Hướng dẫn ôn tập kiến thức Lớp 5 môn Luyện từ và câu - Trường TH Lý Công Uẩn

1. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “lướt thướt”:
A. Lượt là B. Lượt thượt C. Lướt mướt D. Lụa là
2. Thay từ đồng nghĩa với từ "qua đời" trong câu "Rạng sáng thì ông lão qua đời" mà nghĩa của
câu không thay đổi.
Từ em thay thế là:.............................................................................................. 
pdf 6 trang minhlee 08/03/2023 3420
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập kiến thức Lớp 5 môn Luyện từ và câu - Trường TH Lý Công Uẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_on_tap_kien_thuc_lop_5_mon_luyen_tu_va_cau_truong.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập kiến thức Lớp 5 môn Luyện từ và câu - Trường TH Lý Công Uẩn

  1. Tự ôn bài phân môn Luyện từ và câu 5 – Trường TH Lý Công Uẩn Họ và tên: ÔN TẬP KIẾN THỨC LỚP 5 Lớp: PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. TỪ ĐỒNG NGHĨA: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 1. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “lướt thướt”: A. Lượt là B. Lượt thượt C. Lướt mướt D. Lụa là 2. Thay từ đồng nghĩa với từ "qua đời" trong câu "Rạng sáng thì ông lão qua đời" mà nghĩa của câu không thay đổi. Từ em thay thế là: 3. Trong câu: “Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông.” Từ nào đồng nghĩa với từ "âu yếm"? 4. Em hãy thay từ in đậm trong câu sau: “Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.” bằng một từ đồng nghĩa. Từ em thay thế là: 5. Các từ đồng nghĩa với từ “hiền” trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” là: A. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành B. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. C. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu. 6. Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa ? A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông. B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh. C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát. D. lung linh, long lanh, vắng vẻ, hiu quạnh. 7. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “im lặng”? A. Nhộn nhịp B. Tĩnh lặng C. Ồn ào D. Đông đúc 8. Cặp từ nào dưới đây là từ đồng nghĩa? A. Buồn rầu– Rầu rĩ B. Thờ ơ – Quan tâm C. Buồn chán – Đau thương D. Nhẹ nhàng – Dữ tợn Cách duy nhất để thay đổi cuộc sống theo ý muốn của mình chính là HỌC THẬT GIỎI 1
  2. Tự ôn bài phân môn Luyện từ và câu 5 – Trường TH Lý Công Uẩn 4. Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm ? A. Tay em cầm tay quay. B. Ngoài đường, các chú công nhân đang sửa đường. C. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc, bà con xã viên vác cuốc ra đồng. 5. Trong những cặp từ dưới đây, cặp từ không đồng âm với nhau là: A. cánh đồng – chuông đồng C. đá cầu – đanh đá B. đánh cá – cá độ D. cơm chín – chín chắn 6. Dòng nào dưới đây có 2 từ gạch chân là từ đồng âm? A. đất phù sa, đất mũi Cà Mau C. biển rộng, biển lúa bát ngát B. nước biển, nước Việt Nam D. nhà lá, nhà tôi có bốn người 7. Dòng nào dưới đây có cặp từ in nghiêng là từ đồng âm? A. Cây bằng lăng - cây thước kẻ C. Chỗ nghỉ chân - cái chân bàn B. Mặt vỏ cây - mặt trái xoan D. Tìm bắt sâu - moi rất sâu 8. Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm? A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa. B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm. C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt. 9. Từ “trong” ở 2 cụm từ “phất phới trong gió” và “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? A. đồng âm B. đồng nghĩa C. nhiều nghĩa D. trái nghĩa IV. TỪ NHIỀU NGHĨA: Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. 1. Từ “tay” trong câu: “Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. nghĩa gốc B. nghĩa chuyển 2. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: A. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm. C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. B. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu. 3. Cặp từ nào dưới đây là từ nhiều nghĩa? A. Bàn tay – Bàn bạc B. Bức tranh – Tranh giành C. Biết ơn – Nhớ ơn D. Bàn tay – Tay áo Cách duy nhất để thay đổi cuộc sống theo ý muốn của mình chính là HỌC THẬT GIỎI 3
  3. Tự ôn bài phân môn Luyện từ và câu 5 – Trường TH Lý Công Uẩn VI. QUAN HỆ TỪ: Là từ có tác dụng nối các từ ngữ hoặc các vế câu với nhau để thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các vế câu ấy. 1. Gạch dưới quan hệ từ trong câu dưới đây: “Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy” - Cặp quan hệ từ trên biểu thị quan hệ: 2. Gạch dưới quan hệ từ trong câu dưới đây: “Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.” - Cặp quan hệ từ trên biểu thị quan hệ: 3. Tìm cặp quan hệ từ trong câu: "Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Lan vẫn luôn học giỏi" - Cặp quan hệ từ: - Cặp quan hệ từ trên biểu thị mối quan hệ 4. Trong câu “Cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc” có quan hệ từ, đó là từ : 5. Trong câu “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.” có: A.Ba quan hệ từ. Đó là: C. Hai quan hệ từ. Đó là: B.Cặp quan hệ từ. Đó là: D. Một quan hệ từ. Đó là: 6. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: mặt trời lên giọt sương sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. 7. Thay cặp quan hệ từ trong câu bằng cặp quan hệ từ khác để có câu đúng. Cho biết mối quan hệ mà nó biểu thị? “Chẳng những chúng ta biết giữ và nâng niu tình bạn mà bạn bè sẽ luôn ở bên cạnh ta và sẽ không rời xa đâu.” - Câu đúng: - Cặp quan hệ từ trên biểu thị mối quan hệ . 8. Thay cặp quan hệ từ trong câu bằng cặp quan hệ từ khác để có câu đúng. Cho biết mối quan hệ mà nó biểu thị? “Mặc dù chúng ta phải biết ơn những vật chất mà mình nhận được nhưng phải biết ơn những tình cảm của người khác dành cho mình, dù rất nhỏ nhoi.” - Câu đúng: - Cặp quan hệ từ trên biểu thị mối quan hệ . Cách duy nhất để thay đổi cuộc sống theo ý muốn của mình chính là HỌC THẬT GIỎI 5