Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học Khối B năm 2008 - Mã đề 461

Câu 5: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit
loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số
nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt

A. 375 và 725. B. 355 và 745. C. 375 và 745. D. 370 và 730.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền?
A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.
B. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
C. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
D. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả. 
pdf 7 trang minhlee 21/03/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học Khối B năm 2008 - Mã đề 461", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_dai_hoc_cao_dang_mon_sinh_hoc_khoi_b_nam_2.pdf
  • pdfDA_Sinh_B.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học Khối B năm 2008 - Mã đề 461

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn thi: SINH HỌC, khối B ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút. (Đề thi có 07 trang) Mã đề thi 461 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (43 câu, từ câu 1 đến câu 43): Câu 1: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở A. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. B. số lượng cá thể và mật độ cá thể. C. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. D. tần số alen và tần số kiểu gen. Câu 2: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là A. 0,2A và 0,8a. B. 0,4A và 0,6a. C. 0,6A và 0,4a. D. 0,5A và 0,5a. Câu 3: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa. C. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. Câu 4: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là A. gây đột biến bằng sốc nhiệt. B. gây đột biến bằng cônsixin. C. lai hữu tính. D. chiếu xạ bằng tia X. Câu 5: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là A. 375 và 725. B. 355 và 745. C. 375 và 745. D. 370 và 730. Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền? A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp. B. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. C. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. D. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả. Câu 7: Thể song nhị bội A. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ. B. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính. C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào. D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ. Câu 8: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. kiểu gen. B. alen. C. kiểu hình. D. nhiễm sắc thể. Câu 9: Biến dị tổ hợp A. không phải là nguyên liệu của tiến hoá. B. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối. C. không làm xuất hiện kiểu hình mới. D. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ. Trang 1/7 - Mã đề thi 461
  2. Câu 19: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. Câu 20: Các giống cây trồng thuần chủng A. có năng suất cao nhưng kém ổn định. B. có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời. C. có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ. D. có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử. Câu 21: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là: A. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau. B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng. C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. Câu 22: Hình thành loài mới A. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá. B. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. C. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. D. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật. Câu 23: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là: A. Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện. B. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học. C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học. D. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi. Câu 24: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n-2; 2n; 2n+2+1. C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. Câu 25: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG HKM đã bị đột z biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG HKM. Dạng đột biến này z A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. B. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Câu 26: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng? A. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. Câu 27: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam: A. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3. B. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. Trang 3/7 - Mã đề thi 461
  3. C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. Câu 37: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là A. cách li địa lí. B. tập quán hoạt động. C. chọn lọc tự nhiên. D. cách li sinh thái. Câu 38: Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền A. là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. B. có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn. C. là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật. D. là phân tử ADN mạch thẳng. Câu 39: Cho sơ đồ phả hệ dưới đây, biết rằng alen a gây bệnh là lặn so với alen A không gây bệnh và không có đột biến xảy ra ở các cá thể trong phả hệ: I 1 2 : Nữ bình thường : Nam bình thường II : Nữ mắc bệnh : Nam mắc bệnh 1 2 34 5 6 III 1 Kiểu gen của những người: I1, II4, II5 và III1 lần lượt là: A. XAXA, XAXa, XaXa và XAXa. B. aa, Aa, aa và Aa. C. Aa, aa, Aa và Aa. D. XAXA, XAXa, XaXa và XAXA. Câu 40: Thể đa bội lẻ A. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. B. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. C. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội. D. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1. Câu 41: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%. Câu 42: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. C. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 43: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là A. 1. B. 6. C. 8. D. 3. PHẦN RIÊNG ___ Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II ___ Phần I. Theo chương trình KHÔNG phân ban (7 câu, từ câu 44 đến câu 50): A + G 1 Câu 44: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là = . Tỉ lệ này ở mạch T + X 2 bổ sung của phân tử ADN nói trên là A. 0,5. B. 0,2. C. 2,0. D. 5,0. Trang 5/7 - Mã đề thi 461
  4. Câu 55: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là A. 24%. B. 36%. C. 6%. D. 12%. Câu 56: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật A. tương tác giữa các gen không alen. B. liên kết gen. C. hoán vị gen. D. di truyền ngoài nhân. Câu 57: Trong một hệ sinh thái, A. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn. B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó. C. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình. D. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình. HẾT Trang 7/7 - Mã đề thi 461