Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 - Mã đề 851
Câu 3: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu
trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?
A. Crômatit. B. Sợi cơ bản.
C. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). D. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).
Câu 4: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài
cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?
A. Crômatit. B. Sợi cơ bản.
C. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). D. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).
Câu 4: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài
cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 - Mã đề 851", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_nam_2015_ma_de_851.pdf
da-sinh-qg2015.pdf
Nội dung text: Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 - Mã đề 851
- Câu 20: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội: Cột A Cột B 1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình sắc thể thường giảm phân hình thành giao tử. 2. Các gen nằm trong tế bào chất b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. 3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng c. thường không được phân chia đồng đều cho của nhiễm sắc thể giới tính X các tế bào con trong quá trình phân bào. 4. Các alen thuộc các lôcut khác nhau trên d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá một nhiễm sắc thể trình giảm phân. 5. Các cặp alen thuộc các lôcut khác nhau e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau nhiều hơn ở giới đồng giao tử. Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng? A. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e. B. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a. C. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e. D. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. Câu 21: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0 ≤ Y ≤ 1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là: ⎛Y ⎞ Y ⎛15Y ⎞ 15Y A. ⎜1− ⎟ cây hoa tím : cây hoa trắng. B. ⎜1− ⎟ cây hoa tím : cây hoa trắng. ⎝⎠4 4 ⎝⎠32 32 ⎛7Y ⎞ 7Y ⎛3Y ⎞ 3Y C. ⎜1− ⎟ cây hoa tím : cây hoa trắng. D. ⎜1− ⎟ cây hoa tím : cây hoa trắng. ⎝⎠16 16 ⎝⎠8 8 Câu 22: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người: I 1 2 3 4 Quy ước: II : Nam không bị bệnh 5 6 7 8 9 10 11 12 13 : Nữ không bị bệnh III 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 : Nam bị bệnh IV : Nữ bị bệnh 24 25 26 Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. (2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. (3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. (4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 23: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên. B. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần. C. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ. D. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền. Câu 24: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai? A. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. Trang 3/8 - Mã đề thi 851
- Câu 32: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. M M A A n n a a c c B B D D b b Tế bào 1 Tế bào 2 Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội. B. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. C. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. Câu 33: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi. C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. Câu 34: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là A. 1/5. B. 1/8. C. 1/9. D. 1/7. AB D d Ab d Câu 35: Cho phép lai P: X X × X Y, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không ab aB mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ A. 22%. B. 28%. C. 32%. D. 46%. Câu 36: Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: D (1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. B (2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau. A E H (3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F. C (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi. F (5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm. Sơ đồ lưới thức ăn (6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. Phương án trả lời đúng là A. (1) sai, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai. B. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng. C. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) đúng, (6) sai. D. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai. Câu 37: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa A. giao tử (n + 1) với giao tử n. B. giao tử n với giao tử n. Trang 5/8 - Mã đề thi 851
- Câu 43: Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn con cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ A. 5/7. B. 2/3. C. 1/3. D. 3/5. Câu 44: Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n? A. 208. B. 224. C. 212. D. 128. Câu 45: Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau: - Mạch bổ sung 5’ ATG AAA GTG XAT XGA GTA TAA 3’ - Mạch mã gốc 3’ TAX TTT XAX GTA GXT XAT ATT 5’ Số thứ tự nuclêôtit trên mạch mã gốc 1 63 64 88 91 Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 46: Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị là 50%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa? (1) Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. (2) Tỉ lệ 3 : 1 (3) Tỉ lệ 1 : 1. (4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. (5) Tỉ lệ 1 : 2 : 1. (6) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 47: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm 25%. B. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 48%. C. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm 16%. D. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35 con lông xám : 1 con lông trắng. Câu 48: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên? (1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. (2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. Trang 7/8 - Mã đề thi 851