Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu - Nói với con

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.

- Tình yêu cùng niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương

- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của mỗi tác giả trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm trong mỗi bài thơ.

Kỹ năng sống: Cảm nhận vẻ đẹp của thiên và trải nghiệm trong cuộc sống,yêu quê hương, yêu gia đình, nguồn cội.

3. Thái độ:

- Cảm nhận được cảnh sắc mùa thu thay đổi và triết lý về cuộc đời con người.

-  Yêu thiên nhiên. Nhớ và trân trọng lời dạy của cha mẹ.

B. Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị bức tranh mùa thu ở làng quê, hình ảnh về quê hương, con người về cảnh lao động của người dân tộc miền núi.

 - HS: Sưu tầm tranh phù hợp nội dung bài dạy, chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

docx 8 trang minhlee 04/03/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu - Nói với con", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_sang_thu_noi_voi_con.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Sang thu - Nói với con

  1. THCHD: SANG THU - NÓI VỚI CON A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả. - Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái. - Tình yêu cùng niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương - Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của mỗi tác giả trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. - Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm trong mỗi bài thơ. - Kỹ năng sống: Cảm nhận vẻ đẹp của thiên và trải nghiệm trong cuộc sống, yêu quê hương, yêu gia đình, nguồn cội. 3. Thái độ: - Cảm nhận được cảnh sắc mùa thu thay đổi và triết lý về cuộc đời con người. - Yêu thiên nhiên. Nhớ và trân trọng lời dạy của cha mẹ. B. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị bức tranh mùa thu ở làng quê, hình ảnh về quê hương, con người về cảnh lao động của người dân tộc miền núi. - HS: Sưu tầm tranh phù hợp nội dung bài dạy, chuẩn bị bài tập phần luyện tập. C. Phương pháp: Thuyết giảng, gợi tìm, thảo luận, quy nạp D. Tiến trình lên lớp: Hoạt động khởi động: Cho học sinh xem một vài tranh về mùa thu và hình ảnh gia đình, cha con. Hoạt động hình thành kiến thức: A. SANG THU – HỮU THỈNH I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Hữu Thỉnh - Sinh 1942, quê tỉnh Vĩnh Phúc - Trưởng thành trong thời kỳ chống Mĩ - Viết nhiều, viết hay về con người ở làng quê, về mùa thu 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: 1977, in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố - Thể thơ: 5 chữ - Mạch cảm xúc: Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên - Bố cục: 3 phần + Khổ 1: Sự ngỡ ngàng, bâng khuâng trước tín hiệu giao mùa + Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa + Khổ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
  2. Khứu giác (hương ổi) Những tín hiệu mùa thu được cảm Xúc giác (gió se) nhận qua các giác quan Thị giác (sương) Gợi sự chân thực, gần gũi nhưng cũng mong manh mơ hồ. Hình như thu đã về Hình như Cảm xúc ngỡ ngàng trước thời điểm giao mùa của thiên nhiên. Niềm vui của thiên nhiên Âm điệu của Tình thái từ tiếng reo thầm Sự điềm tĩnh trầm lắng của tác giả Gợi hình, từ láy, nhân hóa, tình thái từ: tâm trạng ngờ ngợ, chưa chắc chắn trong nỗi hình như. 2. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Sông dềnh dàng - Mượn không gian để nói thời gian Chim vội vã - Cái cụ thể - Cái trừu tượng, hữu hình vô hình mây mùa hạ - Cái bất động – Cái biến động Vắt nửa mình sang thu Từ láy, đối lập, nhân hóa, gợi hình: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ khi nhận ra những tín hiệu của mùa thu. Những đổi thay trong thiên nhiên Nắng: vẫn còn Mưa: vơi dần Sấm: bớt bất ngờ Các hiện tượng thời tiết đặc Chúng chưa mất đi mà chỉ giảm trưng của mùa hè dần về cường độ Mùa hè chưa qua nhưng đã dần lùi lại để chuyển mình cho mùa thu tới. Nhân hóa: hàng cây Hàng cây đứng tuổi Ẩn dụ: người từng trải
  3. Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. 1980 II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người a) Gia đình - cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên - 4 câu đầu: + Chân phải - chân trái tới cha tới mẹ Gợi hình ảnh nhịp chân bước Phép đối chập chững của đứa trẻ, những + Một bước - hai bước bước đi đầu tiên trong cuộc đời tiếng nói tiếng cười Không còn bế ẵm tự lập Bước Những bước đi đầu (nhấn mạnh) tiên của cuộc đời Sự khởi đầu cho hành trình Điệp từ của cuộc đời Hành trình đầu Đích đến là những người thân Tới tiên là những yêu, gần gũi cha - mẹ bước đi nhỏ bé Cha Mẹ Chạm tiếng nói Ẩn dụ chuyển Cách nói giàu Không gian tràn ngập Tới tiếng cười đổi cảm giác hình ảnh tiếng nói cười hạnh phúc Khoảnh khắc đáng nhớ của gia đình. Con đang chập chững đi trong sự yêu thương nâng đỡ của cha mẹ dưới mái nhà hạnh phúc - Hai câu cuối: Ngày đầu tiên: khi tình yêu đôi lứa đơm hoa hạnh phúc Nhớ về : ngày cưới Ngày đẹp nhất trên đời: khi con ra đời, hạnh phúc đã kết trái yêu thương b) Quê hương - cội nguồn sinh dưỡng thứ hai
  4. Lời tâm sự với con cũng chính là lời tâm sự của nhà thơ. 3. Ý nghĩa văn bản. Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước. III. TỔNG KẾT (Ghi nhớ: SGK – trang 74) Qua bài Nói với con, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Vận dụng IV. LUYỆN TẬP 1. Viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu. 2. Chọn một khổ thơ mà em thích trong hai bài thơ trên. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đó. * HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Học thuộc hai bài thơ và phần ghi nhớ. Mở rộng - Sưu tầm thêm một số câu ca dao, lời ru dân gian về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước mà em đã học hoặc được nghe bà, mẹ từng ru. * CHUẨN BỊ BÀI MỚI - Đọc trước văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. + Xem phần chú thích và trả lời các câu hỏi SGK/trang 120,121. + Tóm tắt văn bản. + Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật Phương Định oOo