Hướng dẫn ôn tập học kỳ I môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long An

Câu 1: Hãy nêu vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất:

- Bản vẽ kĩ thuật diễn tả chính xác hình dạng kết cấu của sản phẩm Theo quy tắc thống nhất.

- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống nhằm sử dụng hiệu quả, an toàn thiết bị kĩ thuật.

Câu 2: Khái niệmHình chiếu:

Hướng dẫn:

- Hình chiếu của vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng.

- Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu.

docx 9 trang minhlee 06/03/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kỳ I môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2016_2.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kỳ I môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long An

  1. huong_dan_on_tap_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2016_2_T37hP1amwUfnvuj_032403.docx THCS LONG AN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: CÔNG NGHỆ 8 I – PHẦN LÝ THUYẾT: Câu 1: Hãy nêu vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất: - Bản vẽ kĩ thuật diễn tả chính xác hình dạng kết cấu của sản phẩm Theo quy tắc thống nhất. - Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống nhằm sử dụng hiệu quả, an toàn thiết bị kĩ thuật. Câu 2: Khái niệmHình chiếu: Hướng dẫn: - Hình chiếu của vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng. - Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu. Câu 3: Có bao nhiêu phép chiếu: Hướng dẫn: Có 3 loại: - Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm. - Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau. - Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Câu 4: Có bao nhiêu mặt phẳng chiếu: Hướng dẫn: - Mặt chính diện là mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu tương ứng là hình chiếu đứng. - Mặt nằm ngang là mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu tương ứng là hình chiếu bằng. - Mặt cạnh bên phải là mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu tương ứng là hình chiếu cạnh. Câu 5: Có bao nhiêu hình chiếu vuông góc: Hướng dẫn: - Mặt phẳng chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới. - Mặt phẳng chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống. - Mặt phẳng chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang. Câu 6: Vị trí các hình chiếu: Hướng dẫn: - Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. - Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng. Câu 7: Khái niệm hình hộp chữ nhật: Hướng dẫn: Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật. Câu 8: Khái niệm hình lăng trụ đều: Hướng dẫn: Hình lăng trụ đều được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình tam giác đều, các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau Câu 9: Khái niệm hình chóp đều: Hướng dẫn: Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là 1 hình đa giác đều, các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. Câu 10: Khái niệm khối tròn xoay: Hướng dẫn: - Khi quay 1 hình chữ nhật 1 vòng quanh 1 cạnh cố định ta được hình trụ. ~1~
  2. huong_dan_on_tap_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2016_2_T37hP1amwUfnvuj_032403.docx THCS LONG AN - Mặt cắt: Diễn tả kèo, kết cấu các tường vách, móng nhà, các kích thước mái nhà, các phòng, móng nhà theo chiều cao. Câu 17: Các vật liệu cơ khí phổ biến: Hướng dẫn: 1. Vật liệu kim loại: a. Kim loại đen: - Thành phần chủ yếu: Sắt và Cacbon. - Gồm 2 loại chính: Gang và thép. + Gang: Tỉ lệ cacbon trong vật liệu > 2,14%.  Gang có 3 loại: gang xám, gang trắng, gang dẻo.  Tính chất: có tính bền và cứng cao, chịu mài mòn, chịu nén và chống rung động tốt, dễ đúc nhưng khó gia công. + Thép: Tỉ lệ cacbon trong vật liệu 2,14%.  Thép có 2 loại: thép cacbon và thép hợp kim.  Tính chất: tính cứng cao, chịu tôi, chịu mài mòn. b. Kim loại màu: - Gồm: đồng, nhôm và hợp kim của chúng. - Tính chất: Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn, chống ăn mòn cao, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ít bị ôxi hoá. 2. Vật liệu phi kim loại: a. Chất dẻo: Gồm 2 loại: - Chất dẻo nhiệt: Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo, không dẫn điện, không bị ôxi hoá, dễ pha màu, có khả năng chế biến lại. - Chất dẻo nhiệt rắn: chịu nhiệt độ cao, độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Được dùng làm bánh răng, ổ đỡ, vỏ bút. b. Cao su: Dẻo, đàn hồi, khả năng giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt. Được dùng làm săm, lốp, ống dẫn, vòng đệm, đai truyền, sản phẩm cách điện Câu 18: Hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: Hướng dẫn: Khả năng của vật liệu chịu được tác dụng của các lực bên ngoài: tính cứng, tính dẻo, tính bền. 2. Tính chất vật lý: Thể hiện qua các hiện tượng vật lý: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, khối lượng riêng. 3. Tính chất hoá học: Khả năng của vật liệu chịu được tác dụng hoá học trong các môi trường: tính chịu axít và muối, tính chống ăn mòn 4. Tính chất công nghệ: Khả năng gia công vật liệu: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt, Câu 19: Dụng cụ đo và kiểm tra: Hướng dẫn: 1. Thước đo chiều dài: Thước lá: - Làm bằng thép hợp kim, ít co giãn và không gỉ. - Dùng đo độ dài của chi tiết hoặc sản phẩm. 2. Thước đo góc: - Thước đo góc thường dùng: êke, êke vuông và thước đo góc vạn năng. - Dùng để đo và kiểm tra các góc. ~3~
  3. huong_dan_on_tap_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2016_2_T37hP1amwUfnvuj_032403.docx THCS LONG AN Hướng dẫn: a. Cấu tạo mối ghép: - Có 3 loại: + Mối ghép bulông gồm: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bulông. + Mối ghép vít cấy gồm: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy. + Mối ghép đinh vít gồm: chi tiết ghép và đinh vít. b. Đặc điểm và ứng dụng: - Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các chi tiết cần tháo lắp. - Mối ghép bu lông thường dùng ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. - Mối ghép vít cấy dùng ghép các chi tiết có chiều dày quá lớn. - Mối ghép đinh vít dùng cho các chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ. Câu 30: Hãy nêu cấu tạo, đăc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt: Hướng dẫn: a. Cấu tạo của mối ghép: - Mối ghép vằng then gồm: trục, bánh đai, then. - Mối ghép bằng chốt gồm: đùi xe, trục giữa, chốt trụ. b. Đặc điểm và ứng dụng: - Đặc điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế, khả năng chịu lực kém. - Ứng dụng: + Then dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích, để truyền chuyển động. + Chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền chuyển động quay. Câu 31: Thế nào là mối ghép động? Hướng dẫn: - Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động. - Có 3 loại mối ghép động: khớp tịnh tiến, khớp quay và khớp cầu Câu 32: Hãy nêu cấu tạo, đăc điểm và ứng dụng của các loại khớp động: Hướng dẫn: 1. Khớp tịnh tiến: a. Cấu tạo: - Mối ghép pittông – xilanh có mặt tiếp là mặt trụ tròn và ống tròn. - Mối ghép sống trượt – rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt sống trượt và rãnh trượt. b. Đặc điểm: - Mọi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau; quĩ đạo chuyển động, vận tốc. - Khi 2 chi tiết trượt trên nhau sẽ xảy ra hiện tượng ma sát lớn làm cản trở chuyển động. Để giảm ma sát, các bề mặt được làm nhẵn bóng bề mặt rồi bôi trơn bằng dầu, mở c. Ứng dụng: - Khớp tịnh tiến được dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại. 2. Khớp quay: a. Cấu tạo: - Gồm: ổ trục, bạt lót và trục. - Mặt tiếp xúc có mặt trụ tròn - Để giảm ma sát, lắp bạc lót hoặc dùng vòng bi. b. Ứng dụng: - Được dùng nhiều trong thiết bị, máy: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện, Câu 33: Tại sao cần truyền chuyển động? Hướng dẫn: - Các bộ phận của máy thường đặc xa nhau. ~5~
  4. huong_dan_on_tap_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2016_2_T37hP1amwUfnvuj_032403.docx THCS LONG AN c. Ứng dụng: Được sử dụng nhiều trong các loại máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ôtô, máy hơi nước. Câu 38: Hãy nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng bộ biến chuyển động quay thành chuyển động lắc: Hướng dẫn: a. Cấu tạo: Gồm: tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ. b. Nguyên lí làm việc: Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. c. Ứng dụng: Được dùng trong các loại máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy. Câu 39: Khái niệmđiện năng: Hướng dẫn: Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) gọi là điện năng. Câu 40: Sản xuất điện năng: Hướng dẫn: Điện năng được sản xuất từ nhà máy điện đưới các dạng năng lượng: nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, Câu 42: Cần truyền tải điện năng: Hướng dẫn: - Điện năng được truyền tải theo các đường dây dẫn điện đến các nơi tiêu thụ. - Đến khu công nghiệp, dùng đường dây truyền tải cao áp.Đến khu dân cư, dùng đường dây truyền tải hạ áp. II/. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Khối đa diện được tạo bởi các hình: a.Chữ nhật b. Tam giác. c. Đa giác phẳng. d. Hình vuông. Câu 2: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật như sau: a.Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng b. Hình chiếu cạnh ở trên hình chiếu đứng c. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng d. Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu cạnh Câu 3: Hình trụ được tạo thành: a.Khi quay hình tam giác vuông b. Khi quay hình chữ nhật c. Khi quay nửa hình tròn d. Khi quay hình đa giác phẳng Câu 4: Đặc điểm của phép chiếu vuông góc là: a. Các tia chiếu song song b. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu c. Các tia chiếu xuyên góc với mặt phẳng chiếu d. Câu b và c đúng. Câu 5: Đặc điểm của phép chiếu song song là: a. Các tia chiếu song song nhau b. Các tia chiếu xuyên góc với mặt phẳng chiếu c. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu d. Câu b và c đúng. Câu 6: Khi đặt mặt đáy của hình chop đều song song với mặt chiếu đứng, thì hình chiếu cạnh là hình gì? a. Tam giác cân b. Tam giác đều c. Tam giác vuông d. Hình chữ nhật Câu 7: Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ như thế nào? a. Vẽ bằng nét liền đậm. b. Vẽ bằng nét đứt. c. Vẽ bằng nét liền mảnh. d. Vẽ bằng ퟒ vòng. Câu 8: Hình nón được tạo thành khi: ~7~
  5. huong_dan_on_tap_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2016_2_T37hP1amwUfnvuj_032403.docx THCS LONG AN Bài tập 3: Đĩa xích của xe đạp quay với tốc độ 30 (vòng/phút), đĩa líp quay với tốc độ 80(vòng/phút). Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Bài tập 4:Một bánh đai truyền chuyển động cho bánh đai thứ hai. Biét bánh đai 1 có D 1= 30mm. Tính đường kính bánh đai bị dẫn. Biết rằng tỉ số truyền bằng 2? Bài tập 5: Tính đường kính bánh dẫn của bộ truyền động đai có các số liệu như sau: Đường kính bánh bị dẫn D2 = 80mm; Tốc độ của bánh dẫn n1 = 1400 vòng / phút; Tốc độ của bánh bị dẫn n2 =5200 vòng / phút. Tính đường kính của bánh dẫn D1 bằng bao nhiu mm? Bài tập 6: Bộ truyền động bánh răng có các số liệu như sau: Bánh dẫn Z 1=60 răng; tốc độ quay của bánh dẫn n1= 960 vòng / phút; tốc độ quay của bánh bị dẫn n 2 =5000 vòng / phút. Tính đường kính của bánh bị dẫn Z2 bằng bao nhiêu Z2 =? CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG HỌC TỐT-LÀM BÀI THẬT TỐT. ~9~