Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học Khối B năm 2008 - Mã đề 502
Câu 2: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 3: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học
giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit
amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
A. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
B. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học
trong tự nhiên.
C. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái
Đất.
D. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con
đường tổng hợp sinh học.
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 3: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học
giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit
amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
A. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
B. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học
trong tự nhiên.
C. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái
Đất.
D. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con
đường tổng hợp sinh học.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học Khối B năm 2008 - Mã đề 502", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_dai_hoc_cao_dang_mon_sinh_hoc_khoi_b_nam_2.pdf
DA_Sinh_B.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học Khối B năm 2008 - Mã đề 502
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn thi: SINH HỌC, khối B ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút. (Đề thi có 07 trang) Mã đề thi 502 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (43 câu, từ câu 1 đến câu 43): Câu 1: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABb. Câu 2: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. Câu 3: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh: A. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. B. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên. C. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất. D. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. Câu 4: Cho sơ đồ phả hệ dưới đây, biết rằng alen a gây bệnh là lặn so với alen A không gây bệnh và không có đột biến xảy ra ở các cá thể trong phả hệ: I 1 2 : Nữ bình thường : Nam bình thường II : Nữ mắc bệnh : Nam mắc bệnh 1 2 34 5 6 III 1 Kiểu gen của những người: I1, II4, II5 và III1 lần lượt là: A. XAXA, XAXa, XaXa và XAXA. B. Aa, aa, Aa và Aa. C. aa, Aa, aa và Aa. D. XAXA, XAXa, XaXa và XAXa. Câu 5: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 56,25%. B. 18,75%. C. 37,5%. D. 3,75%. Câu 6: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam: A. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3. C. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. D. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. Trang 1/7 - Mã đề thi 502
- Câu 19: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là A. 375 và 745. B. 355 và 745. C. 370 và 730. D. 375 và 725. Câu 20: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: A. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. C. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền? A. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả. B. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. C. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp. D. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. Câu 22: Đột biến gen A. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. C. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. D. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. Câu 23: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là A. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên. B. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người. C. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa. D. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ. Câu 24: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. kiểu hình. B. kiểu gen. C. alen. D. nhiễm sắc thể. Câu 25: Hình thành loài mới A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. B. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. C. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá. D. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật. Câu 26: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội. C. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội. D. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. Câu 27: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? (1): ABCD EFGH → ABGFE DCH z z (2): ABCD EFGH → AD EFGBCH z z A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. D. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. Trang 3/7 - Mã đề thi 502
- Câu 37: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG HKM đã bị đột z biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG HKM. Dạng đột biến này z A. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. B. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. C. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Câu 38: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên A. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. B. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. C. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. D. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. Câu 39: Biến dị tổ hợp A. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ. B. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối. C. không làm xuất hiện kiểu hình mới. D. không phải là nguyên liệu của tiến hoá. Câu 40: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng? A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. Câu 41: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: A. 2n-2; 2n; 2n+2+1. B. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. C. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. D. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. Câu 42: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. B. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. C. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể. D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT. Câu 43: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là: A. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng. B. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau. C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. PHẦN RIÊNG ___ Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II ___ Phần I. Theo chương trình KHÔNG phân ban (7 câu, từ câu 44 đến câu 50): Câu 44: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. B. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. C. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Trang 5/7 - Mã đề thi 502
- Câu 55: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là A. 24%. B. 6%. C. 36%. D. 12%. Câu 56: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân huỷ. C. động vật ăn thực vật. D. động vật ăn thịt. Câu 57: Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là: A. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hoá vitamin ở động vật. B. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. C. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật. D. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật. HẾT Trang 7/7 - Mã đề thi 502