Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp hs

 1. Kiến thức: 

     - Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

     - Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

    - Đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

    - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

 2. Kĩ năng: 

      - Nhận diện được bài văn nghị luận vê tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.

      - Đưa ra được những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.

    - Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài VNL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 

    - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 

II. CHUẨN BỊ: 

 1. GV: Soạn giáo án, bảng phụ, các đoạn văn tham khảo.

 2. HS: Tập ghi, trả lời câu hỏi ở SGK.

doc 6 trang minhlee 04/03/2023 6100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_nghi_luan_ve_tac_pham_truyen_hoac.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)

  1. NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp hs 1. Kiến thức: - Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được bài văn nghị luận vê tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. - Đưa ra được những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình. - Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài VNL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Soạn giáo án, bảng phụ, các đoạn văn tham khảo. 2. HS: Tập ghi, trả lời câu hỏi ở SGK. III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, diễn giảng, quy nạp. IV. TIẾN TRÌNH DẠY: 1. Lời chào: Các em HS thân mến! Rất vui được đến với các em trong bài học hôm nay. 2. Giới thiệu bài: Các em đã làm quen với kiểu bài nghị luận xã hội với hai dạng bài là: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kiểu bài nghị luận văn học với dạng bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Đặc điểm của kiểu bài này như thế nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu. 3.Nội dung bài dạy: NỘI DUNG BÀI GHI I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) VB: (SGK/61+62+63) a. Vấn đề nghị luận: Những đức tính cao đẹp của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ sa Pa của Nguyễn Thành Long.
  2. * Ghi nhớ: (SGK/63) II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 1. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) * 4 đề bài: (SGK/65) Đề 1. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đề 2. Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Đề 3. Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du. Đề 4. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. a. Những vấn đề nghị luận - Nhân vật. (đề 1-3) - Diễn biến cốt truyện. (đề 2) - Một vấn đề tư tưởng trong tác phẩm. (đề 4) b. Yêu cầu nghị luận - Suy nghĩ : là xuất phát từ sự cảm nhận, hiểu biết của mình để nêu nhận xét, đánh giá tác phẩm. - Phân tích : là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết, ) để lập luận và sau đó rút ra nhận xét, đánh giá. 2. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. a. Tìm hiểu đề và tìm ý - Kiểu bài : Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Vấn đề nghị luận : Tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước của ông Hai. - Yêu cầu nghị luận: Nêu suy nghĩ. - Tìm ý: (Đặt câu hỏi) + Đặc điểm nổi bật của ông Hai là gì? + Tình yêu làng, yêu nước được bộc lộ trong những tình huống nào? + Chi tiết nghệ thuật thể hiện tâm lí, cử chỉ, hành động, lời nói? + Thành công và vị trí của tác phẩm, tác giả b. Lập dàn bài 1. Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng của Kim Lân và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm. 2. Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. - Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện (đưa các luận cứ và phân tích, lập luận làm rõ). - Nghệ thuật xây dựng nhân vật (tình huống truyện, miêu tả, ngôn ngữ, ). 3. Kết bài : Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng hình tượng ông Hai. c. Viết bài : 1. Mở bài : (Theo nhiều cách khác nhau) - Đi từ khái quát đến cụ thể (từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật) :
  3. * Ghi nhớ : (SGK/68) III. LUYỆN TẬP Bài tập 1. Đoạn văn : (SGK/64) 1. Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn giữa cái sống – cái chết và vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc. 2. Câu văn mang luận điểm: Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lạo Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu. 3. Các ý kiến chính (luận cứ) + Suy nghĩ của lão Hạc giữa chọn cái sống hay cái chết + Cuối cùng, lão Hạc lại chọn cái chết + Lão âm thầm chuẩn bị cho cái chết + Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng và thăm thẳm. + Lão Hạc đã dùng cái chết của mình để cấy cái sống cho đứa con trai Cho thấy tình phụ tử thiêng liêng, nhân cách cao đẹp của lão Hạc. Bài tập 2. (SGK/68) Cho đề bài : Suy nghĩ của em về truyện ngắn «Lão Hạc» của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài. * Mở bài: Hình ảnh người nông dân là một đề tài lớn cho các nhà văn khai thác. Nếu như Ngô Tất Tố phản ánh số phận người nông dân trước nạn thuế thân trong tác phẩm Tắt đèn, thì Nam Cao lại đi sâu vào quá trình bị bần cùng hoá của người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc. Đọc truyện ngắn Lão Hạc, ta không khỏi xúc động, khâm phục tình phụ tử thiêng liêng mà còn cảm thông và thấu hiểu số phận, cuộc đời của người nông dân bị bần cùng trong xã hội phong kiến, thực dân qua ngòi bút kể chuyện tinh tế, đặc sắc của Nhà văn Nam Cao. * Thân bài: Cuộc đời lão Hạc thật bi thương. Nhưng giữa cuộc đời khốn khổ, lão Hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình. Lòng tự trọng của một người cha không cho phép lão tiêu vào mảnh vườn do người mẹ để lại cho đứa con. Lòng tự trọng của một con người không cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết cũng chẳng sướng gì hơn lão, càng không cho phép lão làm phiền luỵ đến bà con lối xóm. Lão biết họ đã khốn khổ lắm rồi, lão không thể là gánh nặng cho họ. Ý thức được điều đó một cách sâu sắc, lão Hạc đã nhịn ăn, dành tiền làm ma cho mình. Thật là một tấm lòng tự trọng, cao thượng và vị tha hiếm có! Ta nhận thấy ở lão Hạc một triết lí sống giản dị nhưng đẹp biết nhường nào. * Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới : - Coi lại các đề bài và các bước làm bài. - Học thuộc 2 ghi nhớ. - Hoàn thành các đoạn văn Mở bài và Thân bài. - Tự đọc và tự học bài Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (Sgk/68-69). - Chuẩn bị bài mới : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ