Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Mùa xuân nho nhỏ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
Giúp học sinh cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
2. Kĩ năng.
- Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hỉnh ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, đất nước, tự ý thức góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân bằng những việc làm thiết thực để cống hiến cho quê hương, đất nước
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_bai_mua_xuan_nho_nho.docx
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Mùa xuân nho nhỏ
- MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức. Giúp học sinh cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung. 2. Kĩ năng. - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hỉnh ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, đất nước, tự ý thức góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân bằng những việc làm thiết thực để cống hiến cho quê hương, đất nước III. CHUẨN BỊ - HS: Đọc văn bản và soạn bài theo những câu hỏi gợi ý của sgk - GV: Giáo án. Chân dung nhà thơ Thanh Hải, tư liệu về tác giả. Sưu tầm một số tranh ảnh về hình ảnh mùa xuân đất nước IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động khởi động: Cho học sinh xem một đoạn trong bài hát “Tự nguyện” Hoạt động hình thành kiến thức: I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980). - Quê Thừa Thiên Huế - Có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu chống Mĩ. 2.Tác phẩm 1
- Ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác: từ âm thanh tiếng chim (thính giác), đến giọt long lanh (thị giác) và đưa tay hứng (xúc giác) => Niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời lúc vào xuân. 2.Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người (khổ 2,3) Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao - Hình ảnh: người cầm súng (nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc), người ra đồng (nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng đất nước), lộc giắt đầy, lộc trải dài - Lộc: + Nghĩa thực: chồi non, lá mới (cành lá ngụy trang của người chiến sĩ, mầm mạ non xanh của người nông dân). + Nghĩa ẩn dụ: Sự sinh sôi, nẩy nở, sự mai mắn tốt lành (thành quả từ hai nhiệm vụ: hòa bình, ấm no, hạnh phúc) Sức sống xuân mạnh mẽ, căng tràn trên mọi miền đất nước. Điệp ngữ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao - Khí thế: hối hả, xôn xao -> Điệp ngữ, so sánh, hình ảnh biểu trưng Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đem đến sức sống cho mùa xuân đất nước. Đất nước bốn ngàn năm Đầy thăng trầm thử thách trong quá khứ Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Bất diệt, trường tồn trong hiện tại, tương lai 3
- 4. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế (khổ 6) Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. - Nam ai, Nam bình hai làn điệu dân ca xứ Huế (nền móng, bản sắc văn hóa dân tộc). - Nhịp phách tiền: Nhạc điệu rộn ràng, giai điệu cuộc sống mới, sức sống mới của dân tộc. => Yêu mến, tự hào, lạc quan, yêu cuộc sống. 5. Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/58 - MXNN là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. - Thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. IV. Luyện tập - Học thuộc lòng bài thơ. - Viết một đoạn văn cảm nhận khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ. - Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ? Trò chơi ô chữ: 1. Nguồn cảm hứng của tác giả về mùa xuân của thiên nhiên bắt nguồn từ đâu ? 2. Nhà thơ Thanh Hải thể hiện khát vọng gì qua bài thơ ? 3. Bài thơ thuộc thể thơ gì ? 5