Đề thi tuyển sinh Đại học môn Sinh học Khối B năm 2013 - Mã đề 527

Câu 2: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
A. (1), (4). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (1), (3).
Câu 3: Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
D. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái. 
pdf 7 trang minhlee 21/03/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Đại học môn Sinh học Khối B năm 2013 - Mã đề 527", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_dai_hoc_mon_sinh_hoc_khoi_b_nam_2013_ma_de.pdf
  • pdfDA_Sinh_B.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Đại học môn Sinh học Khối B năm 2013 - Mã đề 527

  1. Câu 19: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là A. 1/9. B. 3/16. C. 1/12. D. 1/36. Câu 20: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? A. Cỏ dại và lúa. B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. C. Tầm gửi và cây thân gỗ. D. Giun đũa và lợn. Câu 21: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua A. quá trình bài tiết các chất thải. B. quá trình sinh tổng hợp các chất. C. hoạt động quang hợp. D. hoạt động hô hấp. Câu 22: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân. B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong giảm phân. C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân. D. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ. Câu 23: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN. B. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. C. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. D. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. Câu 24: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ A. 18,75%. B. 6,25%. C. 31,25%. D. 75%. Câu 25: Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là A. 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1. B. 0,1AA + 0,6Aa + 0,3aa = 1. C. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1. D. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1. Câu 26: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108 Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là: A. I, III, IV, V. B. II, VI. C. I, III. D. I, II, III, V. Câu 27: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau: I Quy ước: 1 2 : Nam tóc quăn và không bị mù màu II : Nữ tóc quăn và không bị mù màu 3 4 5 6 7 8 : Nam tóc thẳng và bị mù màu III 9 10 11 ? 12 ` Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là A. 1/6. B. 1/8. C. 1/3. D. 4/9. Trang 3/7 - Mã đề thi 527
  2. Cho phép lai: AB De × AB de . Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới ab de ab de với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ A. 7,2%. B. 0,8%. C. 2%. D. 8%. Câu 38: Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệ A. 39/64. B. 25/64. C. 3/8. D. 1/4. Câu 39: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%; Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ A. 85,5%. B. 3,45%. C. 0,5%. D. 90,5%. Câu 40: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. B. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. C. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. II. PHẦN RIÊNG (10 câu) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (Phần A hoặc Phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống. B. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp. C. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. D. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Câu 42: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả: Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5 AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16 Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48 aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36 Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. đột biến. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối ngẫu nhiên. Câu 43: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là A. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. C. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng. D. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng. Câu 44: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. B. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. C. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân. D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li. Câu 45: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen (kí hiệu là cây M) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: Trang 5/7 - Mã đề thi 527
  3. Câu 55: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị được sử dụng trong việc A. tạo ra các dòng tế bào đơn bội, các dòng tế bào này có các kiểu gen khác nhau. B. tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen giống nhau từ một số giống ban đầu. C. tạo ra các đột biến ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành thể khảm. D. tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu. Câu 56: Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. B. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học. D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống. Câu 57: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng? A. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao. B. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao. C. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống. D. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp. Câu 58: Cho các thông tin: (1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không được tổng hợp. (2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin. (3) Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin. (4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng. Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là: A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 59: Trong công tác giống, người ta có thể dựa vào bản đồ di truyền để A. xác định mối quan hệ trội, lặn giữa các gen trên một nhiễm sắc thể. B. xác định thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên một gen. C. rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống. D. xác định độ thuần chủng của giống đang nghiên cứu. Câu 60: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. HẾT Trang 7/7 - Mã đề thi 527