Giáo án Chủ đề: Giao thông - Tuần 27: PTGT đường bộ

doc 28 trang BÁCH HẢI 17/06/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chủ đề: Giao thông - Tuần 27: PTGT đường bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_giao_thong_tuan_27_ptgt_duong_bo.doc

Nội dung text: Giáo án Chủ đề: Giao thông - Tuần 27: PTGT đường bộ

  1. CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG Tuần 27: PTGT đường bộ (Thời gian: Từ ngày 20 háng 03 đến ngày 24 tháng 03 năm 2023 Thứ hai ngày 20 tháng 03 năm 2023 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen với từ: Lá chuối, màu xanh, cuống lá I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Trẻ đọc các từ theo cô: Lá chuối, màu xanh, cuống lá - 3 tuổi: Trẻ đọc được các từ: Lá chuối, màu xanh, cuống lá - 4 tuổi: Trẻ đọc to, rõ ràng các từ: Lá chuối, màu xanh, cuống lá - 5 tuổi: Trẻ đọc to, rõ ràng, chính xác, mạch lạc, các từ: Lá chuối, màu xanh, cuống lá 2. Kỹ năng. - 2 tuổi: Trẻ có kỹ năng nói theo cô các từ: Lá chuối, màu xanh, cuống lá - 3 tuổi: Trẻ có kỹ năng đọc to rõ ràng các từ: Lá chuối, màu xanh, cuống lá - 4 tuổi: Trẻ có kỹ năng đọc to rõ ràng, kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho trẻ. - 5 tuổi: Trẻ nhớ tên các từ, đọc to, rõ ràng, chính xác các từ: Lá chuối, màu xanh, cuống lá. Sử dụng các từ trong giao tiếp hàng ngày. 3. Thái độ. - Trẻ có ý thức tham gia hoạt động - Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. Chuẩn bị. - Lá chuối, màu xanh, cuống lá (Vật thật) III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Làm quen từ: Lá chuối (lá tý) - Cô cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh đi ra sân - Trẻ hát và đi quan sát - Trước mặt các con là lá gì đây? - Lá chuối ạ - Lá chuối để làm gì? - Trẻ trả lời - Cô cho trẻ đọc từ: Lá chuối - Cả lớp nghe bạn đọc - Cô đọc từ cho trẻ nghe - Trẻ nghe cô đọc - Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc luôn phiên. - Trẻ đọc - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Màu xanh (màu uột) - Lá chuối có màu gì? - Màu xanh ạ - Lá chuối to hay nhỏ? - To ạ - Cô gọi trẻ đọc từ: Màu xanh - Cả lớp nghe - Cho cả lớp đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
  2. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ đọc còn ngọng - Trẻ nghe 3. Hoạt động 3: Làm quen từ: Cuống lá (Mọ lá) - Đây là gì? - Cuống lá ạ - Cô gọi trẻ đọc từ: Cuống lá - Cả lớp nghe - Cô đọc từ cho trẻ nghe - Trẻ nghe - Cho cả lớp đọc theo các hình thức: Theo tổ, - Trẻ đọc theo các hình nhóm, cá nhân. thức - Cô chú ý sửa sai cho trẻ còn ngọng. => Giáo dục trẻ: Trồng, chăm sóc và bảo vệ các - Trẻ nghe loại cây. - Cho trẻ đọc lại các từ vừa làm quen - Trẻ đọc lại các từ * Kết thúc: Cho trẻ chuyển hoạt động khác. - Trẻ vào lớp. B. HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VĐCB: Trèo qua ghế dài TC: Chuyền bóng I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Trẻ mạnh dạn khi tập, trẻ tập theo cô. - 3 tuổi: Trẻ tập được vận động cơ bản theo cô và các bạn. - 4 tuổi: Trẻ tập được vận động cơ bản. Trèo qua ghế dài. Trẻ hứng thú chơi trò chơi. Mèo và chim sẻ - 5 tuổi: Trẻ tập được vận động cơ bản. Trèo qua ghế dài, trẻ tập đúng động tác, nhớ tên trò chơi, chơi được trò chơi. 2. Kỹ năng - 2 tuổi: Trẻ có kĩ năng mạnh dạn, phát triển vận động cho trẻ - 3 tuổi: Trẻ có kĩ năng khéo léo của đôi chân cho trẻ - 4 tuổi: Trẻ khéo léo, chính xác khi thực hiện vận động. - 5 tuổi: Trẻ khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện vận động, trẻ kết hợp chân tay nhịp nhàng để thực hiện vận động cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ chăm tập thể dục để cho cơ thể mau lớn và khỏe mạnh, trẻ hứng thú tham gia tiết học, chơi đoàn kết với nhau. II. Chuẩn bị. - Đồ dùng: Sân tập sạch sẽ, vạch chuẩn, bóng, ghế dài - Nhạc có lời bài: Nhạc không lời bài cháu yêu cô chú công nhân III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp các kiểu đi - Khởi động theo hướng dẫn của theo hiệu lệnh của cô: Đi thường - đi mũi cô. chân - đi thường - đi gót chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm về
  3. thành 2 hàng ngang dãn cách đều. 2. Hoạt động 2: Trọng động. * Bài tập phát triển chung - Động tác tay: Hai tay đưa ra trước lên - 3 lần x 8 nhịp cao. - Động tác chân: Tay dang ngang khuỵu - 2 lần x 8 nhịp gối tay đưa ra trước. - Động tác bụng: Hai tay cao cúi gập người - 3 lần x 8 nhịp ngón tay chạm mu bàn chân. - Động tác bật: Bật tách khép chân. - 2 lần x 8 nhịp * VĐCB: Trèo qua ghế dài - Cô giới thiệu tên vận động - Trẻ nghe - Lần 1: Mời 1 trẻ lên tập - Trẻ lên tập - Lần 2: Cô tập kết hợp với phân tích động tác. - Trẻ quan sát cô làm mẫu Cô từ đầu hàng đứng ra trước vạch chuẩn bị, khi có hiệu lệnh thì 2 tay ôm giữ ghế áp - Trẻ lắng nghe và quan sát cô sát ngực, bụng xuống mặt ghế, từng chân tập. lần lượt đưa vắt qua ghế sau đó đứng dậy và đi về chỗ. - Cho cả lớp tập - Trẻ lên tập - 2 tổ tập thi đua nhau. - 2 tổ tập thi đua - Cô động viên, khuyến khích trẻ tập và chú ý sửa sai * Trò chơi: Chuyền bóng - Trẻ nói: Mình có gì đây? Bóng các bạn - Cá nhân trẻ trả lời liên tưởng đến trò chơi gì? - Trẻ nêu theo khả năng - Gợi ý cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi + Cách chơi: - Chia người chơi thành nhóm đứng thành các hàng với số lượng người chơi bằng nhau. Đặt bóng vào giỏ và để ở đầu của mỗi hàng. Một giỏ còn lại đặt ở cuối hàng. Khi có tiến hiệu “Bắt đầu” người chơi đầu hàng cầm một quả bóng lên, chuyền qua đầu cho người chơi đứng thứ hai, nhưng không được quay lại. Vừa chuyền bóng, người chơi cùng nhau hát bài hát theo nhịp. Lần lượt chuyền bóng tới người chơi cuối cùng. Khi người cuối cùng nhận bóng, sẽ đặt quả bằng vào giỏ đằng sau. + Luật chơi: Nếu người chơi làm rơi bóng, thì phải đưa lại cho người đầu tiên và thực hiện
  4. - Cô khái quát lại cách chơi, luật chơi chuyền lại bóng từ đầu. - Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. - Trẻ nghe - Cô bao quát động viên trẻ chơi tốt. - Trẻ chơi trò chơi. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng. - Trẻ đi nhẹ nhàng. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát: Cây đu đủ Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ tập nói theo cô từ cây đu đủ - 3 tuổi: Trẻ nói được tên của cây đu đủ, nhận xét được màu sắc của cây. - 4 tuổi: Trẻ nhớ tên gọi của cây, nêu được 1-2 đặc điểm của cây đu đủ. Chơi tốt trò chơi “Mèo và chim sẻ”. - 5 tuổi: Trẻ nhớ tên gọi của cây, nhận xét về màu sắc, nêu được 3-4 đặc điểm của cây đu đủ. Chơi được trò chơi “Mèo và chim sẻ”, chơi tự do với đồ chơi trên sân. 2. Kỹ năng: - 2 tuổi: Trẻ nói được theo cô từ cây đu đủ - 3 tuổi: Trẻ nói được tên gọi, màu sắc của cây - 4 tuổi: Trẻ chú ý quan sát nói được tên gọi của cây, nêu được 1 vài đặc điểm của cây theo khả năng của trẻ. - 5 tuổi: Trẻ có kỹ năng quan sát, nêu nhận xét, ngôn ngữ mạch lạc, phản ứng nhanh nhẹn với trò chơi. 3. Thái độ. - Trẻ biết về lợi ích của các loại cây xanh trong cuộc sống. Biết chăm sóc và bảo vệ cây để có nhiều cây ăn quả. II. Chuẩn bị - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, đồ chơi ngoài trời - Cây đu đủ để trẻ quan sát. Mũ mèo, chim sẻ để trẻ chơi trò chơi III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát: Cây đu đủ - Cô cùng trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” và đi ra sân. - Trẻ hát cùng cô. - Cô con mình vừa hát bài hát gì? - Trẻ trả lời - Bài hát nói về điều gì? - Bạn nhỏ thích trồng cây xanh ạ - Sân trường của chúng mình có những loại cây gì? - Trẻ quan sát, trả lời. - Cho trẻ kể tên các loại cây. - Trẻ kể - Trước mặt các con là cây gì đây? - Cây đu đủ ạ - TCTV: Cây đu đủ. - Trẻ đọc từ. - Cho trẻ quan sát và nêu nhận xét về cây đu đủ. - Trẻ nêu nhận xét. - Cây đu đủ gồm những phần nào? - Gồm: Gốc, thân, lá, hoa, quả
  5. + Thân cây như thế nào? - Thân cây to ạ + Lá cây đu đủ như thế nào? màu gì? - Lá to, màu xanh ạ + Hoa có màu gì? - Trẻ trả lời - Quả đu đủ khi chín có màu gì? - Màu vàng ạ - Quả chưa chín có màu gì? - Màu xanh ạ - Phần rễ cây có tác dụng gì? - Hút nước và chất dinh dưỡng - Trồng cây đu đủ để làm gì? - Trẻ trả lời - Ngoài cây đu đủ ra trên sân trường còn có - Trẻ kể: Cây sấu, cây vả.... những loại cây gì nữa? - Muốn cho cây luôn xanh tốt, có nhiều quả - Tưới nước, bón phân và chúng mình phải làm gì? chăm sóc hằng ngày. => Cô củng cố lại và giáo dục trẻ: Chăm sóc, bảo - Trẻ lắng nghe. vệ cây.... 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi - Trẻ chú ý - Gợi ý cho trẻ nêu nội dung cách chơi luật chơi - Trẻ nêu cách chơi + Cách chơi: Chọn một bạn làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3 - 4m. Các bạn khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. + Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn - Cô khái quát lại cách chơi và luật chơi - Trẻ nghe cô nói - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Trẻ chơi. - Cô khuyến khích, động viên trẻ chơi. Cô bao quát trẻ. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Chơi với lá cây, bóng, phấn, bập bênh. - Cho trẻ chơi tự do với Chơi với lá cây, bóng, phấn, - Trẻ chơi tự do với đồ chơi bập bênh. lá cây, bóng, phấn, bập bênh. - Cô nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với nhau. - Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi. * Kết thúc: - Cô nhận xét tiết học cho trẻ rửa tay vào lớp - Trẻ thực hiện
  6. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY 1. Tổng số trẻ đi học: 14/14 trẻ. Vắng: 0 2.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ - Đa số trẻ có sức khỏe tốt đi học đầy đủ. 2.2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi - Trẻ vui vẻ, thoải mái hào hứng tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn. 2.3. Kết quả đạt được về kiến thức và kĩ năng - Trẻ đọc được các từ to, rõ ràng - Trẻ thực hiện bài vận động cùng cô rất nhanh nhẹn - Trẻ quan sát thực hiện trải nghiệm cùng cô 3. Giải pháp thực hiện - Tăng cường tiếng việt cho trẻ mọi lúc, mọi nơi - Thường xuyên cho trẻ tập nhiều thể dục, chơi trò chơi - Cho trẻ quan sát nhiều loại thí nghiệm để nâng cao tính tích cực của trẻ - Cô chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương phong phú đa dạng để trẻ hứng thú tham gia hoạt động __________________________________ Thứ ba, ngày 21 tháng 03 năm 2023 A. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Làm quen các từ: Bắp ngô, cái cày, cái bừa I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - 2 tuổi: Trẻ đọc các từ theo cô: Bắp ngô, cái cày, cái bừa - 3 tuổi: Trẻ đọc được các từ: Bắp ngô, cái cày, cái bừa - 4 tuổi: Trẻ đọc to, rõ ràng các từ: Bắp ngô, cái cày, cái bừa - 5 tuổi: Trẻ đọc to, rõ ràng và không bị vấp các từ: Bắp ngô, cái cày, cái bừa 2. Kỹ năng. - 2 tuổi: Trẻ có kỹ năng đọc theo cô các từ: Bắp ngô, cái cày, cái bừa - 3 tuổi: Trẻ có kỹ năng đọc to rõ ràng các từ: Bắp ngô, cái cày, cái bừa - 4 tuổi: Trẻ có kỹ năng đọc to rõ ràng, kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho trẻ. - 5 tuổi: Trẻ nhớ tên các từ, đọc to, rõ ràng, chính xác các từ: Bắp ngô, cái cày, cái bừa. Sử dụng các từ trong giao tiếp hàng ngày. 3. Thái độ. - Trẻ giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, biết cất gọn gàng, sạch sẽ, đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị. - Bắp ngô, cái cày, cái bừa - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát III. Tổ chức hoạt động.
  7. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Làm quen với từ: Bắp ngô (Chi ly) - Cho trẻ quan sát bắp ngô? Đây là bắp gì? - Trẻ quan sát. Bắp ngô ạ - Bắp ngô để làm gì? - Trẻ trả lời - Cho trẻ đọc từ: Bắp ngô - Cả lớp nghe bạn đọc - Cô đọc lại từ cho trẻ nghe - Trẻ nghe cô đọc - Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc luân phiên. - Trẻ đọc theo các hình - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. thức 2. Hoạt động 2: Làm quen với từ: Cái cày (Ma thay) - Còn đây là cái gì? - Cái cày ạ - Cái cày dùng để làm gì? - Để đi cày ruộng ạ - Cô cho trẻ đọc từ: Cái cày - Trẻ nghe - Cô đọc từ: Cái cày cho trẻ nghe - Trẻ nghe - Cho cả lớp đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ đọc - Cô chú ý sửa sai cho trẻ đọc ngọng. - Trẻ nghe 3. Hoạt động 3: Làm quen với từ: Cái bừa (Ma ban) - Đây là cái gì? - Cái bừa ạ - Cô gọi trẻ đọc từ: Cái bừa - Cô đọc lại từ cho trẻ nghe - Cả lớp nghe - Cho cả lớp đọc theo các hình thức - Trẻ nghe - Cô chú ý sửa sai cho trẻ phát âm còn ngọng - Trẻ đọc theo các hình => Giáo dục trẻ: Giữ gìn và thường xuyên lau thức rửa đồ dùng để luôn sạch đẹp. * Kết thúc: - Cho trẻ đọc lại các từ - Trẻ đọc lại các từ - Nhận xét, khen trẻ. Chuyển hoạt động khác. - Trẻ vào lớp. B. HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 5 tuổi: Tách gộp đối tượng có số lượng là 9 2, 3, 4 tuổi: Hoạt động tạo hình với số 9 I Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - 2 tuổi: Trẻ tập di màu nghuệch ngoạc số 9 theo cô - 3 tuổi: Trẻ tô màu số 9, tô theo khả năng của trẻ - 4 tuổi: Trẻ bôi keo khéo léo gắn hột hạt để tạo được số 9. - 5 tuổi: Trẻ tách gộp nhóm có 9 đối tượng ra làm 2 phần bằng nhiều cách và gắn thẻ số tương ứng. Chơi được trò chơi 2. Kỹ năng. - 2 tuổi: Trẻ có kỹ năng cầm bút và di màu số 9 theo cô - 3 tuổi: Trẻ có kỹ năng tô màu số 9, tô không bị chờm ra ngoài - 4 tuổi: Trẻ bôi được keo, gắn hột hạt, tạo được số 9 theo khả năng của trẻ
  8. - 5 tuổi: Trẻ có kỹ năng đếm, đọc kết quả, tách gộp rõ ràng, trẻ khéo léo và nhanh nhẹn trong khi thực hiện. 3. Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn và cất đồ dùng, đồ chơi, có ý thức trong giờ học, biết giúp đỡ, đoàn kết với nhau. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Mỗi trẻ 9 củ lạc thẻ số từ 1- 9, keo, giấy, sáp màu, hột hạt - Một số đồ dùng xung quanh lớp có số lượng là 9 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng phù hợp III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ôn đếm, thêm bớt nhận biết nhóm có số lượng 9 - Thầy trẻ hát bài “Lớn lên cháu lái máy - Trẻ hát và đi cày” đi thăm cửa hàng của bác nông dân - Trong cửa hàng của bác có gì đây? - Trẻ kể - Có mấy cây hoa đây? Gắn thẻ số tương - Trẻ gắn ứng - Chúng mình đếm xem có mấy cây rau? - Trẻ đếm - Cô muốn có đủ 9 cây rau thì phải làm thế nào? - Trẻ trả lời - Đếm xem có mấy cây ngô nào? - Trẻ đếm - 9 cây ngô tương ứng với số mấy? - Số 9 => Giáo dục trẻ: Giữ gìn chăm sóc bảo vệ - Trẻ lắng nghe. cây rau, cây hoa, cây xanh. 2. Hoạt động 2: Tách gộp nhóm có 9 đối tượng * Trẻ 2, 3, 4 tuổi: Hoạt động tạo hình với - Trẻ trả lời số 9 - Cô sẽ chia lớp mình làm 2 nhóm, nhóm 1 là các bạn 5 tuổi sẽ sang bên góc trái, nhóm 2 các bạn 2, 3, 4 tuổi sẽ sang bên góc phải - Trẻ về nhóm của mình để cùng học với cô Hoàng nhé - 2 tuổi: Trẻ tập tô nghuệch ngoạc số 9 theo cô - 3 tuổi: Trẻ tô màu số 9 theo sự gợi ý của cô - 4 tuổi: Trẻ bôi keo và gắn hột hạt số 9 - Trẻ chú ý thực hiện - Cô bao quát hướng dẫn trẻ còn lúng túng * Trẻ 5 tuổi * trẻ cùng cô thực hiện. - Bác nông dân tặng lớp mình món quà gì? - Củ lạc và thẻ số ạ - Cho trẻ lấy bảng và rổ ra trước mặt - Trẻ thực hiện - Trong rổ có gì? - Cô cho trẻ xếp 9 củ lạc ra bảng. (Đếm và - Trẻ thực hiện gắn thẻ số) - Cô cho 1 trẻ lên chia, cả lớp chia cùng bên dưới - Trẻ thực hiện - Từ 9 củ lạc của các con, con hãy tách - Trẻ tách nhóm 1 củ lạc và 8 củ
  9. thành hai nhóm theo cách 1 và 8 lạc - Cô cho trẻ chia, chú ý sửa sai cho trẻ, cho trẻ đếm, gắn số tương ứng, và cất số 9 đi. - Cách thứ nhất 1 và 8 - Chúng mình vừa chia 9 củ lạc thành 2 phần theo cách nào nhỉ? - Gộp lại với nhau - Chúng mình đã vừa cùng cô chia 9 củ lạc thành 2 phần rồi vậy bây giờ cô giáo muốn có 9 củ lạc ở 1 nhóm thì chúng mình phải làm gì nhỉ? - Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ gộp số củ lạc lại, cho trẻ đếm và gắn số tương ứng, và cất số 1 và 8 đi. - Tách nhóm 2 củ lạc và 7 + Chúng mình sẽ cùng chia cách chia thứ 2, các con tách 9 củ lạc thành 2 phần, 1 nhóm có 2 và 1 nhóm có 7 - Gắn số vào từng nhóm - Cô cho trẻ tách, chú ý sửa sai cho trẻ, cho trẻ đếm, gắn số tương ứng, và cất số 9 đi. - Cách thứ 2: 2 và 7 - Chúng mình vừa chia 9 củ lạc thành 2 - Trẻ gộp lại phần theo cách nào nhỉ? - Tách nhóm 3 củ lạc và 6 - Cô cho trẻ gộp lại đếm và gắn số 9 + Chúng mình sẽ cùng chia cách chia thứ 3, các con tách 9 củ lạc thành 2 phần, 1 nhóm - Gắn số vào từng nhóm có 3 và 1 nhóm có 6 - Cô cho trẻ tách, chú ý sửa sai cho trẻ, cho - Cách thứ 3: 3 và 6 trẻ đếm, gắn số tương ứng, và cất số 9 đi. - Chúng mình vừa chia 9 củ lạc thành 2 - Trẻ gộp lại phần theo cách nào nhỉ? - Cô cho trẻ gộp lại đếm và gắn số 9 - Vừa rồi chúng mình đã được tách theo ba cách rồi vậy bây giờ chúng mình hãy cùng - Tách 2 nhóm, nhóm 1 có 4 củ chia cách chia thứ 4 nhé lạc, nhóm 2 có 5 củ lạc. - Cách thứ 4 cô và chúng mình sẽ tách 9 củ lạc thành 2 phần 1 nhóm có 4 củ lạc và 1 nhóm có 5 củ lạc chúng mình hãy nhanh tay tách nào. - Gắn số vào từng nhóm - Cô cho trẻ tách, chú ý sửa sai cho trẻ, cho - Trẻ gộp lại thành 9 củ lạc trẻ đếm, gắn số tương ứng, và cất số 9 đi. - 4 cách chia - Cho trẻ gộp lại đếm và gắn số 9 - Vừa rồi chúng mình đã được cùng cô chia 9 - Cách 1: 1 và 8 củ lạc thành hai phần theo mấy cách chia? Đó - Cách 2: 2 và 7 là những cách chia nào? (cô hỏi lại 1-2 trẻ) - Cách 3: 3 và 6 - Cách 4: 4 và 5 => Cô khái quát lại: Khi tách 9 đối tượng - Trẻ chú lắng nghe. thành 2 phần có 4 cách chia: - Cách 1: 1 và 8 - Cách 2: 2 và 7 - Cách 3: 3 và 6
  10. - Cách 4: 4 và 5 - Tuy các cách chia khác nhau nhưng gộp - Bằng 9 ạ lại đều bằng mấy? * Chia theo ý thích - Cô cho trẻ chia theo ý thích, cô quan sát - Trẻ chia theo ý thích. trẻ chia và động viên khuyến khích trẻ - Con chia theo cách nào? Nhóm có mấy và - Trẻ trả lời mấy? Bạn nào chia giống bạn? - Ngoài cách các bạn vừa chia bạn nào còn - Trẻ trả lời có cách chia khác các bạn không? - Cô chú ý quan sát trẻ chia * Trẻ chia theo yêu cầu + Cô cho trẻ chia theo cách 1 và 8 - Trẻ chia theo yêu cầu. - Cho trẻ gộp lại + Cô cho trẻ chia theo cách 2 và 7 - Trẻ gộp lại - Trẻ thực hiện + Cô cho trẻ chia theo cách 3 và 6 - Cho trẻ gộp lại + Cô cho trẻ chia theo cách 4 và 5 - Cho trẻ gộp lại + Liên hệ thực tế: Cho trẻ tìm đồ dùng xung - Trẻ tìm và thực hiện quanh lớp có số lượng là 8 và cho trẻ chia thành 2 phần theo ý thích của trẻ - Cô và cả lớp kiểm tra 3. Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập - Cho trẻ chơi trò chơi “đội nào nhanh nhất” - Trẻ lắng nghe. - Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội có số thành viên bằng nhau nhiệm vụ của mỗi đội - Nghe cô phổ biến trò chơi là sẽ phải nhảy qua con suối nhỏ đến chỗ có hàng có 9 hạt ngô và phải tách số hạt ngô ra theo các cách theo ý thích, thời gian chơi trong vòng 1 bản nhạc. - Luật chơi: Mỗi trẻ lên chỉ được tách 1 hàng quay về bạn tiếp theo lên, đội nào thực - Trẻ lắng nghe. hiện đúng và được nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc, đội thua sẽ phải hát 1 bài hát. - Cho trẻ chơi 2-3lần - Cô bao quát trẻ chơi - Trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ * Kết thúc: Cô nhận xét sau giờ học và - Trẻ nghe và ra ngoài chuyển hoạt động. C. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm: Nhặt lá, nhổ cỏ, vệ sinh sân trường Chơi tự do