Đề thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 345 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ung Văn Khiêm

Câu 12. Cho 0,01 mol K2CO3 tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl. Thể tích khí CO2 thu được (đktc) là:

A. 0,448 lít                        B. 0,336 lít.                       C. 0,224 lít.                       D. 0,112 lít.

Câu 13. Phát biểu không đúng là

A. Thép là hợp kim Fe-C trong đó cacbon chiếm 0,01% - 2% khối lượng.

B. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

C. Kim loại sắt có tính nhiễm từ. 

D. CrO là một oxit lưỡng tính. 

doc 4 trang minhlee 20/03/2023 40
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 345 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ung Văn Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_345_nam_hoc_2018_2.doc
  • docĐÁP ÁN CHÍNH THỨC MÔN HÓA NĂM 2019.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 345 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ung Văn Khiêm

  1. TRƯỜNG: THPT UNG VĂN KHIÊM KỲ THI HỌC KỲ II NĂM 2018 -2019 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC, Khối 12 (đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Số báo danh: Mã đề: 345 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H =1, C =12, N =14, O =16, Na =23, Mg =24, Al =27,S =32, Cl =35,5, K =39, Ca =40, Cr =52, Fe =56, Cu=64, Ag =108, Ba =137 Câu 1. Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là A. 3,20 B. 3,84 C. 1,92 D. 0,64 Câu 2. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng nóng thu được 448 ml khí (đkc). Khối lượng sắt trong hỗn hợp là A. 0,520 gam. B. 0,560 gam. C. 0,065 gam. D. 1,015 gam. Câu 3. Phương trình hóa học nào sau đây thể hiện cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện? A. Ag2O + CO → 2Ag + CO2. B. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2. C. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2. D. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2. Câu 4. Dãy kim loại có tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Al, Mg, Na, K. B. K, Na, Mg, Al. C. Al, Na, K, Mg. D. K, Mg, Na, Al. Câu 5. Cho phản ứng: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O . Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là A. KMnO4 và FeSO4. B. KMnO4 và H2SO4. C. H2SO4 và FeSO4. D. FeSO4 và KMnO4. Câu 6. Để phân biệt dung dịch (NH4)2SO4 với dung dịch NH4Cl, người ta dùng dung dịch A. HCl. B. BaCl2. C. NaOH. D. KNO3. Câu 7. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. Cu(NO3)2 B. NaOH. C. H2SO4 loãng D. HNO3 đặc, nguội Câu 8. Trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1M bằng V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là A. 400. B. 300. C. 200. D. 100. Câu 9. Khi cho mẫu Na vào dung dịch Cu(NO3)2 có hiện tượng sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa . Khí sinh ra và kết tủa đó lần lượt là : A. NO, Cu(NO3)2. B. H2, Cu(OH)2. C. NO2, Cu2O. D. CO2, CuO. Câu 10. Trường hợp nào tạo ra hợp chất sắt (II) A. Fe tác dụng với AgNO3 dư B. Fe tác dụng với clo dư C. Fe tác dụng với HNO3 đặc, nóng dư D. Fe tác dụng với dung dịch HCl Mã đề: 345 Trang: 1
  2. Câu 23. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá. B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. C. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử. Câu 24. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. Fe B. Ba. C. K. D. Na. Câu 25. Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,87 B. 5,74 C. 6,82 D. 10,80 Câu 26. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là: A. Fe, Cu, Ag B. Al, Fe, Cr C. K, Mg, Al D. Na, Ca, Cu Câu 27. Kim loại dễ tác dụng với nước , với oxi trong không khí nên để bảo quản người ta ngâm nó chìm trong trong dầu hỏa . Kim loại đó là : A. Cu. B. Mg. C. Na. D. Al. Câu 28. Cho 26,2 gam hỗn hợp gồm Al2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H 2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là A. 46,2 gam. B. 50,2 gam. C. 74,2 gam. D. 66,2 gam. Câu 29. Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn ? A. Cho CrO3 vào H2O. B. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch HCl. C. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng. Câu 30. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại anot xảy ra A. sự oxi hoá ion Na+. B. sự khử ion Cl-. C. sự oxi hoá ion Cl-. D. sự khử ion Na+. Câu 31. Thạch cao nung dùng để tạc tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương. Công thức của thạch cao nung là A. Al2O3.2H2O B. CaSO4 C. CaSO4.2H2O D. CaSO4.1H2O Câu 32. Thêm NaOH dư vào dung dịch chứa 0,1 mol FeSO 4 được kết tủa. Lọc kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì được m gam chất rắn . Giá trị của m là : A. 7,2 gam. B. 8 gam. C. 10,7 gam. D. 16 gam. Câu 33. Hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, Tác nhân chủ yếu gây “Hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào sau đây? A. Oxi. B. Cacbon đioxit. C. Ozon. D. Nitơ. Mã đề: 345 Trang: 3