Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

 - Thời lượng: 45 phút

   - Đơn vị kiến thức: 

           + Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 

+ Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 

   A. Mục tiêu cần đạt:  Qua tiết học, HS cần:

     1. Kiến thức: 

- Đặc điểm yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Các bước khi làm nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

     2. Kĩ năng

- Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Tiến hành các bước làm bài  nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Tổ chức, triển khai các luận điểm. 

 - Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

    3. Thái độ:

- Yêu mến môn học, say mê khám phá vẻ đẹp các tác phẩm.

B. Chuẩn bị của thầy và trò:

   1. Chuẩn bị của GV:  Giáo án, sách GV, sách GK, bảng phụ

   2. Chuẩn bị của HS: SGK, bài soạn

C. Phương pháp: Bình giảngVấn đáp. Phân tích ví dụ. Qui nạp. Luyện tập.

doc 6 trang minhlee 04/03/2023 3840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_nghi_luan_ve_mot_doan_tho_bai_t.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

  1. CHỦ ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ   - Thời lượng: 45 phút - Đơn vị kiến thức: + Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. + Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. A. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học, HS cần: 1. Kiến thức: - Đặc điểm yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Các bước khi làm nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tổ chức, triển khai các luận điểm. - Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 3. Thái độ: - Yêu mến môn học, say mê khám phá vẻ đẹp các tác phẩm. B. Chuẩn bị của thầy và trò: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách GV, sách GK, bảng phụ 2. Chuẩn bị của HS: SGK, bài soạn C. Phương pháp: Bình giảng. Vấn đáp. Phân tích ví dụ. Qui nạp. Luyện tập. D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: 1) Ổn định và kiểm diện : 2) Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Dự kiến thời gian : phút) GV giới thiệu bài mới bằng cách đúc kết các kiểu văn bản HS học ở HK2 lớp 9: - Nghị luận xã hội: + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận văn học: + Nghị luận về một tác phẩm (hoặc đoạn trích). + Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 1. Ví dụ: Văn bản Khát vọng đời. - Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. - Những luận điểm: + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ của TH mang nhiều tầng ý nghĩa, hình ảnh nào cũng gợi cảm, đáng yêu. + Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, trong cảm xúc thiết tha trìu mến của tác giả. + Mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên đất nước ở trước. người viết đã chọn giảng bình các câu thơ, các hình ảnh đặc sắc của bài thơ để làm sáng tỏ trang 1
  2. III. Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: * Ví dụ: (SGK trang 80) Đề: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 1) Tìm hiểu - Dạng đề: mệnh lệnh + vấn đề cần nghị luận. đề + Tìm ý: - Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương trong bài Quê hương của Tế Hanh. - Phương pháp nghị luận: Phân tích. - Phạm vi dẫn chứng: bài thơ Quê hương của Tế Hanh. - Giúp xác định hướng làm bài, xác định các ý chính cần triển khai. - Đặt các câu hỏi tìm ý: + Bài thơ được sáng tác khi nào, ở địa điểm nào? Tâm trạng của tác giả ra sao? + Tình yêu và nỗi nhớ quê hương của tác giả được thể hiện qua những hình ảnh thơ nào? + Bài thơ có các hình ảnh, câu thơ nào gây ấn tượng sâu sắc đối với em? + Ngôn từ, giọng điệu của bài thơ có gì đặc sắc? 2) Lập dàn ý: DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ/ BÀI THƠ: MỞ BÀI - Giới thiệu về tác giả, bài thơ và giá trị đặc sắc của bài thơ ( oạn thơ). THÂN BÀI - Hoàn cảnh ra đời bài thơ / vị trí đoạn thơ. - Đánh giá chung về bài thơ (đoạn thơ) * Chú ý: - Phân tích nội dung và nghệ thuật (theo hướng cắt ngang). - Hay phân tích hình ảnh, hình tượng nổi bật, vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn, mà đề cho (theo hướng bổ dọc): + Nội dung: ý thơ, câu chữ, ý nghĩa lời thơ. + Nghệ thuật: hình tượng, hình ảnh, giọng điệu, gieo vần, ngắt nhịp, ngôn từ, các biện pháp tu từ, KẾT BÀI - Khái quát về giá trị bài thơ, đoạn thơ. - Vị trí ác phẩm, tác giả trong nền văn học dân tộc. 3) Viết bài: - Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn, từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc, của tác phẩm. - Chú ý diễn đạt mạch lạc và có liên kết. - Bài làm có bố cục rõ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi luận điểm viết thành một đoạn văn. Các luận điểm phải được dẫn dắt, liên kết chặt chẽ. - Chú ý lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp. * Cách viết phần mở bài: 1. Cách viết đúng: + Câu 1: Vị trí của tác giả trong nền văn học/ trong lòng độc giả. Ví dụ: Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. + Câu 2: Đặc điểm văn phong của tác giả. Ví dụ (Chính Hữu): Phần lớn các sáng tác của ông đều viết về người lính và chiến tranh với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén. + Câu 3: Giới thiệu về tác phẩm. trang 3
  3. 4) Kiểm tra - Kiểm tra lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. và sửa lỗi: - Phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. IV. Cách tổ chức, triển khai luận điểm. 1) Bố cục: + MB: Giới thiệu chung về bài thơ, nêu cảm nhận về tình yêu quê hương của Tế Hanh trong bài thơ. + TB: Trình bày cảm nhận về cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc sâu lắng tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh nhịp điệu sâu sắc của bài thơ. + KB: Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ. 2) Triển khai các luận điểm phần thân bài: - Đoàn thuyền đầy sức mạnh ra khơi. - Cảnh trở về đầy ấp no đủ - Người dân chày với vị nồng của biển khơi. - Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm - Những suy nghĩ ý kiến của người viết. Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ. - Thân bài được kết nối với phần mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên. Đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận định ở mở bài. Từ các luận điểm này dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ. III. Tổng kết: (ghi nhớ) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: BT1: Phát hiện những luận điểm khác về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. - Luận điểm về “Nhạc điệu của bài thơ”: Bất kì một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó. - Luận điểm về “Bức tranh mùa xuân của bài thơ”: Bài thơ hay bao giờ cũng hàm chứa những yếu tố hội hoạ trong nó tính hoạ thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian, đối tuợng BT2: Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. - Nội dung thể hiện: cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. - Cảm xúc của nhà thơ: cảm nhận bằng giác quan cụ thể và tinh tế: mùi hương, hơi sương, cảm giác đột ngột và bất ngờ sững sờ trước cảnh thiên nhiên. Đã nhận được những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu. + Hương ổi + cái se lạnh của gió -> lan toả trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm. + “Phả”: hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió. -> Gợi hình dung cụ thể hương ổi chín + Gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương. + “Chùng chình”: nghệ thuật nhân hoá, sương thu cố ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng. - Cảm xúc: + “Bỗng”: Cảm giác bất ngờ. + “Hình như”: Cảm giác mơ hồ mong manh, chưa rõ ràng. -> Sự giao thoa của tạo vật + cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ. Nhà thơ cảm nhận những tín hiệu ban đầu của mùa thu bằng tất cả: khứu giác, thị giác, xúc giác đầy tinh tế, nhạy cảm thể hiện tình yêu thiên nhiên. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Cách viết bài văn nghị luận văn học hay và có ấn tượng Nắm vững kiến thức Khai thác các chi Vận dụng kiến thức Kiến thức lý luận văn khái quát về tác tiết, hình ảnh thơ đặc thực tế về lịch sử, xã học phẩm sắc; biết mở rộng, hội, các trào lưu sáng trang 5