Hướng dẫn tự học ở nhà môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20+21
I- Tình hình thế giới và Đông Dương
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công Pháp, tư bản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức.
- Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật Bản tiến sát biên giới Việt - Trung và tiến vào Đông Dương (9 - 1940).
- Nhật - Pháp câu kết với nhau cùng áp bức bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Nhật - Pháp càng sâu sắc.
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học ở nhà môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20+21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- huong_dan_tu_hoc_o_nha_mon_lich_su_lop_9_tuan_2021.doc
Nội dung text: Hướng dẫn tự học ở nhà môn Lịch sử Lớp 9 - Tuần 20+21
- NỘI DUNG SỬ 9 TUẦN 20,21 CHƯƠNG III. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CM THÁNG TÁM NĂM 1945 BÀI 21. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945 A- KIẾN THỨC CƠ BẢN I- Tình hình thế giới và Đông Dương - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công Pháp, tư bản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức. - Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật Bản tiến sát biên giới Việt - Trung và tiến vào Đông Dương (9 - 1940). - Nhật - Pháp câu kết với nhau cùng áp bức bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Nhật - Pháp càng sâu sắc. II- Những cuộc nổi dậy đầu tiên 1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940) - Nguyên nhân: Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua Bắc Sơn. - Diễn biến: Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng. - Tuy thất bại nhưng đội du kích Bắc Sơn ra đời và trở thành lực lượng vũ trang sau này. 2. Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 - 1940) - Nguyên nhân: Pháp bắt binh lính Việt Nam làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm. Nhân dân, binh lính bất bình liên lạc với Đảng. Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa. - Diễn biến: Đêm 22 rạng ngày 23 - 11 - 1940 ở hầu hết các tỉnh Nam Kì, nghĩa quân triệt hạ nhiều đồn giặc, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. - Nguyên nhân thất bại : nổ ra chưa đúng thời cơ, kế hoạch bị bại lộ. * Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa nói trên thể hiện tinh thần yêu nước, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích. 3. Binh biến Đô Lương (13-1-1941) Nội dung giảm tải: không học B- CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Cho biết tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939 - 1945. Câu 2: Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương ? Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì.
- + Ngày 14 - 5 - 1945, Hội nghị quan sự Bắc Kì họp ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, Ủy ban quân sự Bắc Kì được thành lập, khu giải phóng Việt Bắc ra đời (4 - 6 - 1945). + Khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước. B- CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Hoàn cảnh và nội dung của Hội nghị Trung ương lần 8 (5 - 1941). Câu 2: Tại sao Nhật phải đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) ? Quân Pháp ở Đông Dương đã thất bại ra sao ? Câu 3: Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu gì để đẩy phong trào cách mạng tiến tới ? Câu 4: Mặt trận Việt Minh ra đời đã có những tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật.
- - Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. - Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật. B- CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Tại sao Đảng ta lại phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước? Câu 2: Trình bày tóm tắt diễn biến của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. - Em có nhận xét gì về thời cơ, lực lượng tham gia, diễn biến trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Câu 3: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám. Trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào quan trọng nhất ? Vì sao ? Câu 4: Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào ? Câu 5: Những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ đầu năm 1930 đến tháng 9 năm 1945.