Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - Phạm Hữu Thoại (Có lời giải chi tiết)

Câu 32 (TH): Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì
A. có một chính đáng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. tập trung vào mục tiêu duy nhất là ruộng đất cho dân cày.
C. hình thành được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
D. tập trung vào kẻ thù trước mắt là phản động thuộc địa.
Câu 33 (VD): Một trong những đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. giành chính quyền ở nông thôn rồi tiến vào thành thị.
B. kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao.
C. lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thắng lợi.
D. diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu 
pdf 10 trang minhlee 20/03/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - Phạm Hữu Thoại (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_nam_2020_pham_huu.pdf

Nội dung text: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - Phạm Hữu Thoại (Có lời giải chi tiết)

  1. D. nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” đã hoàn thành. Câu 28 (NB): Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975- 1976 đã A. tạo cơ sở để Việt Nam gia nhập Liên bang Đông Dương. B. tạo ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc. C. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về kinh tế. D. đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành. Câu 29 (NB): Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972 A. là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây. B. đánh dấu nước Đức tái thống nhất sau nhiều thập kỉ chia cắt. C. dẫn đến sự xuất hiện của xu thế liên kết khu vực ở châu Âu. D. thúc đẩy nhanh sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Câu 30 (NB): Hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các cường quốc từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000 là A. tăng cường các cuộc chạy đua vũ trang. B. lôi kéo đồng minh vào các tổ chức quân sự. C. thành lập các tổ chức quân sự trên thế giới. D. xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Câu 31 (VD): Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927) đều A. lôi cuốn đông đảo công nông tham gia cách mạng. B. góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển. C. chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức trên cả nước. D. tăng cường huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. Câu 32 (TH): Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì A. có một chính đáng của giai cấp vô sản lãnh đạo. B. tập trung vào mục tiêu duy nhất là ruộng đất cho dân cày. C. hình thành được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. D. tập trung vào kẻ thù trước mắt là phản động thuộc địa. Câu 33 (VD): Một trong những đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. giành chính quyền ở nông thôn rồi tiến vào thành thị. B. kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao. C. lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thắng lợi. D. diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. Câu 34 (VD): Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm giống nhau nào sau đây? A. Giải phóng dân tộc bị áp bức. B. Góp phần chống chủ nghĩa phát xít. C. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột. D. Thành lập nhà nước công nông binh. Câu 35 (TH): Quân Anh và quân Trung Hoa dân quốc vào Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đều có hành động nào sau đây? A. Giúp Nhật khôi phục nền thống trị ở Việt Nam. B. Kí hòa ước với Chính phủ Việt Nam. C. Chống phá cách mạng Việt Nam. D. Chống lại Việt quốc, Việt cách. Câu 36 (NB): Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1953) xác định phương hướng chiến lược trong đồng - xuân 1953-1954 là tiến công vào những hướng A. có nhiều kho tàng của quân Pháp. B. lực lượng quân Pháp yếu nhất. C. tập trung cơ quan đầu não của Pháp. D. có tầm quan trọng về chiến lược. Câu 37 (VD): Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX chứng tỏ A. các văn thân, sĩ phu không còn khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào yêu nước. B. các trí thức phong kiến không thể tiếp thu hệ tư tưởng mới để đấu tranh giành độc lập. C. tư tưởng phong kiến không còn khả năng giải quyết những nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. D. kể từ đây, ngọn cờ lãnh đạo phong trào dân tộc chuyển hẳn sang tay giai cấp tư sản. 3
  2. sgk Lịch sử 12 trang 45 Giải chi tiết: Suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới. Câu 6: Đáp án D Phương pháp giải: sgk Lịch sử 12 trang 54 Giải chi tiết: Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. Câu 7: Đáp án A Phương pháp giải: sgk Lịch sử 12 trang 80 Giải chi tiết: Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp. Câu 8: Đáp án B Phương pháp giải: sgk Lịch sử 12 trang 84 Giải chi tiết: Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản. Câu 9: Đáp án B Phương pháp giải: sgk Lịch sử 12 trang 86 Giải chi tiết: Cuối tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm 7 thành viên. Câu 10: Đáp án C Phương pháp giải: sgk Lịch sử 12 trang 95 Giải chi tiết: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương. Từ phong trào, khối liên minh công nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng. Câu 11: Đáp án B Phương pháp giải: sgk Lịch sử 12 trang 100 Giải chi tiết: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 xác định: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Câu 12: Đáp án D Phương pháp giải: sgk Lịch sử 12 trang 104 Giải chi tiết: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. 5
  3. 4. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; 5. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1% GDP) nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế; 6. Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu, Câu 21: Đáp án D Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 85. Giải chi tiết: Khi mới thành lập (1927), Việt Nam Quốc dân đảng nếu chủ trương trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng. Câu 22: Đáp án D Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 98, suy luận. Giải chi tiết: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra khi Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền. Câu 23: Đáp án A Phương pháp giải: phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án B loại vì bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930 là từ Hội nghị TW 7/1936. - Đáp án C loại vì đấu tranh đòi dân sinh dân chủ là giai đoạn 1936 – 1939. - Đáp án D loại vì Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930 đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX. - Đáp án A đúng vì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5- 1941) đã khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng khi đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập ở mỗi nước 1 Mặt trận dân tộc thống nhất riêng để phù hợp với tình hình từng nước. Câu 24: Đáp án C Phương pháp giải: phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ ở những năm 90 của thế kỉ XX. - Đáp án B loại vì chỉ có Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. - Đáp án C đúng vì Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Đáp án D loại vì Mĩ đã can thiệp vào Đông Dương từ năm 1949. Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 169. Giải chi tiết: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965), Mĩ sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. Câu 26: Đáp án B Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 173. Giải chi tiết: Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam (1965-1968), Mĩ sử dụng chiến lược tìm diệt. 7
  4. Câu 34: Đáp án A Phương pháp giải: phân tích. Giải chi tiết: - Đáp án B loại vì cách mạng tháng Mười diễn ra chưa có chủ nghĩa phát xít. - Đáp án C loại vì đến giai đoạn 1954 – 1957 ta mới hoàn thành cải cách ruộng đất, xóa bỏ giai cấp bóc lột. - Đáp án D loại vì sau cách mạng tháng Mười ở Nga thành lập chính phủ công nông binh còn ở Việt Nam thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 35: Đáp án C Phương pháp giải: loại trừ. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì quân Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật. - Đáp án B loại vì quân Anh không kí hòa ước với ta. - Đáp án C đúng vì cả Anh và Trung Hoa Dân quốc đều chống phá cách mạng nước ta. - Đáp án D loại vì Việt quốc, Việt cách là tay sai của quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 36: Đáp án D Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 147. Giải chi tiết: Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1953) xác định phương hướng chiến lược trong đồng - xuân 1953-1954 là tiến công vào những hướng có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, từ đó, tạo cho ta điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực địch. Câu 37: Đáp án C Phương pháp giải: phân tích, chứng minh. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì các văn thân sĩ phu vẫn còn khả năng tổ chức, lãnh đạo phong trào yêu nước. Ví dụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. - Đáp án B loại vì Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là trí thức phong kiến, các ông vẫn tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản và là những nhân vật tiêu biểu của phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX. - Đáp án C đúng vì tư tưởng phong kiến không còn khả năng giải quyết những nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. Phong trào Cần vương chấm dứt, ngọn cờ phong kiến cũng chấm dứt. - Đáp án D loại vì giai cấp tư sản chưa bao giờ lãnh đao phong trào cách mạng ở Việt Nam mà họ chỉ đấu tranh để giành quyền lãnh đạo. Câu 38: Đáp án A Phương pháp giải: đánh giá, nhận xét. Giải chi tiết: Sự phân hóa chứng tỏ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bộc lộ hạn chế và không đủ sức lãnh đạo cách mạng nữa => cần thành lập 1 chính đảng vô sản ở Việt Nam. Câu 39: Đáp án B Phương pháp giải: so sánh. Giải chi tiết: - Đáp án A loại vì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5-1941) không chủ trương thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng để lãnh đạo cách mạng mỗi nước mà chỉ chủ trương thành lập wor mỗi nước 1 mặt trận thống nhất riêng. - Đáp án B đúng vì trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền là cách mạng ruộng đất – tức là đặt quyền lợi giai cấp công nông cao hơn quyền lợi dân tộc. Còn trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5-1941) xác định lúc này không đòi được 9