Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.

- Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.

2. Kĩ năng:

           - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.

- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.

Kĩ năng sống: biết vận dụng hàm ý vào trong đời sống.

3. Thái độ: Biết vận dụng hàm ý vào trong đời sống một cách khéo léo có văn hóa.

B. Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị 1 số VD ngoài SGK.

- HS: Xem các bài tập SGK. 

docx 7 trang minhlee 04/03/2023 7080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_nghia_tuong_minh_va_ham_y.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý

  1. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày. - Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu. - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể. - Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp. - Kĩ năng sống: biết vận dụng hàm ý vào trong đời sống. 3. Thái độ: Biết vận dụng hàm ý vào trong đời sống một cách khéo léo có văn hóa. B. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị 1 số VD ngoài SGK. - HS: Xem các bài tập SGK. C. Phương pháp: Quy nạp và tích hợp – diễn giảng D. Tiến trình lên lớp: Hoạt động khởi động: Cho hai tình huống giao tiếp để dẫn vào bài Hoạt động hình thành kiến thức: I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý 1. Khái niệm Ví dụ a: (SGK/74,75) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. (Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) - Qua câu: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? - Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái? Ví dụ a: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! → Thể hiện thái độ tiếc nuối → Vì ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm của mình Nghĩa hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. * Bài tập thêm: Tìm nghĩa tường minh và hàm ý trong những mẩu đối thoại sau: Đối thoại 1: - Ôi, quả ổi trông ngon chưa kìa! - Cành cây cao quá không với được! Hàm ý: Không thể hái quả ổi trên cành cây xuống được Đối thoại 2: 1
  2. 2 Tìm những từ ngữ miêu tả thái - mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, quay vội đi. độ của cô gái trong câu cuối Cô gái rất bối rối ngượng ngùng, cô định kín đoạn văn? Thái độ ấy giúp em đáo để lại chiếc khăn tay làm kỉ niệm cho anh đoán ra điều gì liên quan tới thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô chiếc mùi soa? bỏ quên, nên gọi cô để trả lại. * Bài tập 2: (SGK/75) Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau: Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái: Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. (Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Hàm ý: Sáng nay trước khi đi, ông họa sĩ chưa kịp uống nước trà. * Bài tập 3: (SGK/ 75) Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý trong đoạn trích sau: Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại Câu chứa hàm ý: Cơm chín rồi! Nội dung hàm ý: Bé Thu muốn mời ông Sáu vô ăn cơm. * Bài tập 4: (SGK/ 76) Đọc các đoạn trích sau (trích Làng – Kim Lân) và cho biết những câu in màu có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao? a) Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà nắng gớm, về nào → Câu đánh trống lảng (không phải câu chứa hàm ý) Ông lão vờ vờ đứng lãng ra chổ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám ngư ời mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. b) - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn → Câu nói dở dang (không phải câu chứa hàm ý) Ông lão gắt lên: - Biết rồi! 3
  3. - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. Anh Sáu vẫn ngồi im [ ]. Không hợp tác (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) * Lưu ý: Để sử dụng hàm ý, ngoài 2 điều kiện ở phần ghi nhớ - Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. - Người nghe phải đồng ý hợp tác với người nói thì việc sử dụng hàm ý mới thành công. Vận dụng 2: 2. Luyện tập: * Bài tập 1 (SGK/91): Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy? Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó? a) Anh nói nữa đi. – Ông giục. - Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. Hai người nghe đều hiểu hàm ý. - Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) b) – [ ] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất. - Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu! Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm. - Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có! (Lỗ Tấn, Cố hương) Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để Người nói: anh Tấn Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được. Người nghe: chị hàng đậu. Hiểu được hàm ý (thể hiện ở câu cuối) - Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có! c) 5
  4. Câu có hàm ý mời mọc rõ hơn: Chơi với bọn tớ thích lắm đấy. Bạn có muốn chơi với bọn tớ không? - Câu từ chối của em bé: Mẹ mình đang đợi ở nhà - con bảo – Làm sao có thể rời mẹ mà đến được? * Củng cố: Tường minh Người nói (người viết) có ý Nghĩa tường Khái thức đưa hàm ý vào câu nói. minh và hàm Điều kiện sử niệm ý Hàm dụng hàm ý Người nghe (người đọc) có ý năng lực giải đoán hàm ý. Mở rộng: * Bài tập làm thêm: 1. Tìm hàm ý trong mẩu đối thoại sau: - Nobita ơi, lấy áo quần vào nhanh lên con! - Con đang học bài mẹ ạ! Hàm ý: Nobita không muốn lấy áo quần giúp mẹ. 2. Tìm hàm ý trong truyện cười dân gian sau: Xin nước lạnh Chủ nhà dọn cơm đãi khách, mang thiếu một đôi đũa. Ai nấy đều cầm đũa mời nhau, còn người khách không có đũa đứng dậy nói với chủ nhà rằng: - Cho tôi xin một chén nước lạnh. Chủ nhà hỏi: - Hả, để làm gì vậy? - Để rửa tay cho sạch mà bốc đồ ăn. Hàm ý: Lời trách khéo của người khách vì sự tiếp đón không chu đáo của chủ nhà. * HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Học thuộc hai ghi nhớ SGK/75, 91. - Làm bài tập 1c – SGK/92. - Tìm một số ví dụ minh họa về các tình huống có sử dụng nghĩa tường minh – hàm ý. - Tạo một đoạn hội thoại (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng hàm ý. * CHUẨN BỊ BÀI MỚI - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. + Đọc kỹ văn bản Tri thức là sức mạnh: SGK/ 34, 35 + Trả lời các câu hỏi SGK/35, 36. + Xem trước phần ghi nhớ và bài tập SGK/36, 37. oOo 7