ đã học trong tuần. 2. Kỹ năng. - Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm một cách rõ ràng, mạch lạc, chính xác. 3. Thái độ. - Trẻ có ý thức, tích cực trong giờ học. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng: Các hình ảnh, đồ vật thật chứa các từ đã học trong tuần. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài: Nhà của tôi - Trẻ hát. - Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình - Trẻ trả lời theo ý hiểu. + Giáo dục trẻ bảo vệ ngôi nhà, thường xuyên - Trẻ kể. lau dọn, trang trí nhà cửa. - Trẻ nghe. 2. Hoạt động 2: Ôn các từ đã học trong tuần - Cô cho trẻ xem lại lần lượt hình ảnh, đồ dùng
- chứa các từ đã học trong tuần và cho trẻ phát âm theo các hình thức. Lớp. Nhóm, tổ, cá nhân. - Trẻ phát âm. - Cô nhấn mạnh, sửa sai cho trẻ. -> Cô giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, ở nhà của mình. * Kết thúc: - Nhận xét, khen ngợi trẻ. - Cô cho trẻ ra ngoài sân chơi. - Trẻ thực hiện B. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (VĂN HỌC) Truyện: Qua đường I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức - 4 tuổi: Trẻ nhớ tên truyện, chú ý nghe chuyện, trả lời câu hỏi theo cô. - 5 tuổi: Trẻ nhớ tên chuyện và một số nhân vật trong chuyện. Trẻ hiểu nội dung câu chuyện 2. Kỹ năng - 4 tuổi: Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi. - 5 tuổi: Rèn kỹ năng thể hiện lời thoại, ngôn ngữ nói cho trẻ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ khi đi qua đường phải có người lớn dẫn qua, nếu có đèn đỏ phải dừng lại đèn xanh mới được đi qua. II. CHUẨN BỊ. - papol minh hoạ câu chuyện. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của cô 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô đưa ra câu hỏi trẻ trả lời + Câu hỏi 1; Khi đi trên đường phải đi phía tay nào? - Trẻ trả lời. + Câu hỏi 2; Khi trên đường có rất nhiều xe cộ qua lại, các con muốn sang đường thì phải làm thế nào? + Câu hỏi 3; Khi đến đoạn đường có cột đèn tín hiệu màu, chúng ta phải đi như thế nào cho đúng luật an toàn giao thông? - Trẻ trả lời. => Cô khái lại giáo dục trẻ khi đi qua đường phải có người lớn dẫn qua, nếu có đèn đỏ phải dừng lại đèn xanh mới được đi qua. . 2. Hoạt động 2: Kể chuyện: Qua đường.
- + Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời - Cô vừa kể chuyện gì? - Trẻ trả lời - Trong câu chuyện có những ai? - Trẻ kể. + Lần 2: Nghe kể chuyện trên màn hình - Các con cùng hướng lên màn hình để gặp lại những nhân vật trong truyện - Câu chuyện “ Qua đường “ nói về điều gì? - Trẻ nói. - Cô giảng giải qua nội dung “ Câu chuyện nói về 2 chị em Mai và An vì mải mê ngắm trời đất không nhớ đến lời mẹ dặn. Bé An rất thích anh người máy Hécman nên kéo chị chạy ào sang đường, tí nữa thì gặp nguy hiểm, rất may lúc đó có chú cảnh sát giao thông chạy đến dắt hai chị em quay lại nên không gặp nguy hiểm. Nhớ lời chú công an dặn, từ đó Mai và An đã biết “ Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi đi qua đường phải có người lớn dắt” - Trẻ nghe *Đàm thoại trích dẫn - Cô vừa kể câu chuyện gì? - Chuyện qua đường - Trong câu chuyện cô vừa kể có những ai? - Mai, An, mẹ, chú cảnh sát giao thông. - Thế mẹ đã dặn hai chị em Mai và An như thế nào? - Các con nhớ đi cẩn thận nhé - Chị Mai đã nói gì với em? - An xem kìa... - Bé An cũng đã nói gì với chị Mai? - Chị Mai ơi... - Thế rồi bé An đã làm gì? - Kéo chị chạy ào sang => Giải thích từ khó: “chạy ào”. đường - Các con có biết “chạy ào” có nghĩa là gì không? - Cô chốt lại: “chạy ào” có nghĩa là chạy rất nhanh, chạy mà không nhìn trước nhìn sau gì cả. - Khi hai chị em Mai và An chạy ào sang đường như vậy thì chuyện gì đã xảy ra? - Một loạt xe phanh gấp → “ Phanh gấp’ là xe đang đi nhanh khi gặp vật cản nên tài xế dẫm phanh luôn làm xe rung rên và dừng lại - Trẻ lắng nghe - Chú lái xe đã nói gì với hai chị em Mai và An? - Chú cảnh sát đã nói gì với hai chị em? - Từ hôm đó Mai và An luôn luôn nhớ lời khuyên của chú cảnh sát giao thông: “Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi qua đường phải có