Hướng dẫn học tập qua truyền hình môn Sinh học Lớp 12 chủ đề: Quần xã sinh vật - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Sở GD&ĐT An Giang

I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT

1. Khái niệm

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất. 

2. Ví dụ: Quần xã sinh vật thảo nguyên, quần xã sinh vật ao hồ, quần xã rừng nhiệt đới.

II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

- Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao.

VD: Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao, quần xã sinh vật sa mạc có độ đa dạng thấp.

- Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. (VD: Trong quần xã trên cạn, loài TV có hạt là loài ưu thế vì chúng ảnh hưởng lớn tới khí hậu của môi trường)

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. (VD: cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, cây cọ ở vùng đồi Phú Thọ, cây tràm ở rừng U Minh, cây thông ở Đà Lạt)

docx 6 trang minhlee 20/03/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học tập qua truyền hình môn Sinh học Lớp 12 chủ đề: Quần xã sinh vật - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Sở GD&ĐT An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_tap_qua_truyen_hinh_mon_sinh_hoc_lop_12_chu_de.docx

Nội dung text: Hướng dẫn học tập qua truyền hình môn Sinh học Lớp 12 chủ đề: Quần xã sinh vật - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Sở GD&ĐT An Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH AN GIANG AN GIANG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP QUA TRUYỀN HÌNH MÔN SINH HỌC – LỚP 12 CHỦ ĐỀ: QUẦN XÃ SINH VẬT - HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NỘI DUNG 1. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT 1. Khái niệm Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất. 2. Ví dụ: Quần xã sinh vật thảo nguyên, quần xã sinh vật ao hồ, quần xã rừng nhiệt đới. II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã - Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao. VD: Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao, quần xã sinh vật sa mạc có độ đa dạng thấp. - Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. (VD: Trong quần xã trên cạn, loài TV có hạt là loài ưu thế vì chúng ảnh hưởng lớn tới khí hậu của môi trường) - Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. (VD: cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, cây cọ ở vùng đồi Phú Thọ, cây tràm ở rừng U Minh, cây thông ở Đà Lạt) 2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã: - Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. - Vai trò: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. a. Phân bố theo chiều thẳng đứng: Sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng (rừng mưa nhiệt đới phân thành 4 tầng, các loài cá trong ao phân thành 3 tầng)
  2. - Khái niệm: Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. - Ứng dụng: Trong nông nghiệp, sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. - Ví dụ: Sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa, ong mắt đỏ diệt sâu đục thân sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà. NỘI DUNG 2: HỆ SINH THÁI I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI - Hệ sinh thái gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh. - Sinh vật trong quần xã tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.  Nhờ đó, hệ sinh thái là hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - VD: HST rừng mưa nhiệt đới, HST giọt nước ao, bể cá cảnh, đồng ruộng, II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI - Hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh - Thành phần vô sinh (sinh cảnh): ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật. - Thành phần hữu sinh (QXSV): + Sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (thực vật, vi sinh vật tự dưỡng) + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật + Sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn, phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ. NỘI DUNG 3: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI I. CHUỖI THỨC ĂN 1. Khái niệm: Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau. Ví dụ: - Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu - Tảo lục đơn bào Tôm Cá rô Chim bói cá 2. Phân loại chuỗi thức ăn: a. Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất (tự dưỡng), tiếp theo là động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật. VD : Cỏ Châu chấu Ếch Rắn. - Chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng sinh vật phân giải chất hữu cơ, sau đến các loài động vật ăn động vật. VD: Giun gà cáo Hổ. II. LƯỚI THỨC ĂN
  3. - Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. - Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm. - Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. II. HIỆU SUẤT SINH THÁI - Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích lũy được so với bậc dinh dưỡng trước liền kề thường khoảng 10%. - Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt (khoảng 70%), chất thải và rơi rụng (khoảng 10%) chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. => Do đó, chuỗi thức ăn trong HST không dài, trên cạn thường có 4 - 5 bậc, dưới nước thường có 6 – 7 bậc. * Công thức tính hiệu suất sinh thái: * Ví dụ: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 2 với sinh vật tiêu thụ bậc 1. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1 (Đề ĐH 2014): Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. B. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường. C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài. D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Câu 2 (Đề TN 2013): Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ đối kháng? A. Lúa và cỏ dại. B. Chim sâu và sâu ăn lá. C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn. D. Chim sáo và trâu rừng. Câu 3 (MH 2017): Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?