Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 - Mã đề 947
Câu 3: Để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng loại khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Khí heli. B. Khí neon. C. Khí cacbon điôxit. D. Khí nitơ.
Câu 4: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài
cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
B. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
C. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
A. Khí heli. B. Khí neon. C. Khí cacbon điôxit. D. Khí nitơ.
Câu 4: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài
cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
B. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
C. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 - Mã đề 947", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_nam_2015_ma_de_947.pdf
da-sinh-qg2015.pdf
Nội dung text: Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 - Mã đề 947
- Câu 22: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào. B. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật. C. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. D. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. Câu 23: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. B. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao. D. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. Câu 24: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người: I 1 2 3 4 Quy ước: II : Nam không bị bệnh 5 6 7 8 9 10 11 12 13 : Nữ không bị bệnh III 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 : Nam bị bệnh IV : Nữ bị bệnh 24 25 26 Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. (2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. (3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. (4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 25: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình. (2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử. (3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. (4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 26: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0 ≤ Y ≤ 1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là: ⎛7Y ⎞ 7Y ⎛3Y ⎞ 3Y A. ⎜1− ⎟ cây hoa tím : cây hoa trắng. B. ⎜1− ⎟ cây hoa tím : cây hoa trắng. ⎝⎠16 16 ⎝⎠8 8 ⎛Y ⎞ Y ⎛15Y ⎞ 15Y C. ⎜1− ⎟ cây hoa tím : cây hoa trắng. D. ⎜1− ⎟ cây hoa tím : cây hoa trắng. ⎝⎠4 4 ⎝⎠32 32 Câu 27: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. B. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Trang 3/8 - Mã đề thi 947
- B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai. C. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng. D. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) đúng, (6) sai. AB D d Ab d Câu 33: Cho phép lai P: X X × X Y, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không ab aB mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ A. 32%. B. 28%. C. 46%. D. 22%. Câu 34: Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là A. 12%. B. 6%. C. 15%. D. 10%. Câu 35: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. B. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi. C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. D. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 36: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. M M A A n n a a c c B B D D b b Tế bào 1 Tế bào 2 Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. B. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. D. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội. Câu 37: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa A. giao tử (n - 1) với giao tử n. B. giao tử n với giao tử n. C. giao tử (n + 1) với giao tử n. D. giao tử n với giao tử 2n. Câu 38: Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình - nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao NO3 (a) nhiêu phát biểu đúng? (d) (c) (1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện. - Hợp chất hữu cơ N2 NO2 (2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa chứa nitơ (e) thực hiện. (b) (3) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitơ cung cấp NH+ cho cây sẽ giảm. 4 (4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định đạm thực hiện. Một số giai đoạn của chu trình nitơ Trang 5/8 - Mã đề thi 947
- Câu 45: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm 25%. B. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm 16%. C. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35 con lông xám : 1 con lông trắng. D. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 48%. Câu 46: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau: Tỉ lệ kiểu hình ở F (%) Phép lai Kiểu hình P 1 Đỏ Vàng Nâu Trắng 1 Cá thể mắt đỏ × cá thể mắt nâu 25 25 50 0 2 Cá thể mắt vàng × cá thể mắt vàng 0 75 0 25 Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể mắt nâu ở (P) của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở (P) của phép lai 2. Theo lí thuyết, kiểu hình của đời con có thể là A. 50% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt trắng. B. 25% cá thể mắt đỏ : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt trắng. C. 100% cá thể mắt nâu. D. 75% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng. Câu 47: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1? (1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ. (4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 48: Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau: Phép lai 1: (P) XAXA × XaY. Phép lai 2: (P) XaXa × XAY. Phép lai 3: (P) Dd × Dd. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P) có: (1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới. (2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn. (3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới. (4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 49: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên? (1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. (2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. (3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng. (4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Trang 7/8 - Mã đề thi 947