Hướng dẫn ôn tập môn Tập đọc Lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

Câu 1/ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
A. Nhà Trò mới lột xác.
B. Nhà Trò bị đám nhện bắt nạt.
C. Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
Câu 2/ Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
Câu 3/ Hành động nào sau đây nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
A. Em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây.
B. Tôi lại gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.
C. Tôi xòe cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi. 
pdf 21 trang minhlee 08/03/2023 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập môn Tập đọc Lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_on_tap_mon_tap_doc_lop_4_trong_thoi_gian_nghi_dich.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập môn Tập đọc Lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRONG NGÀY NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VIRUT CORANA GÂY RA. PHÂN MÔN : TẬP ĐỌC (LỚP 4) Bài 1: Em hãy đọc lại bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 4) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? A. Nhà Trò mới lột xác. B. Nhà Trò bị đám nhện bắt nạt. C. Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá. Câu 2/ Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? Câu 3/ Hành động nào sau đây nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? A. Em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây. B. Tôi lại gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. C. Tôi xòe cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi. Câu 4/ Qua lời nói và cử chỉ của Dế Mèn cho thấy Dế Mèn là một người thế nào? A. Dế Mèn là người hung hăng, tự phụ. B. Dế Mèn là người thông minh, nhanh nhẹn. C. Dế Mèn là người có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu. Câu 5/ Trong bài đọc này tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Nhân hóa. Câu 6/ Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Cho biết vì sao em thích?
  2. Bài 3: Em hãy đọc lại bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 15) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? A. Chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác. B. Cả nhà nhện núp trong hang đá với dáng vẻ hung dữ. C. Cả A và B đúng. Câu 2/ Dế Mèn đã làm cách nào khiến bọn nhện phải sợ? A. Chủ động hỏi và ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh. B. Phân tích để bọn nhện hiểu được lí lẽ. C. Van xin bọn nhện tha cho chị Nhà Trò vì chị nghèo và yếu đuối. Câu 3/ Lí do nào khiến bọn nhện không ức hiếp chị Nhà Trò nữa? A. Đi đòi nợ nhiều lần nhưng đều thất bại dẫn đến chán nản. B. Khâm phục trước tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. C. Sợ Dế Mèn trả thù. Câu 4/ Danh hiệu nào dưới đây dùng để tặng cho Dế Mèn? A.Tráng sĩ. B. Chiến sĩ. C. Hiệp sĩ.
  3. Bài 5: Em hãy đọc lại bài tập đọc Thư thăm bạn) (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 25) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Lương viết thư cho Hồng để làm gì? A.Hỏi thăm sức khỏe của Hồng và gia đình. B. Hẹn Hồng dịp hè nào cùng đi du lịch. C. Chia buồn với Hồng. Câu 2/ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? Câu 3/ Lương tìm cách an ủi Hồng bằng cách nào? A. Khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm. B. Khuyến khích Hồng noi gương ba vượt qua nỗi đau này. C. Lương làm cho Hồng yên tâm vì bên cạnh Hồng còn có những người thân và bạn bè. D. Cả A, B, C Câu 4/ Nêu tác dụng của dòng mở đầu bức thư? A.Nêu địa điểm, thời gian, lời chào hỏi người nhận thư. B. Nêu lời nhắn nhủ và thể hiện tình cảm. C. Nêu lời cảm ơn, hứa hẹn, kí tên.
  4. Bài 7: Em hãy đọc lại bài tập đọc Một người chính trực (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 36) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Bài tập đọc này kể về chuyện gì? A.Kể về cuộc đời của Tô Hiến Thành. B. Kể về thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. C. Kể về chuyện trong triều đình. Câu 2/Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? A.Nhận sự giúp đỡ của bà Chiêu Linh thái hậu, lập Long Xưởng lên làm vua. B. Không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua, lập thái tử Long Cán lên làm vua. C. Lập Trần Trung Tá lên làm vua. Câu 3/ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? A.Cử người ngày đêm hầu hạ mình ra giúp nước. B. Cử người tài ba ra giúp nước. C. Cử những người thân của mình ra giúp nước. Câu 4/ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành? A.Vì những người chính trực bao giờ cũng làm việc thiện. B. Vì những người chính trực là những người dũng cảm. C. Vì những người chính trực bao giờ cũng dặt lợi ich của nhân dân trên lợi ích cá nhân. Họ làm điều tốt cho dân.
  5. Câu 4: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ? Bài 9: Em hãy đọc lại bài tập đọc Những hạt thóc giống (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 46) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? A.Chọn người dũng cảm để truyền ngôi. B.Chọn người trung thực để truyền ngôi. C.Chọn người giàu có để truyền ngôi. Câu 2/ Nhà vua làm như thế nào để tìm người như thế? Câu 3: Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? Câu 4: Hành động của Chôm cho thấy cậu là người như thế nào? A.Thông minh, nhanh trí. B. Dũng cảm, trung thực. C. Gan lì, bướng bỉnh. Câu 5/ Dòng nào dưới đây nêu đúng lí do vì sao người trung thực là người đáng quý? A.Vì người trung thực là người trung thành với lời hứa, đáng tin cậy. B. Vì người trung thực là người một long, một dạ không thay đổi. C. Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hỏng việc chung.
  6. Bài 11: Em hãy đọc lại bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An- đrây – ca (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 55) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ An- đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? A.Không làm gì cả mà chạy một mạch đến hiệu thuốc mua thuốc về cho ông. B. Chơi đá bóng cùng các bạn. C. Đi lang thang cùng các bạn. Câu 2/ Chuyện gì xảy ra khi An –đrây – ca mang thuốc về nhà? A.Mẹ và ông đã vào bệnh viện vì bệnh của ông rất nặng. B. Thầy thuốc đang khám bệnh cho ông. C. Mẹ đang khóc vì ông đã mất. Câu 3/ An- đrây – ca lại tự dằn vặt mình như thế nào? Câu 4/ Vì sao An- đrây – ca lại tự dằn vặt mình? A.Vì bị mẹ trách mắng không mang thuốc về kịp cho ông uống. B. Vì nghĩ rằng ông mất là do mình mải chơi nên mang thuốc về chậm. C. Vì nghĩ rằng đã có bác sĩ chăm sóc nên có thể chơi đá bóng. Câu 5/ Câu chuyện cho thấy An – đrây – ca là người như thế nào? A.Biết thương ông và nghiêm khắc với bản thân mình. B. Biết yêu thương và nghe lời mẹ. C. Biết quan tâm đến người thân và bạn bè.
  7. Bài 13: Em hãy đọc lại bài tập đọc Trung thu độc lập (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 66) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu vào lúc nào? A.Khi anh cùng các em thiếu nhi vui chơi trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. B. Khi anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của nước ta. C. Khi đất nước vẫn còn chiến tranh, anh đứng gác ở trại. Câu 2/ Vẻ đẹp của trăng trung thu độc lập được miêu tả trong bài bằng những hình ảnh nào? A.Trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng. B. Trăng len lỏi qua khắp cành cây, kẽ lá rọi xuống sân. C. Trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên khỏi rặng tre. Câu 3/ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? A.Trăng ngàn và gió núi bao la. B. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý. C. Trăng soi sáng những ống khói, nhà máy, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Câu 4/ Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? A.Cuộc sống hiện nay đang thay da đổi thịt đổi mới từng ngày. B. Cuộc sống đang trở thành hiện thực, nhà máy thủy điện, các giàn khoan, dầu khí, những con tàu lớn. C. Cả A và B đều đúng. Câu 5/ Em mơ ước đất nước ta mai sau phát triển như thế nào?
  8. Bài 15: Em hãy đọc lại bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 76) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Câu thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp lại nhiều lần trong bài nhằm nói lên điều gì? A.Ước muốn của các bạn nhỏ tha thiết, cháy bỏng. B. Ước muốn của các bạn nhỏ được đi đây đi đó. C. Ước muốn thể hiện sự sáng tạo của mình. Câu 2/ Đoạn thơ sau nói lên điều gì? Nếu chúng mình có phép lạ Hóa trái bom thành trái ngon Trong ruột không còn thuốc nổ Chỉ toàn kẹo với bi tròn. A.Trái đất có những trái ngon. B. Trái đất toàn là bánh kẹo. C. Trái đất không có bom đạn, chiến tranh. Câu 3/ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì? (Nối cột A với cột B cho thích hợp) CỘT A CỘT B A1/ Các bạn ước trẻ em trở thành B1/Khổ 1 người lớn ngay để làm việc. A2/ Các bạn ước trái đất không còn B2/ Khổ 2 bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. B3/Khổ 3 A3/ Các bạn ước cây mau lớn để cho quả. B4/Khổ 4 A4/ Các bạn ước trái đấ t không còn mùa đông.
  9. Bài 17: Em hãy đọc lại bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 85) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Cương xin học nghề rèn để làm gì? A.Vì Cương rất yêu nghề rèn và nhớ cái lò rèn ở cạnh trường học. B. Vì Cương muốn học một nghề để kiếm sống và đỡ đần cho mẹ. C. Vì Cương muốn chứng tỏ với mọi người là mình đã trưởng thành. Câu 2/ Lí do mẹ Cương phản đối là gì? A.Nghề thợ rèn là nghề thấp kém, thu nhập thấp không đủ sống. B. Thợ rèn là nghề thấp kém, không phù hợp với dòng dõi quan sang của gia đình Cương. C. Thợ rèn là nghề thấp kém , dễ bị người đời khinh rẻ, chê trách. Câu 3/ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? A.Nêu lí do phản đối , nắm tay mẹ nói những lời thiết tha. B. Bỏ nhà đi lang thang ở ngoài đường. C. Không chịu ăn uống giả vờ bị bệnh. Câu 4: Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con. a) Cách xưng hô. b) Cử chỉ trong lúc trò chuyện
  10. Bài 19: Em hãy đọc lại bài tập đọc Có chí thì nên (SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 108) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1/ Những câu tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn? A.Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. C. Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. Câu 2/ Nối cột A với cột B sao cho tương ứng giữa câu tục ngữ và nội dung của câu tục ngữ đó. CỘTA CỘT B A1/ Có công mài sắt, có ngày nên kim B1/ Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công A2/Hãy lo bền chí câu cua/ Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai. B2/ Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn A3/Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo B3/ Khuyên ta không nản A4/Thất bại là mẹ thành công. long khi gặp khó khăn Câu 3/ Cách diễn đạt của các câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? A.Có cách nói ví von so sánh. B. Có nhiều hình ảnh tượng trưng. C. Ngắn gọn, có vần, điệu và hình ảnh. Câu 4/ Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì ? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí.